3.2.3.1. Tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm cho lao động nông thôn
Để người lao động hiểu rõ tầm quan trọng của ĐTN cũng như các chính sách của nhà nước, địa phương về ĐTN, Sở Lao động, Thương binh và xã hội của tỉnh Thái Bình sẽ triển khai cho các huyện xây dựng kế hoạch tổ chức truyền thông tuyên truyền công tác việc làm, dạy nghề cho lao động nông thôn hàng năm. Cụ thể: Hàng năm, các hoạt động tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, của Nhà nước về công tác dạy nghề cho LĐNT được triển khai thường xuyên. Qua 5 năm các hoạt động tuyên truyền về đào tạo nghề đã tăng đột biến trên các mặt như: số lượng tin bài trên hệ thống truyền thanh, số lượng sản phẩm phát hành đã tăng hơn 300% so với giai đoạn 2010 - 2015; hình thức được triển khai đa dạng.
- Nội dung tuyên truyền: tầm quan trọng của phát triển dạy nghề, của việc học nghề đối với công cuộc CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nơng thơn mới; các chính sách, chế độ đối với người lao động tham gia học nghề và sau học nghề; trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, của DN và của toàn xã hội đối với việc phát triển dạy nghề.
- Các hình thức đã triển khai: Cơng tác tun truyền được đa dạng hóa như thơng qua các chuyên mục, bài phát thanh, các bản tin nội bộ của Ban tuyên giáo
Huyện ủy, các Nghị quyết, Chương trình hành động của cấp ủy, chính quyền các cấp; Thơng qua các hội nghị truyền thông hàng năm do các ngành chức năng của huyện tổ chức. Qua đó làm chuyển biến nhận thức của người lao động về việc học nghề, tạo cho người lao động nhận thấy tác dụng của công tác học nghề trong giai đoạn mới.
- Tổ chức phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về dạy nghề cho LĐNT tới người dân như Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Đề án ĐTN cho LĐNT tỉnh Thái Bình và kế hoạch đào tạo nghề cho LĐNT ở các huyện;
- Tuyên truyền, tập huấn kiến thức quản lý đào tạo nghề cho lãnh đạo và công chức chuyên môn các xã trên địa bàn huyện - đây là lực lượng nịng cốt cho cơng tác đào tạo nghề trên địa bàn các xã.
Các hình thức tuyên truyền đa dạng với các đối tượng khác nhau. Cụ thể:
- Phối hợp với Đài truyền thanh - truyền hình huyện, các cơ sở tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn của huyện, các đồn thể Hội nơng dân, Hội phụ, Đoàn thanh niên của huyện và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền về các chính sách và tư vấn học nghề cho lao động nông thôn trên phương tiện thông tin đại chúng của huyện, xã, thôn, để nhân dân nắm bắt được chính sách của Đảng và Nhà nước về cơng tác đào tạo nghề, các cơ sở dạy nghề có uy tín, các Doanh nghiệp, Cơng ty có nhu cầu tuyển dụng lao động các nghề sau đào tạo tới người học, thơng báo các lớp đào tạo, loại hình, thời gian, thu nhập sau đào tạo để người lao động lựa chọn và đăng ký tham gia học nghề;
+ Phát tờ rơi cho các xã, thị trấn và các cơ sở trường học để tuyên truyền về công tác đào tạo nghề.
- Phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong và ngoài huyện thực hiện tư vấn nghề cho học sinh khối lớp 9 và lớp 12 các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn huyện.
+ Phối hợp với các đồn thể như Hội nơng dân huyện, Hội phụ nữ huyện, Huyện Đoàn thanh niên huyện tuyên truyền tập huấn về công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện, tổ chức mở lớp tập huấn đối tượng là trưởng thơn bản, Chủ tịch, phó chủ tịch Hội nơng dân xã.
Thông qua cơng tác tun truyền, phổ biến chính sách người lao động đã hiểu được quyền và nghĩa vụ khi tham gia học nghề, vì vậy quy mô đào tạo nghề tăng dần qua các năm, người lao động ý thức được trách nhiệm của mình khi tham gia học tập, nên chất lượng đào tạo cũng được nâng cao.
