25,7% chỉ dạy thực hành. Phần lớn giáo viên (chiếm 58,7%) sẽ dạy tích hợp cả lý thuyết và thực hành. Một bộ phận giáo viên còn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Nguồn: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình, 2020
Hình 3.5. Tỷ lệ giáo viên chuyện mơn ở các cơ sở dạy nghề tỉnh Thái Bình
Mặc dù thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng ĐTN nhưng kỹ năng dạy của một bộ phận giáo viên ĐTN còn hạn chế, nhất là ở tuyến huyện, do trang thiết bị ĐTN nếu so với thực tế cơng nghệ thì cịn lạc hậu. Một bộ phận giáo viên dạy thực hành còn thiếu kinh nghiệm sản xuất thực tế, khả năng tiếp cận, làm chủ cơng nghệ, kỹ thuật mới cịn hạn chế do các trang thiết bị mới chậm được đầu tư.
Số lượng giáo viên có chứng chỉ tiếng Anh từ trình độ A trở lên khá lớn. 81% giáo viên ở các trường Cao đẳng và 65% ở các trường Trung cấp có chứng chỉ tiếng Anh từ A trở lên. Tuy nhiên, số người đạt trình độ từ C hoặc cử nhân ở trường Cao đẳng chỉ chiếm 23% và ở các trường Trung cấp chiếm 11%. 80% số lượng giáo viên dạy nghề có chứng chỉ tin học A nhưng ở trình độ C hoặc cử nhân chỉ đạt 13%. Trên thực tế, khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ và tin học cịn ít.
Thời gian qua, Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân đã ban hành nhiều chính sách nhằm thu hút giáo viên đào tạo nghề của tỉnh. Đồng thời, huy động những người có điều kiện tham gia đào tạo nghề cho lao động nơng thơn gồm: những người có trình độ chun mơn từ trung cấp trở lên, lao động có tay nghề cao làm việc trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và các trung tâm khuyến nông – lâm – ngư; người thợ giỏi được cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh trở lên phong tặng danh hiệu nghệ nhân; nông dân sản xuất giỏi,…
Giáo viên dạy lý thuyết; 15,60%
Giáo viên dạy thực hành;
25,70%Giáo viên dạy Giáo viên dạy
tích hợp; 58,70%
UBND tỉnh cũng đã xây dựng các tiêu chuẩn, chế độ, cơ chế đãi ngộ phù hợp để thu hút những người giỏi, có năng lực giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức, những người có năng lực đang cơng tác tại các cơ quan, đơn vị tham gia giảng dạy theo chế độ kiêm chức.
Cán bộ quản lý theo dõi công tác đào tạo nghề cấp huyện đã bước đầu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý đào tạo nghề ở từng địa phương. Tuy nhiên, do đa số là cán bộ trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm nên cơng tác quản lý, nhất là xây dựng kế hoạch, tổ chức đặt hàng đào tạo nghề cịn gặp nhiều khó khăn.
* Bồi dưỡng giáo viên dạy nghề
Để đảm bảo chất lượng đào tạo nghề cho lao động nơng thơn của tỉnh. UBND tỉnh Thái Bình thường xuyên chỉ đạo các cơ sở đào tạo nghề trong tỉnh phải ln rà sốt đội ngũ giáo viên, khuyến khích giáo viên tự học tập nâng cao trình độ. Bên cạnh đó, mỗi năm tỉnh đều mở những lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên dạy nghề như lớp nghiệp vụ sư phạm nghề, lớp huấn luyện cập nhật kỹ thuật cơng nghệ mới.
Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo nghề ln bằng nhiều hình thức động viên, khuyến khích đội ngũ giáo viên nhiệt tình, năng động, có trách nhiệm cao trong giảng dạy, không ngừng học tập nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, thực hiện tốt mục tiêu chất lượng dạy nghề do UBND tỉnh qui định.
Bên cạnh những điểm mạnh trên, đội ngũ giáo viên của các cơ sở dạy nghề tỉnh Thái Bình vẫn cịn một số tồn tại, hạn chế sau:
- Việc nghiên cứu, áp dụng những thành tựu KHCN vào cải tiến phương pháp giảng dạy và giáo dục học sinh chưa được nhân rộng nhiều và đều khắp ở các giáo viên.
