Lập kế hoạch và chính sách đào tạo nghề cho lao động nơng thôn

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh thái bình (Trang 56 - 67)

3.2.1.1. Xác định nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nơng thơn

Ở tỉnh Thái Bình, thời gian qua, cơ cấu kinh tế nơng thơn có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Sự chuyển dịch đó có sự đóng góp của cơng tác đào tạo nghề cho LĐNT và ngược lại sự phát triển các khu, cụm công nghiệp, các làng nghề, nhất là các ngành nghề mới cũng đặt ra những yêu cầu mới đối với công tác đào tạo nghề.

Hàng năm, vào tháng 12, Cục Thống kê Thái Bình lập kế hoạch và thực hiện điều tra lao động việc làm trên địa bàn tỉnh cho năm tới. Việc điều tra khơng chỉ thu thập thơng tin về tình trạng tham gia thị trường lao động của những người từ 15 tuổi trở lên đang sống trong tỉnh mà còn xác định nhu cầu đào tạo nghề của người lao động ở địa phương. Phạm vi điều tra tiến hành trên toàn tỉnh với 216 địa bàn, chia thành 12 kỳ. Sở Lao động Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sát; lập mẫu biểu và tổ chức tập huấn phương pháp điều tra tới cán bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp huyện, xã. Ban chỉ đạo huyện, thành phố xây dựng kế hoạch điều tra của huyện, tổ chức tập huấn phương pháp điều tra cho cán bộ thôn, tổ dân phố; tổ chức cuộc điều tra, tổng hợp kết quả báo cáo về ban chỉ đạo tỉnh. Phòng dân số văn xã sẽ chịu trách nhiệm tổng hợp nhanh số liệu điều tra theo biểu của Vụ Dân số lao động, Tổng cục Thống kê biên soạn nội dung, thiết kế và quy định. Phòng Dân số Cục thống kê cấp huyện sẽ cập nhật bảng kê và nộp lên tỉnh.

Nguồn: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình, 2019

Hình 3.2. Nhu cầu học nghề của lao động nơng thơn tỉnh Thái Bình năm 2019

Cao đẳng nghề; 9,70% Trung cấp nghề; 18% Sơ cấp nghề; 28,60% Học nghề dưới 3 tháng; 43,70%

Theo số liệu điều tra của tỉnh Thái Bình năm 2019, kết quả tổng số lao động trong độ tuổi lao động quy định và có khả năng lao động, có nhu cầu học nghề là 35.000 người = 1,8% so với tổng LLLĐ nơng thơn (trong đó: Cao đẳng nghề: 3.400 người = 9,7%, Trung cấp nghề: 6.300 người = 18,0%, sơ cấp nghề: 10.000 người = 28,6%, Dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng: 15.300 người = 43,7%).

Lao động có nhu cầu học nghề thuộc diện hưởng chính sách người có cơng với cách mạng, hộ nghèo, người tàn tật, người có đất canh tác bị thu hồi: 3.546 người; Lao động có nhu cầu học nghề thuộc hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo: 6.740 người; LĐNT khác có nhu cầu học nghề: 24.714 người.

Bảng 3.4: Nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn và nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các đơn vị trên địa bàn tỉnh Thái Bình ST

T

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020

1 Tổng số LĐNT có nhu cầu học nghề 34.500 34.200 35.000 35.102

1.1 Lĩnh vực nông nghiệp 15525 14364 15050 14912

1.2 Lĩnh vực phi nông nghiệp 18.975 19.836 19.950 20.190

2 Tổng số nhu cầu sử dụng LĐ qua đào

tạo nghề của các đơn vị trên địa bàn 21600 22100 23000 22889

2.1 Lĩnh vực nông nghiệp 9288 9282 10120 10131

2.2 Lĩnh vực phi nông nghiệp 12312 12818 12880 12758

Nguồn: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, 2019

Trong giai đoạn 2017 – 2020, nhu cầu đào tạo nghề có xu hướng tăng do số việc làm trong tỉnh cũng tăng lên bởi quá trình tăng trưởng KTXH. Bên cạnh đó, số việc làm yêu cầu lao động có tay nghề cũng tăng lên.

