Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh thái bình (Trang 93 - 98)

3.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những thành công đạt được, công tác quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thơn ở tỉnh Thái Bình vẫn cịn những hạn chế, cụ thể:

Thứ nhất, mặc dù đã được thực hiện nhưng công tác điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề của lao động nơng thơn cịn mang tính hình thức, chưa lấy u cầu của thị trường lao động làm căn cứ. Việc điều tra, khảo sát nhu cầu chưa đảm bảo bao quát tất cả đối tượng, các lứa tuổi khác nhau.

Thứ hai, việc quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thơn cịn chồng chéo: các nghề phi nơng nghiệp thì do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý; các nghề nơng nghiệp thì do Sở Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý dẫn đến việc chỉ đạo chung còn chưa thống nhất. Thực trạng này gây khó khăn trong cả việc quản lý chun mơn và tổ chức thực hiện. Đề án ĐTN cho LĐNT tuy đã được cấp ủy Đảng, Chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện nhưng sự phối hợp giữa các cấp, các ngành nhiều nơi chưa chặt chẽ; chưa xây dựng quy chế để phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên của Ban chỉ đạo; công tác tuyên truyền thiếu thông tin và thời lượng; việc kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Đề án chưa thường xuyên; chuyển biến trong ĐTN cho LĐNT tuy có nâng lên nhưng hiệu quả chưa cao; việc triển khai và nhân rộng các mơ hình chưa sát với ngành nghề của người dân trên địa bàn.

Thứ ba, việc tuyên truyền về phát triển đào tạo nghề vẫn còn chưa đạt được hiệu quả mong muốn. Bắt đầu từ việc khảo sát nhu cầu việc làm vẫn còn chưa sâu sát tới từng hộ gia đình. Cơng tác khảo sát và tun truyền đều mang tính hình thức cao.

Thứ tư, tổ chức đào tạo nghề trong tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế. Mặc dù hệ thống cơ sở đào tạo nghề của tỉnh đã được hình thành và phát triển nhưng các cơ sở dạy nghề ngồi cơng lập cịn rất hạn chế về số lượng và chất lượng. Điều kiện cơ sở vật chất của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên còn rất thiếu thốn, thiết bị đào tạo nghề hầu như rất ít và chưa được đầu tư đồng bộ. Bên cạnh đó, số lượng phịng học, xưởng thực hành chưa đáp ứng được quy mô đào tạo thực tế của Trung tâm. Giáo viên cơ hữu của các cơ sở đào tạo vẫn cịn thiếu, do vậy tạo nên sự khó khăn khi sắp xếp giảng dạy do yêu cầu ít nhất một giáo viên cơ hữu đối với mỗi lớp đào tạo.

Công tác tuyển sinh hiện cũng gặp rất nhiều khó khăn. Chỉ tiêu đào tạo nghề cho lao động nơng thôn lại chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu đào tạo của huyện. Tỷ lệ

học sinh tốt nghiệp phổ thông theo học nghề chưa nhiều; lao động nông thôn theo học nghề chủ yếu là ngắn hạn (dưới 3 tháng).

Hơn thế nữa, sự tập trung, điều phối nguồn vốn đầu tư, nhân lực cán bộ, giáo viên trong hệ thống cơ sở dạy nghề còn kém chuyên nghiệp và chưa thật sự hiệu quả.

Cơng tác xã hội hóa đào tạo nghề triển khai thực hiện còn chậm, lượng vốn huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, người học nghề cịn rất thấp. Cơng tác tuyên truyền và nhận thức về đào tạo nghề, học nghề chưa thực sự sâu rộng, hiệu quả. Điều này khiến cho việc phân luồng học sinh tốt nghiệp gặp nhiều khó khăn do các trường dạy nghề chưa tạo được sức hút với người học và trình độ nhận thức của người dân còn thấp, học sinh và người nhà vẫn mang tâm lý thích học đại học, cao đẳng chuyên nghiệp. Thêm vào đó, nhận thức của các cấp, các ngành, các địa phương về đào tạo nghề cho lao động nơng thơn cịn chưa đầy đủ, đặc biệt trong vấn đề xã hội hóa hoạt động đào tạo nghề cho lao động nơng thơn.

Cùng với đó là cơng tác dự báo của thị trường lao động quá thiếu, không đầy đủ và kịp thời khiến người lao động lúng túng trong việc lựa chọn nghề, tìm kiếm việc làm sau khi học nghề. Công tác giới thiệu việc làm sau khi học nghề cũng gặp nhiều khó khăn do các cơ quan quản lý cịn thiếu sự năng động trong việc tìm kiếm, giới thiệu việc làm; các cơ sở dạy nghề thiếu mối quan hệ, kết nối với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng cao.