- Dành một chuyên mục riêng trên trang web của tỉnh www.thaibinh.gov.vn để
đưa thông tin về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
3.2.3.2. Tổ chức mạng lưới cơ sở giáo dục
Tỉnh Thái Bình đã phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nghề cho LĐNT như sau: Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề, trong đó chú trọng phát triển các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn (cơ sở dạy nghề công lập, tư thục, cơ sở dạy nghề tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, nông lâm trường, vùng chuyên canh, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các cơ sở dạy nghề tiểu thủ công mỹ nghệ) theo nghề và cấp trình độ đào tạo đến năm 2020:
- Hồn thành việc thành lập mới trung tâm dạy nghề ở các huyện chưa có trung tâm dạy nghề vào năm 2009 và hồn thành việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thiết bị vào năm 2013;
- Hỗ trợ đầu tư phát triển các trường trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ ở các tỉnh tập trung nhiều làng nghề truyền thống;
- Đầu tư nâng cao năng lực của các trung tâm dạy nghề công lập huyện đã được thụ hưởng Dự án 7 nhưng ở mức thấp;
- Hỗ trợ kinh phí mua sắm thiết bị dạy nghề cho trung tâm giáo dục thường xuyên ở những huyện chưa có trung tâm dạy nghề để tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn;
- Đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề theo hướng khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn; thu hút các cơ sở dạy nghề tư thục, các cơ sở giáo dục (trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp), các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tham gia hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn.
Cho đến nay, mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được củng cố, phát triển. Đến nay trên địa bàn tỉnh có 27 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gồm 04 trường cao đẳng (01 trường của trung ương); 05 trường trung cấp (01 trường của trung ương) và 18 trung tâm (12 trung tâm công lập, 06 trung tâm tư thục). 8/8 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đã có Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên trực thuộc. Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã hình thành và phát triển theo quy hoạch cơ bản đáp ứng được nhu cầu đào tạo cả 3 cấp trình độ (Cao đẳng, Trung cấp và Sơ cấp, ngắn hạn). Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tích cực đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo theo hướng hiện đại và phù hợp với thực tiễn. Thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo, trong đó chú trọng đào tạo ngắn hạn, đào tạo nghề gắn với truyền nghề cho người lao động.
Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị các cơ sở ngày càng được đầu tư, nâng cấp hiệu quả, góp phần tăng quy mơ đào tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy nghề. Chính sách về dạy nghề được đổi mới. Chất lượng đào tạo từng bước được nâng lên, hình thức và phương pháp đào tạo ngày càng đa dạng theo hướng gắn với nhu cầu người học, nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và của nền kinh tế. Đã xây dựng được nhiều mơ hình dạy nghề cho lao động nơng thơn có hiệu quả, phù hợp với thực tế phát triển kinh tế ở từng địa phương, đem lại việc làm bền vững cho người lao động.
3.2.3.3. Xây dựng đội ngũ giáo viên dạy nghề và quản lý đào tạo * Đội ngũ quản lý dạy nghề
Tại Sở Lao động, Thương binh và xã hội, UBND tỉnh Thái Bình đã bố trí một chun viên chun trách quản lý công tác đào tạo nghề của tỉnh. Theo Quyết định 1956/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, mỗi huyện cũng bố trí 01 biên chế phụ trách đào tạo nghề cho lao động nơng thơn (thuộc phịng Lao động – Thương binh và Xã hội). Đối với cấp xã chỉ có một cơng chức thực hiện vụ của ngành Lao động - TB&XH ở địa phương, nhưng phải đảm nhiệm quá nhiều công việc. Đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề cấp huyện và cấp xã vừa thiếu về số lượng và hạn chế về chuyên môn quản lý, không phải là cán bộ quản lý chuyên trách, đội ngũ này phải phụ trách nhiều lĩnh vực của ngành nên việc tập trung cho công tác quản lý nhà nước về dạy nghề còn hạn chế. Mặc dù đã được tham gia một số khóa tập huấn về nghiệp vụ quản lý dạy nghề, tuy nhiên năng lực quản lý vẫn chưa có sự chuyển biến rõ rệt. Do vậy đã
ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham mưu cho huyện xây dựng kế hoạch đào tạo; tổ chức điều tra, dự báo nhu cầu đào tạo và sử dụng lao động qua ĐTN; chỉ đạo, định hướng các cơ sở ĐTN; hướng dẫn các đơn vị ĐTN có sự liên kết với các đơn vị sử dụng lao động qua đào tạo...