Năm 2020, số nghề người lao động có nhu cầu học: 74 nghề; trong đó: nhóm nghề nơng - lâm - ngư nghiệp: 12 nghề; nhóm nghề cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp, xây dựng: 35 nghề; nhóm nghề dịch vụ và nghề khác: 27 nghề.

Hiện nay, dạy nghề được thực hiện dưới 2 hình thức là dạy nghề chính quy (sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề) hoặc dạy nghề thường xuyên (vừa học vừa làm). Theo số liệu điều tra của huyện, 38,7% lao động có nhu cầu học nghề muốn được học nghề chính quy và 61,3% muốn học nghề theo hình thức vừa học, vừa làm.

Qua tổng hợp số liệu điều tra thông qua bảng hỏi của tác giả đối với LĐNT ở tỉnh Thái Bình, kết quả về nhu cầu học nghề cụ thể như sau:

Từ số liệu điều tra bằng bảng 3.5 dưới đây cho thấy chỉ 11,7% người lao động được điều tra trong độ tuổi, có đủ sức khỏe có mong muốn học nghề, với các lý do: Nâng cao kiến thức để phục vụ cho cơng việc hiện tại: 23%; Có cơ hội tìm được việc làm tốt hơn: 44,3%; Có chứng chỉ nghề để mở rộng sản xuất, kinh doanh: 11,7% và lý do khác chiếm 20,9%. Như vậy đa số người lao động luôn mong muốn được đào tạo nghề để tìm kiếm được việc làm ổn định và có thu nhập tốt hơn cơng việc hiện tại.

Về nhu cầu ngành nghề cần học: Trong số 230 người có nhu cầu học được khảo sát, về nhóm nghề nơng nghiệp có 34,8%; nhóm nghề cơng nghiệp có 112 người tương đương 48,7%; nhóm nghề Tiểu thủ cơng nghiệp có 27 người tương đương 11,7%; nhóm nghề Thương mại, dịch vụ và nhóm nghành nghề khác đều có 5-6 người là khoảng 2,3%. Trong 230 người có nhu cầu học nghề, thì số người có nhu cầu về nhóm nghề cơng nghiệp là cao nhất, tiếp sau đó là nhóm nghề nơng nghiệp, thấp nhất là nhóm nghề thương mại dịch vụ.

Bảng 3.5. Khảo sát nhu cầu đào tạo nghề của người lao động tỉnh Thái Bình

STT Nội dung Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1 Tổng số LĐNT được điều tra 1965 100,0%

1.1 Số người có nhu cầu học nghề 230 11,7%

1.2 Số người khơng có nhu cầu học nghề 1735 88,3%

2 Nhu cầu về ngành nghề cần học 230 100,0%

2.1 Nông nghiệp 80 34,8%

2.2 Công nghiệp 112 48,7%

2.3 Tiểu thủ công nghiệp 27 11,7%

2.4 Thương mại, dịch vụ 5 2,2%

2.5 Ngành nghề khác 6 2,6%

3 Mục đích học nghề 230 100,0%

3.1 Nâng cao kiến thức để phục vụ cho công việc

hiện tại 53 23,0%

3.2 Có cơ hội tìm được việc tốt hơn 102 44,3%

3.2 Có chứng chỉ nghề để mở rộng sản xuất, kinh

doanh 27 11,7%

3.4 Khác 48 20,9%

4 Nhu cầu về thời gian học nghề 230 100,0%

4.1 Ngắn hạn dưới 3 tháng 139 60,4%

4.2 Trung hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm 43 18,7%

4.3 Dài hạn trên 1 năm 48 20,9%

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Về thời gian học nghề, trong số người lao động được hỏi thì có 139/230 người tương đương 60,4% có nhu cầu học nghề theo thời gian ngắn dưới 3 tháng, số người có nhu cầu học nghề dài hạn chiếm tỷ lệ thấp. Điều đó chứng tỏ đa số người lao động

có tâm lý muốn tham gia các lớp ĐTN ngắn hạn nhằm bồi dưỡng kiến thức phục vụ cho cơng việc hiện tại và có cơ hội tìm việc khác phù hợp hơn.

