Nâng cao hiệu quả công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh thái bình (Trang 114 - 117)

Thanh tra, kiểm tra trong công tác ĐTN nhằm làm cho công tác này đảm bảo được trật tự kỹ cương, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật đối với ĐTN. Qua đó kịp thời đưa ra các giải pháp khi có sự vi phạm, sai sót, hay kịp nhân rộng các mơ hình hay, đề xuất khen thưởng các cá nhân, tập thể tích cực trong cơng tác ĐTN cho LĐNT. Nhà nước tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện luật pháp, quy định về ĐTN, phát huy vai trị của các tổ chức đồn thể, quần chúng, các hội nghề nghiệp trong việc giám sát các hoạt động ĐTN. Song song đó cần thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật về ĐTN, luật khiếu nại – tố cáo, phòng chống tham nhũng cho các cán bộ làm công tác quản lý, cơ sở ĐTN, người lao động tham gia học nghề.

Thường xuyên kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên cả về số lượng, cơ cấu chất lượng. Đây là điều kiện bắt buộc đối với việc cho phép thành lập và hoạt động đối với các cơ sở ĐTN. Thường xuyên thực hiện kiểm tra các hoạt động liên quan đến ĐTN cho LĐNT như kiểm tra nội dung giảng dạy, chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ nghề. Đặc biệt, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ ĐTN cần phải kiểm sốt chặt chẽ để tránh những tiêu cực xảy ra, đảm bảo cán bộ, giáo viên, người học được hưởng đúng và đủ các lợi ích.

Sau khi thực hiện cơng tác thanh tra, kiểm tra, cần tiến hành sơ kết, tổng kết nhằm phân tích, đánh giá đúng thực trạng, những thuận lợi, cũng như khó khăn trong cơng tác ĐTN và quản lý ĐTN cho LĐNT. Từ đó đề xuất các bước đi và giải pháp thích hợp.

KẾT LUẬN

Đào tạo nghề cho lao động nơng thơn là hoạt động hoạt động có vị trí, vai trị quan trọng đối với phát triển nguồn nhân lực, nâng cao tay nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giảm nghèo nhanh và bền vững, góp phần phát triển KT – XH của tỉnh Thái Bình.

Luận văn đã cố gắng xem xét, đánh giá vấn đề nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau hướng tới đạt được mục tiêu nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Về lý luận, luận văn đã xây dựng khung lý luận để nghiên cứu về quản lý đào tạo nghề cho LĐNT cấp tỉnh dựa trên tiếp cận chức năng quản lý bao gồm: Lập kế hoạch và chính sách đào tạo nghề; Tổ chức bộ máy quản lý ĐTN; Tổ chức thực hiện ĐTN cho LĐNT và giám sát, đánh giá tình hình ĐTN cho LĐNT. Khung lý luận này đã lấp “khoảng trống” mà các nghiên cứu đã công bố chưa thực hiện. Đồng thời là căn cứ để luận văn thực hiện nghiên cứu thực tiễn ở tỉnh Thái Bình.

Về thực tiễn, từ việc đánh giá thực trạng công tác quản lý ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh Thái Bình, luận văn đã chỉ ra những kết quả đạt được trong suốt quá trình thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nơng thơn ở tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010 – 2020 như: số lượng lao động nông thôn tham gia học nghề ngày càng tăng với nhiều đối tượng; nhận thức của người dân về học nghề đã có sự thay đổi rõ rệt trong những năm qua; mạng lưới cơ sở giáo dục đã dần ổn định và phát triển theo quy hoạch, cơ bản đáp ứng được yêu cầu đào tạo nghề ở các trình độ khác nhau; quy mơ, cấu trúc các ngành nghề đào tạo cơ bản phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, phù hợp với điều kiện học tập của người lao động; đội ngũ giáo viên được tăng lên hàng năm cả về số lượng và chất lượng; các cơ sở đào tạo nghề của tỉnh đã thực hiện chương trình giảng dạy, xây dựng chương trình và giáo trình đúng hướng dẫn của Sở Lao động, thương binh và xã hội, thực hiện giảng dạy theo đúng chương trình và giáo trình đã ban hành. Tuy nhiên, luận văn cũng tìm thấy những hạn chế của quản lý ĐNT cho LĐNT ở tỉnh Thái Bình là: cơng tác điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề của lao động nơng thơn cịn mang tính hình thức, chưa lấy yêu cầu của thị trường lao động làm căn cứ; việc quản lý đào tạo nghề cho lao động nơng thơn cịn chồng chéo; việc tuyên truyền về phát triển đào tạo nghề vẫn còn chưa đạt được hiệu

quả mong muốn; tổ chức đào tạo nghề trong tỉnh vẫn cịn nhiều hạn chế; cơng tác kiểm tra, giám sát đào tạo nghề vẫn chưa được thực hiện đúng mực.

- Để công tác quản lý ĐTN cho LĐNT đạt được mục tiêu đã đề ra, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết hạn chế đó cho tỉnh Thái Bình trong giai đoạn tới. Các giải pháp bao gồm: (1) Hồn thiện cơng tác điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn theo yêu cầu thị trường lao động; (2) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông tin về đào tạo nghề cho lao động nơng thơn; (3) Hồn thiện bộ máy quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn; (4) Đổi mới tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn; (5) Nâng cao hiệu quả công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát. Các giải pháp tuy mang tính độc lập tương đối về khả năng, phát huy tác dụng ở từng thời điểm, điều kiện cụ thể nhưng lại có mối quan hệ, tác động qua lại, hỗ trợ, gắn kết với nhau. Việc phát huy tác dụng của các giải pháp trên phụ thuộc vào sự vận dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt, đồng bộ một cách hợp lý vào thực tiễn công tác quản lý ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Luận văn được thực hiện với sự cố gắng của bản thân tác giả và mong muốn góp phần vào đẩy mạnh công tác quản lý ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu hữu ích cho cơng tác quản lý ĐTN cho LĐNT, đồng thời cũng góp phần vào sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực, phục vụ tốt yêu cầu CNH – HĐH của tỉnh./.

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh thái bình (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w