1.2.5.1. Nhân tố khách quan
* Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở địa phương
Mỗi địa phương đều có những điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội khác nhau. Ở đâu phát triển mạnh về kinh tế, có nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, làng nghề truyền thống phát triển thì ở đó có nhu cầu về lao động lớn, ngành nghề đa dạng địi hỏi trình độ tay nghề của người lao động cao hơn các địa phương khác, số lượng ngành nghề cần được đào tạo cũng nhiều hơn, phong phú hơn. Ở địa phương nào sản xuất thuần nơng, ở đó nhu cầu đào tạo nghề phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tăng. Nơi nào chính quyền địa phương có những chủ trương đúng, có chính sách ưu đãi cho cơng tác đào tạo nghề và tạo việc làm cho người lao động sau đào tạo nghề thì ở đó cơng tác đào tạo nghề được phát triển.
* Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế
Trong điều kiện tồn cầu hố, mức độ hội nhập của mỗi địa phương có tác động trong việc thay đổi kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và ở khu vực nơng thơn nói riêng. Hội nhập kinh tế không chỉ giúp mở rộng thị trường cho các hàng hoá, dịch vụ được sản xuất ở khu vực nơng thơn mà cịn giúp đa dạng hố đầu vào và tạo điều kiện cho các chủ thể trong kinh tế nông thôn được tiếp cận với tri thức hiện đại bao gồm: kinh nghiệm quản lý, cách thức tổ chức sản xuất, khoa học công nghệ hiện đại trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như tăng hàm lượng giá trị cho các sản phẩm đầu ra. Tuy nhiên, ảnh hưởng tiêu cực của hội nhập kinh tế là cạnh tranh gia
tăng sẽ làm cho thị trường ở những địa phương có năng lực sản xuất thấp càng trở nên khó khăn hơn. Nhiều mặt trái khác của hội nhập cũng có thể diễn ra nếu khơng được kiểm soát kịp thời. Kinh tế nông thôn phát triển tạo điều kiện cho nhiều ngành nghề, nhiều việc làm ra đời. Điều này ảnh hưởng mạnh mẽ tới cơng tác đào tạo nghề nói chung và chính sách đào tạo nghề cho lao động nơng thơn nói riêng.
* Sự tham gia của các thành phần kinh tế trong kinh tế nông thôn
Càng nhiều thành phần kinh tế tham gia vào khu vực sản xuất nông thơn thì tính chun mơn hố càng được đẩy mạnh, từ đó nền sản xuất hàng hố càng trở nên sâu sắc. Đặc biệt, khi số lượng các doanh nghiệp tham gia vào kinh tế nông thôn tăng lên, lượng vốn đầu tư cũng như sản xuất quy mô lớn sẽ được đẩy mạnh, đồng thời sản xuất nơng nghiệp cao cũng có điều kiện phát triển. Các doanh nghiệp cũng sẽ tham gia sâu vào quá trình phân phối và mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm sản xuất tại khu vực nông thơn, tác động tới q trình sản xuất, thay đổi tư duy của các hộ gia đình làm tăng năng suất lao động, cải thiện chất lượng sản phẩm. Từ đó, kinh tế nơng thơn cũng được phát triển. Điều này tác động khiến cho nhu cầu đào tạo nghề cho LĐNT ngày càng cao.
1.2.4.2. Nhân tố chủ quan
* Chính sách của nhà nước và địa phương về đào tạo nghề cho lao động nơng thơn
Chính phủ ln quan tâm đến đào tạo nghề cho LĐNT bởi đây là lực lượng lao động lớn ở Việt Nam lại khá phức tạp, chịu ảnh hưởng sâu sắc của chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Các chính sách của Nhà nước và địa phương hướng tới mục tiêu cải thiện chất lượng nguồn nhân lực vùng nông thôn, giải quyết các vấn đề khó khăn trong đào tạo nghề cũng như kết nối yêu cầu thực tiễn của các ngành nghề ở địa phương với năng lực nguồn nhân lực hiện có.
Các chính sách của Nhà nước và địa phương có tác động tích cực tới cơng tác đào tạo nghề và quản lý đào tạo nghề cho LĐNT bởi những chính sách này đều theo hướng hỗ trợ, giúp quản lý đào tạo nghề ở địa phương được thống nhất, dễ dàng thực hiện, tháo gỡ khó khăn. Các chính sách này được thể hiện trong văn bản Luật, các quy định ở các văn bản pháp quy, các đề án, dự án phát triển đào tạo nghề. Bên cạnh đó, những chính sách hỗ trợ đối với cơ sở đào tạo nghề, nâng cao chất lượng giáo viên, hỗ
trợ học phí cho người học, cơng nhận năng lực đào tạo nghề… Tất cả những chính sách này đều giúp cho các địa phương quản lý tốt hơn đào tạo nghề cho LĐNT.
* Trình độ của lao động nơng thơn
Trình độ văn hố, học vấn, các kiến thức, kỹ năng sản xuất, tư duy kinh tế của các chủ thể có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế nông thôn. Năng lực sản xuất của các chủ thể trong nền kinh tế quyết định tốc độ phát triển kinh tế nông thôn thông qua việc tăng năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sự sáng tạo của các chủ thể kinh tế trên địa bàn nông thơn. Trình độ nhận thức cũng quyết định việc LĐNT có tham gia đào tạo nghề hay khơng để tăng giá trị sức lao động của mình cũng như tạo thu nhập và có thêm cơ hội việc làm cho bản thân. Trình độ người lao động ở khu vực nơng thơn thấp thì nhu cầu tham gia đào tạo nghề càng nhiều khi kinh tế nông thôn phát triển.
1.3. Kinh nghiệm quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại một sốtỉnh ở Việt Nam