3.2.1.2. Xác định mục tiêu đào tạo nghề

Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Bình đang phát triển theo định hướng tăng tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp – dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Mặc dù vậy, nông thôn là khu vực kinh tế chiếm tỷ trọng cao trong kinh tế của tỉnh nên kinh tế nơng thơn ở tỉnh Thái Bình có những đặc trưng riêng. Các ngành nghề phi nơng nghiệp tăng lên, đồng thời nơng nghiệp địi hỏi hiện đại hoá cùng với các chính sách phát triển kinh tế trang trại, cánh đồng lớn… Việc dồn điền, đổi thửa, thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, lĩnh vực phi nơng nghiệp địi hỏi người lao động cần được đào tạo nghề để chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp, từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại ứng dụng công nghệ phù hợp nhằm giải quyết việc làm ổn định cuộc sống.

Hàng năm, UBND tỉnh Thái Bình đã giao Sở Lao động và Thương binh xã hội phụ trách công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực phi nông nghiệp và Sở Nông nghiệp và nông thôn phụ trách công tác đào tạo nghề nông nghiệp. Căn cứ vào lĩnh vực phân cấp quản lý, kết hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và các mục tiêu KTXH của từng địa phương trong tỉnh, việc xác định mục tiêu đào sẽ được triển khai theo đúng phân công của tỉnh cho các đơn vị chức năng.

Mục tiêu đào tạo lao động nông thôn đã được xác định như sau:

* Mục tiêu chung

Thái Bình hiện có trên 1,1 triệu người trong độ tuổi lao động và phần lớn là lao động nơng thơn. Vì vậy, nhu cầu giải quyết cơng ăn việc làm là rất lớn. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, việc làm trên thị trường lao động ngày càng địi hỏi cao hơn về trình độ chun mơn, kỹ năng. Chính vì vậy, lao động nơng thơn khơng tay nghề cũng dần sẽ khơng thể tìm kiếm được việc làm. Nhận thức được điều này, UBND tỉnh Thái Bình đã xây dựng nhiều đề án, chương trình đào tạo nghề ở các địa phương trong tỉnh với mục tiêu mở rộng quy mô và chất lượng đào tạo cho LĐNT đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đào tạo nghề cho LĐNT trong tỉnh là để tạo ra bước đột phá, giúp tăng năng suất lao động trong sản xuất tất cả các lĩnh vực kinh tế nông thôn mà chủ yếu là để hiện đại hố nơng nghiệp.

Bên cạnh đó, mục tiêu đào tạo nghề ở tỉnh Thái Bình cịn được UBND tỉnh xác định là nhằm trang bị cho người học nghề những năng lực thực hành một nghề từ đơn giản đến phức tạp, những kỹ năng cần thiết của một nghề phổ biến khai thác lợi thế của tỉnh, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp; tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên, phục vụ chuyển dịch cơ cấu lao động, phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm tại chỗ và tăng thu nhập cho LĐNT của tỉnh.

Chuyển dần hình thức dạy nghề theo năng lực sẵn có sang hình thức dạy nghề theo nhu cầu của người học và nhu cầu về lao động của cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Gắn dạy nghề với giải quyết việc làm và phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã đủ tiêu chuẩn, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở xã phục vụ cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn.

* Mục tiêu cụ thể

Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình nhiệm kỳ 2015 - 2020, mục tiêu mà tỉnh đặt ra bình quân mỗi năm tạo việc làm mới cho khoảng 33.000 lao động trở lên, tỷ lệ đã qua đào tạo đạt 80% trong đó tỷ lệ đào tạo nghề với nhiều hình thức khác nhau đạt 72%.

Theo định hướng của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, chỉ tiêu đào tạo nghề đặt mục tiêu là phục vụ cho khoảng 50% cho lao động ở các doanh nghiệp, lao động làm trong các vùng sản xuất hàng hóa, vùng nguyên liệu của cac doanh nghiệp liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ; 20% cho thành viên hợp tác xã, lao động thực hiện các dự án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và 30% an sinh xã hội. Từ đó, tỉnh Thái Bình cũng đặt mục tiêu lao động trong tỉnh qua đào tạo nghề phải đạt từ 50% trở lên. Với mục tiêu đặt ra như vậy, lao động đào tạo nghề của tỉnh Thái Bình đã tăng từ 44,5% năm 2016 lên 50% năm 2018 và đến năm 2019 đã đạt 52,5%. Tỷ lệ dao động đào tạo nghề qua các năm đã giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động mỗi năm trong

tỉnh. Trong giai đoạn 2016 – 2020, toàn tỉnh đã tạo được việc làm mới cho 166.540 lao động, bình quân đạt 33.310 lao động/năm và đạt 101% so với chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra.