Đội ngũ cán bộ quản lý của các cơ sở ĐTN là một trong những yếu tố quan trọng, có vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng ĐTN. Trong những năm qua, được sự quan tâm, bố trí kinh phí bồi dưỡng theo hướng chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp giáo dục trong ĐTN nên số cán bộ quản lý này đã dần được cải thiện về số lượng và chất lượng đào tạo. Đội ngũ cán bộ quản lý có sự thay đổi nhanh chóng về số lượng, tăng từ 121 người năm 2017 lên đến 238 người năm 2019 và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cũng đã dần được nâng cao ở các cấp trình độ đào tạo từ cơng nhân kỹ thuật đến bậc cao hơn là đại học, thạc sỹ.
* Bố trí giáo viên dạy nghề
Năm 2020, số lượng giáo viên tham gia đào tạo nghề trong tồn tỉnh là 921 người (trong đó có 657 giáo viên cơ hữu và 264 giáo viên thỉnh giảng). Số giáo viên được chia vào các trường Cao đẳng, Trung cấp và các Trung tâm dạy nghề của tỉnh.
Nguồn: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình, 2020
Hình 3.3. Trình độ của giáo viên dạy nghề tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017- 2020
Theo thống kê về giáo viên đào tạo nghề của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình, tổng số giáo viên dạy nghề năm 2017 là 884 người, năm 2018 tăng lên là 893 người, năm 2019 là 920 người và năm 2020 là 921 người. Như vậy, số lượng giáo viên cũng tăng lên theo quy mô đào tạo của tỉnh. Năm 2017, số giáo viên có trình độ Sau đại học là 97 người, trình độ đại học là 565 người, trình độ Cao đẳng
0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 2017 2018 2019 2020 97 107 165 167 565 598 607 615 176 151 119 114 46 37 29 25 884 893 920 921
là 176 người nhưng đến năm 2018, cơ cấu trình độ có sự thay đổi tích cực. Số lượng có trình độ sau đại học tăng lên là 107 người, đại học là 598 người. Trong khi đó, số giáo viên có trình độ cao đẳng giảm cịn 151 người. Năm 2019, số giáo viên có trình độ Sau đại học tiếp tục tăng lên là 165 người, trình độ Đại học là 607 người, trình độ Cao đẳng giảm xuống cịn 119 người và khác chỉ cịn 29 người. Năm 2020, giáo viên có trình độ đại học tăng một chút là 615 người, sau đại học là 167 người, cao đẳng giảm cịn 114 người. Có thể thấy, tỉnh Thái Bình đã nỗ lực cải thiện chất lượng đào tạo nghề cho lao động nơng thơn thơng qua nâng cao trình độ của giáo viên rất tích cực.
Riêng năm 2020, trong số các giảng viên sau Đại học, 13,91% (tương đương 128 người) là giảng viên ở trường Cao đẳng, 3,04% ở các trường Trung cấp nghề (tương đương 28 người), còn lại 9 người ở các trung tâm dạy nghề (sơ cấp hoặc ngắn hạn). Như vậy, số giáo viên dạy nghề trình độ cao tập trung chủ yếu ở các trường Cao đẳng. Phần lớn các hệ đào tạo khác giáo viên ở trình độ Đại học hoặc Cao đẳng chuyên nghiệp.
Nguồn: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình, 2020
Hình 3.4. Tỷ lệ giáo viên trình độ Sau đại học ở các cơ sở dạy nghề tỉnh Thái Bình năm 2020
Tỷ lệ giáo viên dạy nghề có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm nghề khá cao trong các trường đào tạo dài hạn. 80,8% số giáo viên ở các trường Cao đẳng đã được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm nghề trong khi con số đó ở trường Trung cấp nghề là 71,2% năm 2020. Có 78,4% giáo viên đào tạo nghề được đào tạo, bồi dưỡng đúng chuyên ngành. Cao đẳng 13,91% Trung cấp 3,04% Sơ cấp và ngắn hạn 0,98%