- Việc thâm nhập thực tế chủ yếu thông qua các đợt thực tập, thực tế của học viên và tham gia các hội thảo chuyên ngành, nhưng chưa tổ chức thường xuyên.
3.2.3.4. Xây dựng giáo trình, chương trình dạy nghề * Xây dựng chương trình dạy nghề
Dù chương trình dạy học ở cấp độ vĩ mơ hay vi mơ thì đều có 5 yếu tố cơ bản của hoạt động dạy học là mục tiêu dạy học của chương trình, nội dung dạy học, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học; quy trình kế hoạch triển khai; đánh giá kết quả.
Tùy vào tình hình thực tế, nhu cầu đào tạo nghề, xác định mục tiêu cụ thể của từng chương trình dạy nghề.
Để xác định nội dung đào tạo nghề cho lao động nơng thơn, các cấp chính quyền địa phương dựa vào kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh ban hành, trên cơ sở đó sẽ xác định được nội dung đào tạo. Các cơ sở đào tạo có trách nhiệm đào tạo theo kế hoạch của địa phương, khi đó có thể đảm bảo được quá trình đào tạo nghề cho lao động nơng thơn gắn với mục tiêu sử dụng.
Nguyên tắc cơ bản cho việc xác định nội dung đào tạo là:
- UBND tỉnh triển khai xuống các huyện và tiếp tục xuống các xã. Trong mỗi xã sẽ có đặc trưng riêng về làng nghề, điều kiện phát triển kinh tế để xác định cụ thể nội dung dạy nghề cho lao động nơng thơn. Trong mỗi chương trình nên chia ra nhiều học phần khác nhau, lao động nơng thơn có thể lựa chọn theo học tồn chương trình hoặc học từng phần riêng biệt, khi học xong cần cấp chứng chỉ về nghề nghiệp cho lao động nông thôn.
- Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nơng - lâm - ngư xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề cho lao động nơng thơn. Ngồi ra, cần có sự tham gia của lao động nơng thơn trong q trình xây dựng chương trình đào tạo. Thơng qua việc tiếp xúc tìm hiểu nhu cầu học nghề của lao động nơng thơn, các nhà hoạch định nội dung chương trình sẽ biết được người lao động nơng thơn cần gì, khả năng thu nhận và tư vấn cho họ trong việc lựa chọn, xác định nghề cần học.
- Nội dung dạy nghề cho lao động nông thôn phải gắn với chiến lược phát triển kinh tế của vùng, của địa phương, với mục tiêu phân bố lại lao động nông thôn cũng như với khoa học công nghệ cao. Hai nội dung quan trọng của cơng nghiệp hóa hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn phải được cụ thể hóa từng bước trong các chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn.
Triển khai thực tế, các cơ sở dạy nghề tại tỉnh Thái Bình ln khơng ngừng nghiên cứu, bổ sung, đổi mới chương trình để theo kịp với sự thay đổi của tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Đối với hệ Trung cấp nghề, các cơ sở dạy nghề sử dụng Chương trình khung do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban
hành. Riêng chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 03 tháng, các cơ sở dạy nghề áp dụng các chương trình dạy nghề phi nơng nghiệp do Tổng cục Dạy nghề ban hành, chương trình dạy nghề nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn ban hành. Những nghề khơng có tên trong danh mục do Tổng cục dạy nghề, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn ban hành thì các cơ sở dạy nghề tự xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề theo quy định tại Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Với việc xây dựng và ban hành danh mục nghề đào tạo, định mức chi phí đào tạo, chương trình, giáo trình đào tạo đã tạo điều kiện thống nhất về các nghề đào tạo cũng như yêu cầu chung về nội dung kiến thức, kỹ năng, định mức chi phí đào tạo từng nghề để các cơ sở dạy nghề có căn cứu tổ chức các lớp đào tạo nghề. Các chương trình đào tạo được xây dựng chuẩn hóa, trong đó có những nội dung cho phép được điều chỉnh, bổ sung linh hoạt cho phù hợp với thực tế sản xuất, đối tượng người học cũng như yếu tố vùng miền ở từng địa phương. Qua đó, đóng góp quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo, giúp lao động nơng thơn có thể áp dụng tốt các kiến thức và kỹ năng nghề được học vào thực tế làm việc, sản xuất.