Ngoài các nghề truyền thống, đào tạo nghề ở tỉnh Thái Bình sẽ tập trung vào những lĩnh vực đang được phát triển phổ biến hiện nay như may công nghiệp, điện dân dụng, điện tử dân dụng, tin học văn phịng, làm lơng mi giả… Đối với nghề nông nghiệp tập trung đào tạo các nghề như kỹ thuật trồng trọt, bảo vệ thực vật, kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ thú y, quản lý kinh tế nông nghiệp, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, kinh doanh thuốc thú y...

3.2.1.3. Xác định đối tượng đào tạo nghề

Lựa chọn đối tượng đào tạo nghề là một bước quan trọng. Thông qua nghiên cứu động cơ và nhu cầu, khả năng của người mong muốn được đào tạo mà chính quyền địa phương có thể biết được q trình đào tạo có thể có tác dụng như thế nào đối với người lao động. Qua đó, có thể lựa chọn những lao động phù hợp với mục tiêu của địa phương và bản thân người lao động.

Do đặc thù của sản xuất ở nơng thơn là có thể sử dụng lao động từ rất trẻ cho đến sau độ tuổi lao động (theo quy định của pháp luật lao động), có những đối tượng chỉ có thể tham gia được các khố đào tạo ngắn hạn, nhưng cũng có nhóm đối tượng (ví dụ từ 16- 24 tuổi) có thể và có điều kiện tham gia các khoá đào tạo dài hạn. Mặt khác, cần thiết phải phân các nhóm đối tượng trên trình độ học vấn. Đối với những người có trình độ học vấn thấp, họ có thể theo học các khố dạy nghề ngắn hạn. Ngược lại, đối với những người có học vấn cao hơn (THCS, PHPT..) có đủ điều kiện có thể theo các khố học nghề ở trình độ trung cấp hoặc cao đẳng nghề. Hơn nữa, cũng phải khảo sát đặc điểm và thói quen canh tác của người nông dân ở các vùng miền khác nhau để có thể có các hình thức đào tạo phù hợp. vì vậy cần có sự phân nhóm đối tượng để tổ chức các khố đào tạo phù hợp.

Bộ Nơng nghiệp và phát triển nông thôn yêu cầu khi xác định nhu cầu và đối tượng đào tạo địa phương cần xác định theo 3 nhóm đối tượng sau: Đào tạo cho lao động làm trong các doanh nghiệp, lao động làm trong các vùng sản xuất hàng hóa, vùng nguyên liệu của các doanh nghiệp có liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ; đào tạo

cho lao động là thành viên hợp tác xã, trang trại; đào tạo cho lao động để an sinh xã hội.

Theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nơng thơn, UBND tỉnh Thái Bình đã xác định đối tượng đào tạo nghề theo các nhóm ở trên. Bên cạnh đó, UBND căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế chung của tỉnh để xác định ngành nghề cụ thể sẽ được đào tạo trong năm cho từng huyện. Sau đó, UBND tỉnh sẽ yêu cầu các huyện đưa xuống từng xã để xác định đối tượng đào tạo nghề. Cách làm như vậy sẽ khơng bị bỏ sót những lao động có nhu cầu được đào tạo mà khơng được biết đến các chương trình, chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Các xã dựa trên danh mục các nghề dự kiến đào tạo, đăng ký nhu cầu và động cơ đào tạo của người lao động, để xác định đối tượng đào tạo nghề phù hợp và gửi báo cáo lên huyện. Các huyện tập hợp báo cáo để gửi lên tỉnh nhằm phân bổ các cơ sở đào tạo để đáp ứng nhu cầu tốt nhất.

Việc xác định đối tượng tham gia đào tạo có vai trị quan trọng giúp đem lại kết quả cao cho khóa học và quan trọng hơn là nó sẽ phát huy hiệu quả cao nhất cho công

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh thái bình (Trang 56 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w