Bên cạnh đó, đầu tư cho cơng tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên còn hạn chế, đặc biệt là trong các trung tâm dạy nghề công lập. Cơng tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và chính sách đãi ngộ giáo viên đào tạo nghề chưa được quan tâm đúng mức, công tác đầu tư nghiên cứu khoa học cho các cơ sở đào tạo nghề trọng điểm, nghề trọng điểm còn yếu và chưa được quan tâm đúng mức.

Thứ năm, công tác kiểm tra, giám sát đào tạo nghề vẫn chưa được thực hiện đúng mực. Mặc dù năm 2019 tỉnh đã xây dựng bộ tiêu chí giám sát nhưng việc triển khai trên thực tế cịn chưa đồng bộ. Cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa thường xuyên, chưa đáp ứng được nhu cầu. Việc kiểm định chất lượng đào tạo nghề chưa phát huy được vai trị, nên cơng tác đánh giá kỹ năng nghề chưa được khẳng định cho sản phẩm đầu ra trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

3.3.2.2. Nguyên nhân * Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, điều kiện tự nhiên của tỉnh Thái Bình phù hợp với sản xuất nơng nghiệp. Bên cạnh đó, nơng nghiệp vốn là ngành sản xuất trọng điểm của tỉnh trong một thời gian dài nên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa mạnh mẽ. Khi yêu cầu của các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh cao hơn mức mà nguồn nhân lực đáp ứng thì nhu cầu dành cho đào tạo nghề mới cao. Vì vậy, trong những năm gần đây, đào tạo nghề của tỉnh Thái Bình mới được quan tâm nên quản lý đào tạo nghề cịn khá mới mẻ và chưa có nhiều tính chun nghiệp.

Thứ hai, mặc dù hội nhập quốc tế ở các quốc gia đang trở nên mạnh mẽ nhưng trong mỗi tỉnh thì vẫn cịn chưa đồng đều. Nếu như một số tỉnh thành khá tức thời với hội nhập và nhanh chóng chuyển biến trong đào tạo nghề thì tỉnh Thái Bình mức độ hội nhập quốc tế cịn chậm chạp. Vì vậy, cơng tác quản lý đào tạo nghề của tỉnh vẫn cịn theo cách thức khá cũ, vì thế mức độ hiệu quả chưa thật sự cao.

Thứ ba, sự tham gia của các thành phần kinh tế nông thôn trong việc đào tạo nghề vẫn còn khá mờ nhạt.Việc triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch đào tạo nghề chưa nghiêm túc. Doanh nghiệp cũng chưa tham gia nhiều vào cơng tác đào tạo nghề. Thêm vào đó, cơng tác tuyền truyền vận động thuyết phục của các cơ sở đào tạo nghề và cơ quan quản lý chưa thường xuyên, liên tục, chưa sát sao vào ý muốn và nhu cầu của nông dân.

* Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất tỉnh chưa có chính sách mạnh để phát triển đào tạo nghề nhằm thay đổi cơ cấu nguồn nhân lực của tỉnh. Chủ trương phân luồng và định hướng đào tạo nghề chưa được thực hiện một cách triệt để. Nhiều chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trong quá trình thực hiện chậm thay đổi nên khơng cịn phù hợp với nhu cầu xã hội và người học nghề. Các cơ chế, chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa được quan tâm đúng mức, dẫn tới sự chồng chéo, kém hiệu quả và bất cập như bị giới hạn về đối tượng, thời gian đào tạo và mức hỗ trợ chi phí đào tạo cịn thấp. Chương trình, giáo trình và phương pháp đào tạo hiện nay cịn bất cập, chưa đáp ứng được đúng yêu cầu thực tế và nhu cầu của người học. Việc phân bổ giữa lý thuyết và thực

hành chưa thực sự hợp lý, khiến cho người học khơng có đủ kỹ năng nghề đảm bảo được yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp.

Bộ máy quản lý nhà nước trong lĩnh vực đào tạo nghề còn thiếu ổn định, đặc biệt tại các cơ sở đào tạo nghề công lập, do vậy chưa phát huy hết tính năng động và tự chủ của đơn vị, cịn chồng chéo nhiều.

Thứ hai, trình độ nhận thức của lao động nơng thơn cịn hạn chế. Phần lớn lao động nơng thơn chưa có đủ thơng tin cần thiết để thay đổi nhận thức về vai trò của đào tạo nghề, do vậy người dân vẫn còn nhận thức xa rời thực tiễn, đặc biệt là người lao động nông thôn tại các dân tộc thiểu số. Công tác tuyên truyền tuy đã được thực hiện nhưng mới dừng lại ở thành phố, thị xã mà chưa đưa tới những vùng nông thôn xa hơn. Việc triển khai tuyên truyền cấp xã vẫn còn khá yếu.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh thái bình (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w