Đánh giá hoạt động Khoa Dược bệnh viện Quận 3 (06/2008 – 09/2009)

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA DƯỢC TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 3 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 131 - 136)

- Dùng phần mềm Microsoft Excel tính tỉ lệ % các tiêu chí nghiên cứu và vẽ các biểu đồ theo số liệu thống kê.

4.4.1.Đánh giá hoạt động Khoa Dược bệnh viện Quận 3 (06/2008 – 09/2009)

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

4.4.1.Đánh giá hoạt động Khoa Dược bệnh viện Quận 3 (06/2008 – 09/2009)

4.4.1. Đánh giá hoạt động Khoa Dược bệnh viện Quận 3 (06/2008 –09/2009) 09/2009)

- Khảo sát trên 100% nhân viên Khoa Dược (Phụ lục 02).

- Khảo sát trên 29 đối tượng là Ban giám đốc, Trưởng phó các phòng chức năng, khoa cấp cứu, các khoa cận lâm sàng, điều trị, và điều dưỡng trưởng các khoa tại bệnh viện Quận 3 (phụ lục 03).

4.4.1.1. Ứng dụng phần mềm eMed 5.0 vào quản lý dược

Bảng 4.17. Đánh giá về việc ứng dụng phần mềm vào quản lý dược Khoa Dược bệnh viện Quận 3 (06/2008 – 09/2009)

Nội dung khảo sát Khoa Dược Các khoa n Tỉ lệ % n Tỉ lệ %

Đánh giá hiệu quả việc áp dụng phần mềm eMed 5.0

- Nhanh hơn 6 42,9 19 65,5

- Ít sai sót hơn 14 100 23 79,3

- Không hiệu quả 0 0 0 0

Đánh giá về tính năng của phần

mềm eMed 5.0 TốtKhá 120 85,70

Trung bình 2 14,3

Việc triển khai phần mềm toàn diện cho toàn bệnh viện là

- Hết sức cần thiết 11 78,6 26 89,7

- Cần thiết 3 21,4 3 10,3

- Không cần thiết 0 0 0 0

Về việc đánh giá hiệu quả việc áp dụng phần mềm eMed 5.0 có 01 ý kiến khác: - Hiệu quả phần mềm phụ thuộc vào việc thiết kế phần mềm.

Biểu đồ 4.19. Đánh giá về việc ứng dụng phần mềm vào quản lý dược (06/2008 – 09/2009)

Nhận xét:

+ Về hiệu quả phần mềm eMed 5.0:

- Tỉ lệ Khoa Dược/ các khoa phòng đánh giá nhanh hơn: 42,9/65,5. - Tỉ lệ Khoa Dược/ các khoa phòng đánh giá chính xác hơn: 100/79,3.

- Thực tế phần mềm eMed hỗ trợ Khoa Dược rất nhiều trong công tác thống kê, báo cáo và kiểm soát số lượng nhập – xuất – tồn, tuy nhiên Khoa Dược vẫn phải bố trí 02 nhân lực nhập đơn xuất mỗi ngày, nên hiệu quả về độ chính xác cao hơn hiệu quả về mặt tiết kiệm thời gian.

+ Về việc triển khai phần mềm toàn diện cho bệnh viện:

- Tỉ lệ Khoa Dược/ các khoa cho rằng hết sức cần thiết: 78,6/ 89,7.

Đây cũng là mong muốn của toàn bệnh viện, và chủ trương của ngành trong việc ứng dụng tin học vào quản lý bệnh viện. Nếu có điều kiện triển khai phần mềm toàn diện đến tận phòng khám bác sĩ và bác sĩ kê đơn trực tiếp trên phần mềm Khoa Dược không phải nhập đơn xuất, hiệu quả thời gian sẽ cải thiện đáng kể. Thực tế Khoa Dược đã đề xuất Ban giám đốc triển khai phần mềm toàn diện sử dụng cho cả bệnh viện và đã được sự đồng ý của Ban giám đốc dự trù kinh phí cho phần mềm toàn diện vào ngân sách năm 2009. Kế hoạch sẽ triển khai trong quý 1 năm 2010. + Về tính năng của phần mềm eMed 5.0 trên nhân viên Khoa Dược: 85,7% đánh giá khá, 17,3% đánh giá trung bình.

- Việc áp dụng phần mềm vào quản lý dược chỉ mới thí điểm áp dụng lần đầu tại bệnh viện Quận 3, nên việc tư vấn thiết kế phần mềm theo nhu cầu chưa được tốt, có những vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng phần mềm chưa được khắc phục kịp thời.

