Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh thái bình (Trang 40 - 42)

Nam Định đã thực hiện quản lý đào tạo nghề với nhiều hoạt động khá bài bản. Đối với người học, lao động nông thơn học nghề được hỗ trợ chi phí đào tạo theo quy định tại các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh: Quyết định số 12/2011/QĐ-UBND ngày 20 tháng 5 năm 2011 Quy định mức hỗ trợ kinh phí dạy nghề cho lao động nơng thôn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 20/2016/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2016 quy định mức chi phí đào tạo và mức hỗ trợ chi phí đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Hà Nam; Lao động nông thôn sau học nghề được ưu tiên tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng tại địa phương theo quy định; được giúp tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc giải quyết việc làm sau học nghề. Các chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, nhà giáo được thực hiện đầy đủ, kịp thời theo quy định.

Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh đều chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tiến hành khảo sát, xác định nhu cầu đào tạo nghề của lao động nơng thơn theo từng nghề và cấp trình độ đào tạo, đồng thời yêu cầu các đơn vị rà soát, đề xuất bổ sung danh mục ngành, nghề đào tạo cho lao động nơng thơn; mức chi phí, thời gian đào tạo đối với từng nghề, đảm bảo phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và yêu cầu của thị trường lao động. Đến nay, tỉnh đã phê duyệt danh mục 42 nghề đào tạo ngắn hạn cho lao động nông thôn (bao gồm 14 nghề nông nghiệp, 28 nghề phi nông nghiệp); đồng thời ban hành quy định mức chi phí đào tạo và mức hỗ trợ chi phí đào tạo đối với từng ngành nghề. Cùng với đó trong giai đoạn 2010 - 2015, các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đã sử dụng chương trình đào tạo các nghề do Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành để tổ chức đào tạo nghề cho lao động nơng thơn, đồng thời thường xun rà sốt, cập nhật, điều chỉnh hàng năm. Giai đoạn 2016 - 2020, các cơ sở đào tạo đã chủ động xây dựng, ban hành chương trình, giáo trình 21 nghề đào tạo cho lao động nơng thôn, bao gồm 09 nghề nông nghiệp và 12 nghề phi nông nghiệp. Giai đoạn 2010 - 2020, các cơ sở đào tạo nghề cũng đã cử cán bộ, giáo viên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, tham gia học thạc sỹ chuyên ngành. Tuyên truyền phổ biến các mơ hình dạy nghề có hiệu quả tại các địa phương; tư vấn học nghề, việc làm miễn phí cho lao động nơng thơn trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Đài phát thanh các huyện, thị xã, thành phố, các báo, in tờ rơi, tuyên truyền thông qua các Hội đồn thể.

Tổng số lao động nơng thơn được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng giai đoạn 2010 - 2020 theo chính sách của “Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” là 29.052 người, bao gồm: Học nghề nông nghiệp: 10.317 người; Học nghề phi nông nghiệp: 18.735 người. Số người được vay vốn hỗ trợ sản xuất sau học nghề: Tính đến thời điểm báo cáo, tổng dư nợ cho vay vốn giải quyết việc làm đối với những người sau học nghề là 137.333 triệu đồng, doanh số cho vay từ 2010 - 2020 là 306.109 triệu đồng, tạo việc làm cho 13.376 lao động.

Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn những năm qua đã đem lại hiệu quả thiết thực. Tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt khoảng 85%. Giai đoạn 2010 - 2020, số lao động được các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ tuyển

dụng: 10.427 người; số lao động được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm: 3.556 người; số lao động tiếp tục làm nghề cũ nhưng năng suất lao động, thu nhập tăng lên: 11.899 người; số lao động thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ sản xuất/ nhóm sản xuất: 65 người; số hộ gia đình có người tham gia học nghề thốt nghèo: 590 hộ; số hộ gia đình có người tham gia học nghề trở thành hộ có thu nhập khá: 5.180 hộ. Qua đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nơng thơn, góp phần xây dựng nơng thôn mới.

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh thái bình (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w