Bối cảnh tác động tới quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh thái bình (Trang 98 - 101)

ĐỘNG NƠNG THƠN TỈNH THÁI BÌNH

4.1 Bối cảnh tác động tới quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thơn tỉnhThái Bình Thái Bình

Tồn cầu hố và Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu và tiếp tục phát triển mạnh mẽ với những tác động nhiều mặt, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp đối với nền kinh tế nước ta. Chuyên mơn hố sản xuất và chuỗi giá trị tồn cầu đã khiến cho nền sản xuất của quốc gia nói chung và ở các tỉnh nói riêng có nhiều thay đổi. Điều này hình thành những u cầu mới về cơng việc, ngành nghề sản xuất tại địa phương.

Trong Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011-2020 của Đảng nêu rõ: Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 70%, đào tạo nghề chiếm 55% tổng lao động xã hội; đẩy mạnh dạy nghề và tạo việc làm. Hỗ trợ học nghề và tạo việc làm cho các đối tượng chính sách, người nghèo, lao động nơng thơn và vùng đơ thị hố… Đây là định hướng rất cơ bản, là căn cứ để các địa phương trong cả nước xây dựng chiến lược, kế hoạch đào tạo nghề cho lao động ở địa phương, nhất là khu vực nơng thơn, nơi có nguồn lao động ít được đào tạo đầy đủ và bài bản.

Từ năm 2010, cả nước đã triển khai thí điểm các mơ hình dạy nghề cho lao động nơng thơn, như (i) mơ hình dạy nghề cho lao động ở các vùng chuyên canh, chuyên con, nhằm đào tạo đội ngũ lao động nông thôn đáp ứng được yêu cầu của sản xuất hàng hóa hiện đại, nâng cao năng suất lao động và chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm; (ii) Mơ hình dạy nghề cho lao động trong các làng nghề truyền thống, nhằm đào tạo đội ngũ thợ trẻ để phục hồi, duy trì và phát triển nghề truyền thống, trong đó có cả việc “cấy nghề” để phát triển làng nghề mới; (iii) Đặt hàng dạy nghề, nhằm dạy nghề cho LĐNT thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, LĐNT bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế và bố trí việc làm tại doanh nghiệp sau đào tạo….Trên 21 ngàn lao động nông thôn đã được đào tạo nghề theo các mơ hình thí điểm này. Trong q trình đào tạo, người học ngồi việc được dạy kỹ năng nghề, cịn được cung cấp các kiến thức về bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, các quy định quốc

tế về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (GAP- Tiêu chuẩn thực hành nơng nghiệp tốt). Qua thí điểm các mơ hình trên cho thấy kết quả thực hiện khá tốt. Người lao động sau khi học nghề năng suất lao động và hiệu quả sản xuất tăng lên rõ rệt (từ 1,25-2 lần đối với các nghề chuyên canh) hoặc đáp ứng được nhu cầu sử dụng của một số doanh nghiệp (Tập đoàn Dệt May, Điện lực, Tổng công ty lắp máy, Tổng công ty thép...) , được các doanh nghiệp này tiếp nhận lao động sau khi đào tạo vào làm việc.

Kết quả thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho thấy, chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam được cải thiện đáng kể và phù hợp với nhu cầu thị trường. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 51,6% năm 2015 lên khoảng 64,5% năm 2020; trong đó, tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ tăng từ 20,29% năm 2015 lên khoảng 24,5% năm 2020. Nhân lực chất lượng cao tăng cả về số lượng và chất lượng, một số ngành nghề, lĩnh vực đạt trình độ khu vực và quốc tế; chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam trong nhóm phát triển cao, đứng thứ 110/189 quốc gia; trong khu vực Đông Nam Á, chỉ số nguồn nhân lực Việt Nam chỉ đứng sau Singapore. Tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức thấp, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị ln duy trì dưới 4% (Xuân Anh, 2020).

Chất lượng, hiệu quả giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam từng bước được cải thiện. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp có việc làm sau tốt nghiệp đạt 85%, một số ngành nghề tỷ lệ đạt 100% với mức thu nhập bình quân 7-10 triệu đồng/tháng, đối với các ngành nghề trọng điểm, chất lượng cao thu nhập từ 15-20 triệu đồng/tháng. Đã xuất hiện những học sinh, sinh viên tiêu biểu về học nghề, lập nghiệp, khởi nghiệp thành công sau tốt nghiệp và ngay cả khi còn đang học (Xuân Anh, 2020).

Trong các kỳ thi kỹ năng nghề ASEAN và thế giới, thành tích của các thí sinh ln được cải thiện. Năm 2019, lần đầu tiên Việt Nam dành huy chương Bạc tại Kỳ thi kỹ năng nghề thế giới tổ chức tại LB Nga, xếp thứ 25/63 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia dự thi. Năm 2019, Diễn đàn Kinh tế thế giới đã xếp hạng chất lượng đào tạo giáo dục nghề nghiệp tăng 13 bậc (Xuân Anh, 2020).

Những kết quả trên khẳng định giáo dục nghề nghiệp đã có bước chuyển quan trọng về chất và lượng, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển đất nước.

Trong giai đoạn 2017-2020, giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam đều tuyển sinh vượt kế hoạch. Với các trường có uy tín và thương hiệu, tuyển sinh đầu vào đã có sự lựa chọn bằng điểm sàn.

Năm 2020, theo báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo tồn cầu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, chỉ số doanh nghiệp có tham gia đào tạo chính thức của Việt Nam xếp hạng thứ 66 tăng 4 bậc so với năm 2019.

Với vai trò là Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã có sáng kiến thành lập và ra mắt Hội đồng Giáo dục Nghề nghiệp ASEAN vào ngày 16-9-2020 tại Hà Nội.

Ứng dụng công nghệ thông tin được đẩy mạnh trong mọi hoạt động từ quản lý, quản trị, chỉ đạo điều hành tới hoạt động dạy và học... đã làm thay đổi về chất và lượng từ bên trong của hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid -19, đã thể hiện được khả năng ứng phó của giáo dục nghề nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển từ trực tiếp sang trực tuyến để thực hiện tuyển sinh, đào tạo và quản lý, chỉ đạo điều hành.

Thời gian qua, với sự quan tâm của Đảng, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự đơn đốc, hướng dẫn của các Bộ, cơ quan Trung ương, sự quyết tâm triển khai của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể và cơ sở dạy nghề… nên các chính sách, giải pháp và hoạt động của Đề án phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã từng bước được triển khai đồng bộ, đúng hướng hơn và đạt được những kết quả bước đầu. Các tỉnh thành cũng có sự thay đổi nhận thức ở mọi thành phần xã hội, chú trọng nhiều hơn công tác đào tạo nghề cho LĐNT để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn, thực hiện được những công việc phức tạp, hiện đại địi hỏi chun mơn cao. Từ đó, những lao động thất nghiệp do chuyển đổi cơ cấu kinh tế, lao động năng suất thấp.. có cơ hội tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập và hiện đại hoá sản xuất nông thôn.

Như vậy, bối cảnh hiện nay đã tạo ra điều kiện thuận lợi đối với công tác quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong cả nước nói chung và ở tỉnh Thái Bình nói riêng.

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh thái bình (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w