- Nhìn chung phần mềm chưa thật sự hoàn chỉnh, chỉ mới đáp ứng được những yêu cầu cơ bản trong việc quản lý dược. Do vậy trong việc triển khai phần mềm toàn diện vào đầu năm 2010 yêu cầu Khoa Dược, các khoa phòng và bộ phận quản lý mạng của bệnh viện phải tư vấn thật kỹ trong việc thiết kế phần mềm toàn diện phù hợp với nhu cầu của bệnh viện.

4.4.1.2. Nhân lực và tổ chức Khoa Dược

Bảng 4.18. Đánh giá về nhân lực và tổ chức Khoa Dược BV Quận 3 (06/2008 – 09/2009)

Nội dung khảo sát Khoa Dược Các khoa n Tỉ lệ % n Tỉ lệ % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhân lực Khoa Dược 14 nhân viên đạt (8,69%) so với tổng nhân lực bệnh viện - Đủ để đáp ứng công việc 3 21,4 27 93,1 - Chưa đủ để đáp ứng công việc 11 78,6 2 6,9

- Nhiều so với yêu cầu 0 0 0 0

Trình độ chuyên môn tại Khoa Dược: DSĐH 02, DSTH 03, DT 08, kế toán 01 - Hợp lý 12 85,7 26 89,7 - Chưa hợp lý 2 14,3 3 10,3 Sơ đồ tổ chức – quản lý dược - Hợp lý- Chưa hợp lý 140 1000 290 1000 Về trình độ chuyên môn nhân lực dược có 03 ý kiến khác:

- Thiếu dược sĩ trung học, thừa dược sơ cấp.

- Phân bổ chưa đều về tỉ lệ dược sĩ trung cấp, sơ cấp và kế toán dược. - Cần bổ sung dược sĩ đại học và dược sĩ trung học.

Biểu đồ 4.20. Đánh giá về số lượng nhân lực Khoa Dược BV Quận 3 (06/2008 – 09/2009)

Biểu đồ 4.21. Đánh giá trình độ nhân lực và sơ đồ tổ chức Khoa Dược BV Quận 3 (06/2008 – 09/2009)

Nhận xét:

+ Về số lượng nhân lực Khoa Dược:

- Tỉ lệ Khoa Dược/ các khoa phòng đánh giá đủ đáp ứng công việc: 21,4/93,1. - Tỉ lệ Khoa Dược/ các khoa phòng đánh giá chưa đủ đáp ứng công việc: 78,6/6,9. - Thực tế nhận thấy Khoa Dược là một trong những khoa có nhiều nhân lực nhất trong bệnh viện, tuy nhiên để thực hiện đầy đủ chức năng của Khoa Dược thì nhiều vị trí phải kiêm nhiệm, nếu các vị trí đầy đủ không phải kiêm nhiệm, Khoa Dược phải cần đến 18 nhân sự (bảng 4.15). Do vậy giải pháp hiện nay là yêu cầu Khoa Dược phải tổ chức phân công, phân nhiệm một cách khoa học để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ tại khoa với nguồn nhân lực hiện có, ứng dụng triệt để tin học vào quản lý để tiết kiệm được nhân lực và thời gian. Đồng thời phải cân nhắc việc đề xuất xin bổ sung nhân lực, sẽ gặp ý kiến không đồng tình của các khoa phòng khác trong bệnh viện.

+ Về trình độ nhân lực Khoa Dược:

- Tỉ lệ Khoa Dược/ các khoa phòng đánh giá hợp lý: 85,7/89,7. - Tỉ lệ Khoa Dược/ các khoa phòng đánh giá chưa hợp lý: 14,3/10,3.

Nhìn chung có sự đồng nhất trong đánh giá giữa Khoa Dược và các khoa phòng, có 03 ý kiến khác:

- Thiếu dược sĩ trung học, thừa dược sơ cấp.

- Phân bổ chưa đều về tỉ lệ dược sĩ trung cấp, sơ cấp và kế toán dược. - Cần bổ sung dược sĩ đại học và dược sĩ trung học.

- Hiện tại Khoa Dược có 06 DT đang học DSTH vào cuối năm 2009 sẽ tốt nghiệp, trình độ nhân lực Khoa Dược được nâng lên, về nhân lực có trình độ DSĐH hiện tại là 2/40 so với tổng số bác sĩ toàn bệnh viện thì vẫn chưa đủ so với quy định về biên chế sự nghiệp trong các cơ sở nhà nước là 1/8 – 1/15 [2]. Tuy nhiên 91,3% các khoa phòng cho rằng số lượng nhân lực Khoa Dược như hiện tại là đủ để đáp ứng công việc, do vậy giải pháp khả thi nhất hiện nay là tạo điều kiện nâng cao trình độ nhân lực hiện có, việc xin bổ sung nhân sự là rất khó khăn.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA DƯỢC TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 3 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 131 - 136)