Thái Bình
Thái Bình theo hướng tích cực. Sự chuyển dịch đó có sự đóng góp của cơng tác đào tạo nghề cho LĐNT và ngược lại sự phát triển các khu, cụm công nghiệp, các làng nghề, nhất là các ngành nghề mới cũng đặt ra những yêu cầu mới đối với công tác đào tạo nghề.
Hàng năm, vào tháng 12, Cục Thống kê Thái Bình lập kế hoạch và thực hiện điều tra lao động việc làm trên địa bàn tỉnh cho năm tới. Việc điều tra không chỉ thu thập thơng tin về tình trạng tham gia thị trường lao động của những người từ 15 tuổi trở lên đang sống trong tỉnh mà còn xác định nhu cầu đào tạo nghề của người lao động ở địa phương. Phạm vi điều tra tiến hành trên toàn tỉnh với 216 địa bàn, chia thành 12 kỳ. Sở Lao động Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sát; lập mẫu biểu và tổ chức tập huấn phương pháp điều tra tới cán bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp huyện, xã. Ban chỉ đạo huyện, thành phố xây dựng kế hoạch điều tra của huyện, tổ chức tập huấn phương pháp điều tra cho cán bộ thôn, tổ dân phố; tổ chức cuộc điều tra, tổng hợp kết quả báo cáo về ban chỉ đạo tỉnh. Phòng dân số văn xã sẽ chịu trách nhiệm tổng hợp nhanh số liệu điều tra theo biểu của Vụ Dân số lao động, Tổng cục Thống kê biên soạn nội dung, thiết kế và quy định. Phòng Dân số Cục thống kê cấp huyện sẽ cập nhật bảng kê và nộp lên tỉnh.
Nguồn: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình, 2019
Hình 3.2. Nhu cầu học nghề của lao động nơng thơn tỉnh Thái Bình năm 2019
Cao đẳng nghề; 9,70% Trung cấp nghề; 18% Sơ cấp nghề; 28,60% Học nghề dưới 3 tháng; 43,70%