tỉnh Thái Bình
Qua nghiên cứu, tìm hiểu cơng tác quản lý đào tạo nghề cho LĐNT của một số tỉnh có điều kiện tương đồng với Thái Bình, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Bình như sau:
Thứ nhất, cấp ủy, chính quyền phải chỉ đạo thực hiện công tác ĐTN cho LĐNT
quyết liệt bằng Chỉ thị, Đề án, kế hoạch; có sự kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ, đưa vào tiêu chí đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ chính trị hàng năm của mỗi cấp, mỗi ngành, địa phương, đơn vị;
Thứ hai, huy động cả hệ thống chính trị của tỉnh vào cuộc mạnh mẽ, có sự phân
công cụ thể trách nhiệm trong chỉ đạo, điều hành, huy động Hội nơng dân, Hội Phụ nữ, Đồn Thanh niên tham gia tuyên truyền, vận động và phối hợp tổ chức mở các lớp đào tạo nghề. Đặc biệt, việc tuyên truyền nhận thức về đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần phải được đẩy mạnh trên nhiều kênh khác nhau.
Thứ ba, tăng cường các nguồn lực đầu tư phục vụ ĐTN cho LĐNT như cơ sở
vật chất, trang thiết bị ĐTN của các cơ sở ĐTN phải được đầu tư đồng bộ. Nhân lực trong đào tạo nghề cho LĐNT đều phải đảm bảo về chất lượng (có khả năng sư phạm, có đủ kiến thức, trình độ chun mơn, thường xun cập nhật kiến thức, kỹ năng mới phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ và trình độ phát triển kinh tế - xã hội) và số lượng (đảm bảo có thể mở đủ lớp đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề).
Thứ tư, thực hiện đầy đủ các chính sách mở rộng ĐTN cho LĐNT của Chính
phủ, có sự điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của địa phương. ĐTN đảm bảo vừa đáp ứng nhu cầu cá nhân, xã hội vừa phù hợp với các cơ sở đào tạo của tỉnh. Khai thác và tận dụng tiềm năng của địa phương, tăng cường hợp tác giữa các cơ sở đào tạo, các
cơ quan quản lý Nhà nước, người dân, doanh nghiệp, các nhà khoa học để nâng cao hiệu quả đào tạo nghề.
Thứ năm, kế hoạch đào tạo nghề phải được xây dựng phù hợp với thực tiễn và
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Kế hoạch xây dựng bao gồm ngắn hạn và dài hạn, trong đó xem xét đến các yếu tố như nhu cầu đào tạo nghề, mục tiêu đào tạo nghề…
Thứ sáu, để đào tạo nghề đạt được mục tiêu thì chính quyền địa phương ln
phải chú trọng kiểm tra, giám sát thực hiện đào tạo nghề cho LĐNT ở địa phương. Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 các cấp phải có chương trình cơng tác hàng năm, trong đó có kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch ĐTN cho LĐNT. Định kỳ hằng năm, 3 năm, 5 năm tổ chức sơ kết, đánh giá, biểu dương khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong việc tham gia thực hiện ĐTN cho LĐNT.
Thứ bảy, cần có chính sách giải quyết việc làm cho người lao động sau khi học
Chương 2