- Các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp của các Bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội, địa phương, doanh nghiệp và cơ sở tư thục; trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm hướng nghiệp, các viện nghiên cứu, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, trang trại, nông trường, lâm trường, doanh nghiệp, hợp tác xã và các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ … có đủ điều kiện dạy nghề cho lao động nông thôn được tham gia dạy nghề cho lao động nơng thơn bằng nguồn kinh phí quy định trong Đề án này và được cung cấp chương trình, giáo trình, học liệu và bồi dưỡng giáo viên dạy nghề.
3.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nôngthôn thôn
Từ năm 2010, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình đã triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ban hành ngày 27/22/2009 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. UBND tỉnh Thái Bình ln coi trọng việc đào tạo nghề cho LĐNT và chỉ ra vai trò của đào tạo nghề trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hiện đại hố sản xuất tồn tỉnh.
Bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho LĐNT ở tỉnh Thái Bình được tổ chức như sau:
Chịu trách nhiệm về phát triển ĐTN của tỉnh, thực hiện chức năng QLNN về ĐTN và có trách nhiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch ngắn hạn, 05 năm, hàng năm về ĐTN, chương trình, dự án phát triển ĐTN của tỉnh; bảo đảm các điều kiện về ngân sách, biên chế giáo viên ĐTN, cơ sở vật chất và kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Ban hành các quyết định thành lập, đình chỉ hoạt động ĐTN, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường; Quyết định phê duyệt điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động; quản lý và kiểm tra việc thực hiện quy chế tuyển sinh, quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp và việc cấp văn bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của pháp luật. Quyết định công nhận xếp hạng; bổ nhiệm người đứng đầu các cơ sở đào tạo nghề trong tỉnh.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh chịu trách nhiệm trong việc quản lý, đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực đào tạo nghề. Thực hiện đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên đào tạo nghề, chịu trách nhiệm báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên về nguồn nhân lực đào tạo nghề của tỉnh.
- Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
+ Có trách nhiệm giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN về ĐTN trên địa bàn tỉnh và có trách nhiệm xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm, hàng năm về ĐTN; chương trình, dự án phát triển ĐTN ở địa phương; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. Tham mưu cho UBND tỉnh về chính sách quản lý ĐTN cho cán bộ, giáo viên ĐTN, học viên. Thực hiện đăng ký hoạt động ĐTN trình độ trung cấp, sơ cấp và một số nhiệm vụ khác có liên quan đến cơng tác quản lý ĐTN theo quy định.
+ Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về ĐTN, việc thực hiện về chun mơn, nghiệp vụ đối với Phịng Lao động Thương binh và Xã hội và các cơ sở ĐTN trên địa bàn và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất về ĐTN theo quy định.
+ Chức năng của cơ quan QLNN về ĐTN: tham mưu cho tỉnh các chính sách và giải pháp tăng cường công tác ĐTN và sử dụng lao động sau ĐTN; tổ chức tốt công tác QLNN về ĐTN như quản lý hồ sơ, cấp phát bằng nghề, hướng dẫn giám sát kiểm tra hoạt động ĐTN; tổ chức nắm thông tin về nhu cầu ĐTN, dự báo nhu cầu lao động qua ĐTN, xây dựng phương án, kế hoạch ĐTN hàng năm; tham gia xây dựng
các danh mục nghề, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật cho các doanh nghiệp có nhu cầu; mở rộng kế hoạch hợp tác các loại hình ĐTN; thực hiện vai trị QLNN đối với các cơ sở ĐTN của tỉnh, thống nhất quản lý các hoạt động ĐTN ở địa phương, đơn vị theo nhu cầu CNH – HĐH và thị trường lao động; hướng dẫn, tổ chức hội thi tay nghề, hội giảng cho giáo viên.
- Phòng Dạy nghề (thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội):
+ Xây dựng quy hoạch ĐTN theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương, xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch ĐTN ở các cấp.
+ Tổ chức kiểm tra, kiểm sốt các chương trình ĐTN cho LĐNT theo tiêu chuẩn, quy định của Nhà nước ban hành.
+ Hướng dẫn, kiểm tra các trường cao đẳng, trung cấp, các trung tâm và các cơ sở dạy nghề thực hiện các nội quy, quy chế, mục tiêu, nội dung đào tạo nghề theo quy định của Nhà nước. Quản lý Nhà nước các cơ sở dạy nghề trong tỉnh; việc đăng ký hoạt động dạy nghề; tuyển sinh, thi, kiểm tra, công nghiệp tốt nghiệp trong dạy nghề; quản lý văn bằng, chứng chỉ nghề.
