động nơng thơn
Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nơng thơn nói chung và Đề án “Đào tạo nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010-2020” nói riêng đã được ban hành và triển khai đến tất cả ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, xã và đã đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên, kết quả thực hiện đề án còn nhiều hạn chế. Một trong những nguyên nhân là do nhận thức của một số lãnh đạo chính quyền, ban, ngành đoàn thể và nhất là bản thân người lao động về tầm quan trọng của đào tạo nghề còn hạn chế, còn nhiều biểu hiện thụ động, ỷ lại trong việc triển khai thực hiện Đề án. Hơn nữa, thanh niên nông thơn lại chưa coi trọng việc học nghề, cịn nặng tư tưởng “học Đại học mới là con đường duy nhất để lập nghiệp” kén nghề, chọn nghề. Để đào tạo nghề cho người lao động được triển khai ngày một sâu rộng và đạt được nhiều thành công cần phải triển khai một cách đồng bộ, cụ thể. Chính vì vậy, cơng tác tun truyền đóng vai trị quan trọng trong việc làm thay đổi nhận thức của người dân về học nghề, phải đánh thức nhu cầu học học nghề một cách thực sự như một khát vọng muốn lập nghiệp, làm giàu từ nghề nghiệp. Công tác tuyên truyền cần tập trung vào một số nội dung sau:
Tăng cường vai trị lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và chính quyền các cấp, phát huy vai trị của tổ chức đồn thể như Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nơng dân, Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh...trong việc triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề ở địa phương.
Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về đào tạo nghề, tư vấn học nghề, việc làm miễn phí, các chế độ ưu đãi và vận động các thành viên của các hội, ban, ngành đoàn thể tham gia học nghề.
Tuyên truyền các mơ hình, tổ chức đào tạo nghề điển hình, các gương lập nghiệp làm giàu sau khi tham gia các khóa học nghề của địa phương.
Để tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên tham gia học nghề, mỗi hội, ban, ngành, đồn thể phải xây dựng chương trình, nội dung tuyên truyền học viên tham gia học nghề, lập nghiệp, phát triển kinh tế thống nhất từ trung ương đến địa phương; chủ động kết hợp giữa các hoạt động của tổ chức mình với việc triển khai, tư vấn, tuyên truyền về nội dung, chế độ, chính sách của đào tạo nghề cho người lao động.
Xây dựng đội ngũ cán bộ tun truyền nhiệt tình, có hiểu biết sâu về quản lý đào tạo nghề, hiểu rõ về chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội và đào tạo nghề cho LĐNT ở địa phương. Khi thực hiện công việc cần tập trung tuyên truyền tư vấn đúng nội dung, đúng định hướng và hướng tới mục tiêu đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho LĐNT. Người cán bộ tuyên truyền, tư vấn ở cơ sở phải làm chuyển biến, thơi thúc đồn viên, hội viên tích cực tham gia học nghề, coi đó là quyền lợi và nghĩa vụ; phải trả lời, giải đáp kịp thời những thắc mắc về chế độ, chính sách khi tham gia học nghề. Mặt khác, cũng phải tư vấn cho người học nghề biết cách tổ chức sản xuất, kinh doanh, hướng dẫn, giúp đỡ họ trong việc vay vốn quỹ Quốc gia giải quyết việc làm; chia sẻ với họ về thành cơng và những khó khăn trên con đường lập nghiệp.
Để có đội ngũ tuyên truyền viên có kỹ năng, hoạt động có hiệu quả, các cấp ngành, đồn thể phải lựa chọn, tạo dựng, bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ thường xuyên cho họ. Bên cạnh đó, mỗi hội, ban, ngành đồn thể cần biểu dương, tôn vinh, khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân, tập thể có nhiều thành tích, đóng góp trong cơng tác tư vấn, tun truyền học nghề; Tổ chức giao lưu, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm giữa các tuyên truyền viên để họ có dịp học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
Trên cơ sở các thông tin tuyển sinh của các cơ sở ĐTN, các trường THPT và THCS tổ chức các giờ học tư vấn, định hướng cho học sinh cuối cấp những ngành nghề cần học và có thể tìm việc làm phù hợp với lực học và khả năng tài chính của gia đình mỗi học sinh.
Đối với các cơ sở đào tạo cần có các trang thơng tin trên Internet, ngồi ra duy trì và phát triển hình thức truyền thơng khác như qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua thông tin nội bộ của Ban Tuyên giáo huyện ủy phục vụ cho sinh hoạt chi bộ hàng tháng về các nội dung: chỉ tiêu đào tạo, tuyển sinh, ngành nghề đào tạo, các chế độ ưu đãi trong học tập... để mỗi đảng viên và mọi người dân có thể tiếp cận thơng tin một cách nhanh nhất, thuận lợi nhất