Để đánh giá quản lý công tác đào tạo nghề có hiệu quả hay khơng, cần kết hợp những tiêu chí đánh giá cả định tính và định lượng. Cụ thể như sau:
1.2.4.1. Đánh giá nội dung quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn
* Đánh giá nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nơng thơn
- Về phía cung: Xác định số lượng lao động có nhu cầu học nghề trong tỉnh. Thống kê số lượng lao động mong muốn được học nghề trên địa bàn tỉnh. Số lượng lao động có nhu cầu được đào tạo có thể được thống kê theo lĩnh vực nông nghiệp, phi nông nghiệp để làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu. Tỷ lệ lao động muốn học nghề trong lĩnh vực nông nghiệp tăng thể hiện khu vực sản xuất nơng nghiệp đang có sự chuyển biến về phương thức sản xuất. Còn tỷ lệ lao động muốn học nghề trong lĩnh vực phi nông nghiệp tăng thể hiện sự chuyển dịch lao động trong các khu vực kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong ngành nơng nghiệp.
Đồng thời, trong q trình nghiên cứu, những chỉ tiêu bổ sung có thể được sử dụng để đánh giá về nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nơng thơn như:
+ Các ngành nghề có nhu cầu học chủ yếu + Mục đích học nghề
+ Nhu cầu về thời gian học nghề
- Về phía cầu: Xác định tổng số nhu cầu sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề của các đơn vị kinh tế trên địa bàn tỉnh. Số lượng này tăng thể hiện các đơn vị kinh tế trong tỉnh ưa chuộng lao động đã qua đào tạo. Điều này cũng thể hiện sự thay đổi phương thức sản xuất của các đơn vị sản xuất. Đồng thời nhấn mạnh vai trò của đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn tỉnh.
- Số lượng chính sách đào tạo nghề trong tỉnh. Thống kê các chính sách liên quan đến đào tạo nghề như: chính sách phát triển mạng lưới đào tạo nghề, chính sách ưu đãi đào tạo nghề, chính sách đối với giáo viên, giảng viên đào tạo nghề…
Các chính sách nhiều và mức độ ưu đãi lớn thường thể hiện sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nơng thơn. Đồng thời, các chính sách cũng thể hiện mức độ chặt chẽ trong quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong tỉnh.
* Đánh giá công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề cho lao động nông thơn Tiêu chí đánh giá ở nội dung này bao gồm:
- UBND tỉnh có quan tâm tới việc tuyên truyền, tư vấn học nghề cho lao động nông thôn hay không?
- Nội dung tuyên truyền như thế nào? - Các hình thức tuyên truyền đã triển khai.
Khi nội dung, các hình thức tuyên truyền càng phong phú, đa dạng, dễ dàng tiếp cận với lao động nơng thơn thì hiệu quả quản lý đào tạo nghề sẽ càng cao.
* Đánh giá về tổ chức mạng lưới cơ sở giáo dục Tiêu chí đánh giá bao gồm:
- Mức độ bao trùm của mạng lưới cơ sở giáo dục
- Số lượng các cơ sở giáo dục đào tạo nghề cho lao động nông thôn. - Sự chun mơn hố, đa dạng hố loại hình đào tạo
- Số lượng và chất lượng điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo nghề. Những tiêu chí trên được đánh giá cao thể hiện việc quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn được chú trọng và đảm bảo chất lượng cho công tác đào tạo nghề được thực hiện tốt.
* Đánh giá về đội ngũ giáo viên dạy nghề và quản lý đào tạo Tiêu chí đánh giá bao gồm:
- Số lượng giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo nghề - Bố trí giáo viên ở các cơ sở đào tạo nghề
- Trình độ giáo viên ở các cơ sở đào tạo nghề - Cơ cấu giáo viên ở các cơ sở đào tạo nghề
Nếu trình độ giáo viên ở cơ sở đào tạo nghề được đánh giá cao, cơ cấu hợp lý, phù hợp với các ngành nghề đáp ứng nhu cầu của người học và các đơn vị sản xuất ở địa phương thì có thể kết luận mức độ quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn là tốt.
* Đánh giá về chương trình đào tạo nghề Tiêu chí đánh giá bao gồm:
- Số lượng giáo trình và mức độ đầy đủ giáo trình so với chương trình học. Các giáo trình có phù hợp với chương trình học hay khơng, mức độ cập nhật của các giáo trình.
- Thời gian các khố học có phù hợp với nhu cầu của người học hay khơng? - Hình thức đào tạo nghề có phù hợp với nội dung đào tạo hay không?
- Phương pháp giảng dạy có phù hợp với nội dung đào tạo và nhận thức của người học hay khơng?
Các tiêu chí này nếu được đánh giá cao thì thể hiện mức độ quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn là tốt và ngược lại.
* Đánh giá về công tác giám sát, kiểm tra đào tạo nghề cho lao động nông thôn Các tiêu chí đánh giá bao gồm:
- UBND tỉnh có quan tâm tới việc kiểm tra, đánh giá đào tạo nghề cho lao động nông thôn hay không?
- Số lượng các cuộc kiểm tra, giám sát đào tạo nghề. - Mức độ sâu của các cuộc kiểm tra, giám sát.
Các tiêu chí này thể hiện sự tham gia của lãnh đạo địa phương tới quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Ngồi ra, việc nhanh chóng giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm tra đánh giá thể hiện mức độ quản lý đào tạo nghề ở địa phương.
1.2.4.2. Đánh giá kết quả quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn
* Đánh giá về số lượng:
- Quy mơ đào tạo: Được tính bằng cách thống kê tổng số người đã được đào tạo theo từng năm, ở từng địa phương. Quy mơ đào tạo cịn được thể hiện bằng tỷ lệ giữa số lượng lao động được đào tạo với tổng số lao động ở nông thôn.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên tổng số lao động: Tỷ lệ này càng cao thì hoạt động đào tạo nghề càng được thực hiện đầy đủ và bao trùm.
* Đánh giá về chất lượng:
-Tỷ lệ lao động có việc làm đúng nghề học: được tính bằng số lao động tham gia đào tạo tìm được việc làm đúng nghề học trên tổng số lao động tham gia đào tạo tại một địa phương. Tỷ lệ này cao cho thấy tính khả thi và hợp lý của các chương trình đào tạo. Nếu tỷ lệ lao động có việc làm đúng nghề học cao cịn thể hiện cơng tác quản lý đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn được thực hiện hiệu quả.
-Tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo: được tính bằng số lao động sau khi tham gia đào tạo nghề có việc làm trên tổng số lao động đã tham gia đào tạo.