Đào tạo nghề với vài trò là nơi cung cấp sản phẩm lao động kỹ thuật qua đào tạo cần quan tâm thích đáng đến những xu hướng biến động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay những thay đổi của thị trường lao động kỹ thuật để dần phù hợp với quá trình CNH – HĐH. Do vậy, việc dự báo nhu cầu lao động cho các ngành cũng như xây dựng kế hoạch đào tạo những nghề cụ thể cho từng ngành, từng giai đoạn trên địa bàn tỉnh Thái Bình là hết sức cần thiết.
Cùng với xu hướng tăng lao động kỹ thuật về mặt số lượng, cơ cấu lao động theo ngành nghề cũng thay đổi (số lượng lao động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng mạnh, giảm dần số lao động trong khu vực nông nghiệp). Đồng thời, do sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ sản xuất ngày càng tiến bộ, hiện đại địi hỏi người lao động phải có trình độ cao hơn về chất lượng cũng như số lượng. Vì vậy, đào tạo nghề cho người lao động cần phải có kế hoạch vừa tập trung vừa linh hoạt để đổi mới đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong thời gian tới. Định hướng phát triển đào tạo nghề cho lao động nơng thơn ở tỉnh Thái Bình được xác định như sau:
Thứ nhất, trong kế hoạch phát triển đào tạo của từng đơn vị dạy nghề cần nghiên cứu và bám sát các quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển KT- XH của địa phương. Đây là những căn cứ quan trọng liên quan đến nhu cầu lao động về số lượng, chất lượng, loại hình ngành nghề, trình độ của lao động. Bởi vì, mỗi dự án, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp cần một số lượng lao động nhất định với một cơ cấu về trình đơ, kỹ năng và nghiệp vụ khác nhau. Từ đó, các cơ sở đào tạo cần phải thay đổi quan niệm: từ đào tạo các ngành nghề dựa vào thế mạnh của mình (cán bộ, giáo viên, cơ sở vật chất kỹ thuật...) sang đào tạo dựa trên các nhu cầu thực tế và những dự báo nhu cầu cơ cấu lao động trong tương lai. Có nhiều ngành cơ hội việc làm lớn nhưng đang được ưa thích đào tạo trong khi nhiều ngành khác thiếu lao động lại chưa được đào tạo đúng mức. Điều này khơng chỉ gây ra một sự lãng phí lớn trong đào tạo mà cịn gây lãng phí về nguồn nhân lực (đào tạo không phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động).
Thứ hai, trong các cơ sở đào tạo cần phải nghiên cứu, thay đổi linh hoạt các phương thức và hình thức đào tạo. Mỗi địa phương khác nhau sẽ áp dụng các hình
thức đào tạo nghề khác nhau. Trên cơ sở đó, đảm bảo việc liên kết với các doanh nghiệp cùng tham gia vào quá trình biên soạn nội dung, chương trình giảng dạy để đảm bảo người lao động sau khi được đào tạo nghề đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của thị trường lao động.
Thứ ba, các cơ sở đào tạo cần xây dựng kế hoạch đào tạo theo hướng ngắn hạn (3-6 tháng), dài hạn (1-3 năm) và đào tạo lại cho đội ngũ lao động hiện đang làm việc tại các cơ sở sản xuất. Đồng thời, các cơ sở đào tạo cần phải đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ giáo viên để nhanh chóng mở rộng quy mô đào tạo trên cơ sở đảm bảo chất lượng đào tạo. Những học viên sau khi kết thúc khóa học nghề sơ cấp nếu có nhu cầu có thể tiếp tục theo học tiếp trung cấp nghề, cao đẳng nghề.
Khuyến khích mọi thành phần tham gia vào đào tạo nghề khi đủ điều kiện, tăng cường truyền nghề nhất là nghề truyền thống. Đặc biệt, ưu tiên việc hướng dẫn ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất trong các lĩnh vực từ nông nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ…
Thứ tư, việc đào tạo nghề cũng phải tính đến xu hướng phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai. Người lao động không chỉ biết kỹ năng làm việc hiện tại mà phải có năng lực tự học, tự nghiên cứu để phát triển kỹ năng trong tương lai khi khoa học cơng nghệ mở rộng. Bên cạnh đó, người học phải được rèn luyện tư duy logic, phát triển vấn đề, ứng dụng lý luận vào thực tiễn. Khi quốc tế hố ngày càng trở nên sâu rộng thì người lao động cịn phải thành thạo cả ngoại ngữ, tin học… để có thể tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế ngồi những kiến thức, kỹ năng chun mơn.