+ Kiểm tra, kiểm sốt nội dung chương trình, giáo trình, tài liệu dạy nghề. Thực hiện các chính sách thúc đẩy, phát triển nguồn nhân lực ĐTN cho LĐNT.
+ Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo nghề theo sự phân cấp của UBND tỉnh và Tổng Cục Dạy nghề.
Các cơ quan khác có liên quan
- Sở Giáo dục và đào tạo: phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong công tác ĐTN của tỉnh, tăng cường công tác phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông.
- Sở Tài nguyên và môi trường: phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tiến hành rà soát, thẩm định nhu cầu sử dụng đất đối với các cơ sở ĐTN cơng lập theo quy định. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức phát triển quỹ đất, kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo bố trí và quản lý sử dụng đất dành cho các cơ sở ĐTN cơng lập.
- Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư: hướng dẫn thực hiện chính sách đầu tư, cân đối nguồn vốn, kinh phí để đảm bảo triển khai thực hiện ĐTN trên địa bàn tỉnh.
- Sở Nội vụ: phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch quản lý; tham mưu các chính sách ưu đãi, đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý. Đồng thời chịu trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh phê duyệt Điều lệ trường, xếp hạng trường và công nhận Hiệu trưởng, giám đốc trường công lập trên địa bàn tỉnh.
- Sở Xây dựng: phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh quy hoạch mặt bằng tổng thể các cơng trình phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở ĐTN và tổ chức thực hiện giám sát, quản lý chất lượng đầu tư xây dựng đảm bảo đúng quy định.
- UBND các huyện, thành phố: thực hiện ĐNT thống nhất theo các chương trình của tồn tỉnh. Việc ĐNT cho LĐNT thường xuyên phải được rà sốt, kiểm tra về chất lượng chương trình đào tạo, đội ngũ cán bộ, giảng viên, cơ sở vật chất, giải quyết các vấn đề mâu thuẫn, khiếu nại, tố cáo trong ĐTN cho LĐNT ở địa phương của mình quản lý.
- Các hội đoàn thể, cơ quan thơng tấn báo chí: thơng qua sinh hoạt tập thể của hội, đồn thể, các thông tin đại chúng để tuyên truyền, phổ biến sâu rộng cho toàn thể nhân dân chuyển biến nhận thức về ĐTN, nắm bắt và nhận thức đầy đủ chủ trương, chính sách của trung ương và địa phương về ĐTN.
Để thực hiện tốt việc QLNN về ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh cần triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách về quản lý ĐTN cho LĐNT thơng qua các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh đối với các Sở ban ngành;
Ngồi ra, cần có sự phối hợp chặt chẽ và liên tục, có cơ chế đổi mới phương pháp thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. Sở Lao động Thương binh và Xã hội cũng đã xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án ĐTN cho LĐNT đến năm 2020, triển khai tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao nhận thức cho người dân về ĐTN.
- Ủy ban nhân dân các huyện, xã, thị trấn
+ Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người lao động về công tác đào tạo nghề.
+ Phối hợp, tạo điều kiện cho các cơ sở dạy nghề trong tuyển sinh, ưu tiên tuyển sinh những đối tượng là con liệt sỹ, con thương binh, con bệnh binh, đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số và đối tượng thuộc hộ gia đình
Nhà nước thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để phục vụ cho phát triển công nghiệp; tham gia đào tạo nghề lao động nông thôn trên địa bàn.
+ Phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động dạy, học nghề tại đơn vị. Thực hiện đúng quy định về việc xác nhận đối với các đối tượng tham gia học nghề thuộc địa bàn quản lý.
Việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định số 1956/QĐ- TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Đào tạo nghề cho lao động nơng thôn được tổ chức như sau:
- Hàng năm, Sở Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình đã phối hợp với các sở, ngành tham mưu cho UBND tỉnh kiện toàn tổ chức Ban chỉ đạo đào tạo nghề cho LĐNT trên cơ sở quy định chung của Chính phủ.
Kết quả cho thấy, tất cả các huyện, thành phố và các xã của tỉnh Thái Bình đã tổ chức đầy đủ Ban Chỉ đạo ĐTN cho LĐNT trên địa bàn mình quản lý.