Hồn thiện cơng tác điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn theo yêu cầu thị trường lao động

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh thái bình (Trang 104 - 106)

của lao động nông thôn theo yêu cầu thị trường lao động

Hiện nay, nhu cầu học nghề của người lao động gồm nhiều đối tượng, nhiều lứa tuổi khác nhau với mong muốn được học những ngành, nghề sau này có cơ hội tìm kiếm việc làm với cơng việc ổn định, có mức thu nhập cao. Để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo nghề cho người lao động cần tích cực rà sốt, tìm hiểu nhu cầu đối tượng và lứa tuổi mong muốn học nghề, đồng thời cần phải nắm bắt rõ nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp trên địa bàn huyện nói riêng và thị trường lao động

nói chung. Từ đó, xây dựng chiếm lược đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng lao động của địa phương và đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động.

Đây được coi là một trong những giải pháp tiền đề, là cơ sở cho những giải pháp tiếp theo. Nhu cầu khảo sát có sát với thực tế thì việc xây dựng kế hoạch đào tạo mới phát huy đúng tác dụng. Để làm tốt công tác điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề của người lao động cần được tiến hành theo quy trình:

Thứ nhất, xác định yêu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực

bao gồm cơ cấu ngành nghề và trình độ.

- Cách thức tiến hành điều tra: được tiến hành hằng năm. Để làm cơ sở cho

việc xây dựng kế hoạch đào tạo nghề và giải quyết việc làm của tỉnh.

- Điều tra viên: là những người có chun mơn và kinh nghiệm tham gia các

cuộc điều tra, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình cơng tác và có khả năng vận động quần chúng, được huấn luyện về nghiệp vụ điều tra; Thực hiện điều tra theo đúng chương trình tập huấn; Nội dung thơng tin điều tra phải được ghi chép đúng và đầy đủ theo mẫu phiếu quy định; Có trách nhiệm về việc đảo bảo tính trung thực, chính xác của thơng tin, đảm bảo đúng tiến độ theo quy định.

- Đối tượng điều tra: Người lao động trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng chưa có việc làm trên địa bàn huyện, đặc biệt là người bị thu hồi đất nông nghiệp, người thuộc hộ gia đình chính sách, người có cơng với cách mạng, hộ nghèo, người tàn tật,...Đây chính là nguồn cung lao động cho thị trường lao động trong tương lai.

Nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện về số lượng, chất lượng, ngành nghề, trình độ của người lao động, chủ động liên hệ, tiếp xúc với các doanh nghiệp có dự án đầu tư thu hút lao động tại huyện để xác định nhu cầu lao động..... Đây chính là cầu của thị trường lao động trong tương lai.

Việc nắm chắc được yêu cầu của thị trường lao động cả về phần cung và phần cầu sẽ giúp cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thơn trên địa bàn tỉnh Thái Bình sát với thực tế hơn, đảm bảo số lượng và chất lượng lao động được đào tạo sẽ đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Thứ hai, phân tích, đánh giá nguồn lao động hiện có của địa phương so sánh

với yêu cầu về nhân lực của thị trường lao động. Từ đó xác định nhu cầu đào tạo nghề của địa phương trên cơ sở yêu cầu của thị trường lao động.

Việc phân tích, đánh giá nguồn lao động của địa phương sẽ chỉ ra được số lượng, chất lượng của nguồn lao động hiện nay. Trên cơ sở đó, so sánh với yêu cầu của thị trường lao động. Kết quả của việc so sánh sẽ chỉ ra sự mất cân đối giữa khả năng thực tế của địa phương với yêu cầu của thị trường lao động. Sự mất cân đối đó là do nhu cầu đào tạo không sát với nhu cầu sử dụng lao động. Một bộ phận người lao động sau khi học xong trình độ đại học, cao đẳng nhưng vẫn thất nghiệp, trong khi thị trường lao động lại đang cần những người thợ kỹ thuật có tay nghề. Bài tốn đặt ra là cần đào tạo nghề cho những người lao động đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng và chất lượng.

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh thái bình (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w