Trên cơ sở các chương trình khung trình độ trung cấp nghề và hướng dẫn xây dựng chương trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành, các cơ sở đào tạo nghề đã xây dựng, biên soạn, bổ sung và chỉnh sửa để đưa ra được các chương trình đảm bảo đúng yêu cầu đào tạo và đáp ứng được nhu cầu của người học, đồng thời luôn được bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với sự thay đổi của tiến bộ khoa học kỹ thuật và cơng nghệ sản xuất.
Về Giáo trình, tài liệu học tập: Tài liệu viết cho các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn được viết ngắn, từ ngữ đơn giản phù hợp với ngôn ngữ địa phương, dễ hiểu dễ nhớ kèm theo các tranh, ví dụ minh họa và các nội dung được trình bày theo trật tự của một quy trình cơng việc. Giáo trình trình bày đẹp, nhỏ, tiện lợi cho học viên sử dụng hàng ngày.
Về thời gian của khóa học:
Các chương trình/ khóa học nên thực hiện trọn vẹn một quy trình, chu kỳ sinh trưởng và phát triển...Nếu chương trình khóa học hay chun đề có nội dung lớn được chia nhỏ thành các Module và được tổ chức học theo một trật tự logic với thời gian dài
hơn, kết thúc mỗi module, người học đem những kết quả học được áp dụng vào thực tế cơng việc, từ đó sẽ thấy được những điều thiếu cần phải được bổ sung để đề xuất, bổ sung cho nội dung học tập của giai đoạn học tiếp theo.
Về quy mô lớp học đào tạo nghề:
Để đảm bảo chất lượng dạy và học, và phát huy khả năng tham gia của người học trong quá trình trao đổi kinh nghiệm, kiến thức mỗi lớp học chỉ được tổ chức từ 25-30 học viên.
Đối với nhóm học viên làm việc trong lĩnh vực nơng nghiệp thì cần lựa chọn những chương trình học nâng cao năng suất lao động bằng cách thức sản xuất hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Tổ chức các lớp học vào thời gian nơng nhàn. Có thể hiện hiện đào tạo theo hình thức vừa học, vừa làm, thực hành ngay trên ruộng mà học viên đang làm việc. Đối với khoá học về kỹ thuật chăn ni, ni trồng thì dựa vào chu kỳ sinh trưởng của cây hoặc vật nuôi để tổ chức lớp học để thực hành theo đúng quá trình sản xuất.
* Lựa chọn hình thức đào tạo nghề
Đào tạo ngắn hạn: Đào tạo ngắn hạn phù hợp hơn với LĐNT bởi họ cần thời gian học nhanh, có thể làm được việc ngay để tìm kiếm việc làm hoặc tăng thu nhập cho gia đình. Hình thức này hiện nay được nhiều lao động lựa chọn vì ngồi thời gian linh hoạt, có thể từ vài ngày đến vài tháng tùy theo nghề đào tạo cịn có nhiều ngành nghề cho họ có thể lựa chọn phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình. Tuy nhiên, đào tạo ngắn hạn cũng có những mặt hạn chế nhất định. Hạn chế của hình thức này hiện nay là quy mô đào tạo nhỏ, do các trang thiết bị dạy và học nghề ở các cơ sở dạy nghề, đặc biệt là trung tâm dạy nghề cịn thơ sơ, thiếu đồng bộ.
