nông thôn
Để giám sát, đánh giá thực hiện đào tạo nghề cho LĐNT, UBND tỉnh Thái Bình đã xây dựng các chỉ tiêu giám sát dựa trên 3 nội dung về chỉ đạo điều hành, kết quả thực hiện và hiệu quả.
- Chỉ tiêu chỉ đạo điều hành đánh giá kết quả thực hiện của công tác kiểm tra, giám sát, đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn và đào tạo, bồi dưỡng công chức xã được phê duyệt; Số nghề đào tạo cho lao động nông thôn đã xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, được UBND cấp tỉnh phê duyệt; Số nghề đào tạo cho lao động nơng thơn đã xây dựng định mức chi phí đào tạo, đơn giá đặt hàng, được UBND cấp tỉnh phê duyệt; Số lượng các văn bản của cấp tỉnh, các sở, ngành, địa phương hướng dẫn, chỉ đạo về đào tạo nghề cho lao động nông thôn được ban hành; Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề của cấp tỉnh ban hành đang áp dụng riêng tại địa phương.
- Chỉ tiêu kết quả thực hiện đánh giá công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề cho lao động nơng thơn; Số chương trình, giáo trình được cập nhật, chỉnh sửa hoặc
xây dựng mới; Số giáo viên/người dạy nghề được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm/ kỹ năng dạy học; Tổng số lao động nông thôn được tuyển sinh đào tạo nghề nghiệp; Tổng số cơ sở tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Số cán bộ, công chức xã được đào tạo bồi dưỡng; Tổng số kinh phí (triệu đồng) đã sử dụng; Số người được vay vốn hỗ trợ sản xuất sau học nghề.
- Chỉ tiêu hiệu quả đánh giá về tổng số lao động nơng thơn có việc làm sau học nghề; Số hộ gia đình có người tham gia học nghề được thốt nghèo; Số hộ gia đình có người tham gia học nghề trở thành hộ có thu nhập khá.
UBND tỉnh Thái Bình đã tiến hành hướng dẫn cụ thể các chỉ tiêu giám sát để triển khai hàng năm. Cuối mỗi năm có báo cáo theo từng cấp. Sau đó, UBND tỉnh sẽ tổng hợp và báo cáo gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trước ngày 30 tháng 7 hàng năm (đối với báo cáo 6 tháng) và trước 30 tháng 1 hàng năm (đối với báo cáo năm).
Trong giai đoạn 2016 – 2020 vừa qua, đã có rất nhiều các đoàn kiểm tra, giám sát (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) được thành lập để kiểm tra, giám sát công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở trong tỉnh. Số đoàn của Ban chỉ đạo, các sở, ban, ngành cấp tỉnh: 42 đoàn; số đoàn của Ban chỉ đạo, Hội đồng nhân dân cấp huyện, các phòng ban cấp huyện: 391 đoàn; số đoàn của Ban chỉ đạo cấp xã: 241 đồn.
Bên cạnh đó, hàng năm, tỉnh Thái Bình đều tổ chức các đồn xuống tận thơn, xã địa điểm mở lớp để kiểm tra các lớp học. Cùng với đó, Ban chỉ đạo cấp xã cũng thường xuyên đến lớp kiểm tra và cử cán bộ văn hóa xã hội, cán bộ các đồn thể trực tiếp theo dõi nắm tình hình các lớp đào tạo nghề.
Có thể thấy, cơng tác kiểm tra, giám sát đã huy động được sự tham gia của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã. Qua kiểm tra, giám sát đã kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các địa phương, chấn chỉnh những đơn vị yếu kém; từ đó, đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề; đồng thời, ghi nhận những điển hình đào tạo nghề, những mơ hình đào tạo nghề tốt để nhân rộng ra toàn huyện.