Đào tạo dài hạn: Hình thức này được áp dụng ở tỉnh (tại các trường Cao đẳng, Trung cấp nghề), thời gian kéo dài từ 18 – 36 tháng tùy theo đối tượng tuyển sinh. Với thời gian học, lao động được đào tạo dưới hình thức này sẽ được học tập một cách bài bản, chuyên sâu hơn để nâng cao tay nghề và có chun mơn vững vàng. Đào tạo dài hạn là một biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động, đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước, khu vực và thế giới. Tuy nhiên, nó hạn chế lượng đầu vào và chưa thực sự phù hợp với bộ phận lao động nông thôn do thời gian học dài và ngành nghề đào tạo ít. Với những người tốt nghiệp THCS hoặc THPT
khơng có điều kiện tham gia học Đại học sẽ phù hợp với quá trình đào tạo của hình thức này. Đối tượng này có năng lực tiếp thu nhanh, có tính cơ động cao trong q trình học nghề và tìm kiếm việc làm sau khi học nghề.
Tuy nhiên, quy mơ đào tạo hiện nay theo hình thức này cịn nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của bộ phận lao động thanh niên của địa phương. Một bộ phận lao động nơng thơn có nhu cầu nhưng do điều kiện thời gian, kinh phí nên khơng theo học được. Hình thức này nếu khơng có sự đầu tư kinh phí, ưu tiên cho bộ phận lao động nơng thơn, lao động nghèo... thì sẽ có một bộ phận không nhỏ lao động nông thôn không tiếp cận được.
Theo thống kê thì đào tạo ngắn hạn là hình thức được các học viên lựa chọn nhiều tại Thái Bình.
Hình thức liên kết đào tạo: Những năm qua, trung tâm dạy nghề đã chủ động phối hợp với các trường trên địa bàn tỉnh; các doanh nghiệp ngay tại địa phương thành lập các lớp dạy nghề. Với hình thức liên kết đào tạo đã đáp ứng được một bộ phận lớn nhu cầu của người học. Tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình, phần lớn sau khi vào cơng ty người lao động sẽ được đào tạo lại hoặc đào tạo mới.
Truyền nghề: đây là hình thức dạy nghề phổ biến và được áp dụng rộng rãi tại các làng nghề nói chung và tại Thái Bình nói riêng. Đây là hình thức đào tạo được áp dụng tại các hộ gia đình, cơ sở sản xuất ngành nghề nơng thơn tại các huyện, các xã. Hình thức này có ưu điểm là khơng tốn kém, người học nghề khơng phải đi xa, ngồi ra còn giữ lại được nghề truyền thống của địa phương.
Chương trình Hỗ trợ kinh phí (chương trình 1956 hoặc hỗ trợ của địa phương). Với hình thức đào tạo này, người lao động sẽ ngân sách nhà nước, địa phương chi trả tồn bộ hoặc một phần kinh phí đào tạo, các lớp đào tạo được mở ra với số lượng học viên và kinh phí cho phép.
Hình thức dạy nghề lưu động: từ khi Đề án 1956 đi vào triển khai đến nay, hình thức dạy nghề lưu động càng phát huy được hiệu quả. Các TTDN đã phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện đào tạo các nghề phi nông nghiệp như: đan mây tre, may công nghiệp, các nghề truyền thống của địa phương,...
Qua nghiên cứu cho thấy, những năm qua các cơ sở dạy nghề đã chủ động mở rộng các hình thức đào tạo nghề nhằm thu hút được người học, đặc biệt đối tượng là
những lao động nông thơn. Các hình thức này đang được triển khai tương đối linh hoạt về thời gian và trình độ. Tuy nhiên, xác định được các hình thức dạy nghề phù hợp với đối tượng và điều kiện tình hình cụ thể của địa phương là vấn đề cần quan tâm và giải quyết sớm. Cần tiến hành kiểm tra, xem xét hình thức nào đang triển khai phù hợp cần tiếp tục nhân rộng, hình thức nào chưa thực sự phù hợp thì cần nghiên cứu, tìm biện pháp khắc phục. Đặc biệt cần quan tâm xem các địa phương khác đang triển khai hình thức đào tạo có hiệu quả có phù hợp với điều kiện cụ thể của Thái Bình thì cần triển khai trong thời gian tới. Giải quyết tốt các vấn đề trên không chỉ giúp cho bộ phận lao động nông thôn của tỉnh được học nghề mà cịn có cơ hội tìm kiếm được