Kiến thức và kỹ năng hành nghề của nhân viên Khoa Dược

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA DƯỢC TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 3 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 96 - 99)

- Dùng phần mềm Microsoft Excel tính tỉ lệ % các tiêu chí nghiên cứu và vẽ các biểu đồ theo số liệu thống kê.

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

4.3.4. Kiến thức và kỹ năng hành nghề của nhân viên Khoa Dược

Để các giải pháp tổ chức – quản lý dược áp dụng tại Khoa Dược được thuận lợi, một yếu tố hết sức quan trọng là kiến thức và kỹ năng hành nghề của nhân lực Khoa Dược.

Qua khảo sát, số lượng nhân viên Khoa Dược đã hoặc đang học nâng cao kiến thức là 12/14 nhân viên, đạt tỉ lệ 78,6%.

Bảng 4.16. Kết quả khảo sát về kiến thức và kỹ năng chuyên môn của nhân viên Khoa Dược bệnh viện Quận 3 (06/2008 – 09/2009)

Nội dung khảo sát n Tỉ lệ %

Kiến thức đã tự trang bị hoặc

đang theo học Dược sau đại họcDược đại học 10 8,30,0

Dược trung học 4 33,3 GPP 4 33,3 GSP 1 8,3 Quản lý nhà nước 1 8,3 Ngoại ngữ 2 16,7 Vi tính 10 83,3

Kỹ năng giao tiếp 1 8,3

Kiến thức khác (dược tá) 1 8,3 Lãnh đạo khoa, lãnh đạo bệnh

viện tạo điều kiện thuận lợi trong việc nhân viên khoa học tập nâng cao trình độ

- Thuận lợi 12 100

- Không thuận lợi 0 0

Kinh phí đạo tạo - Bệnh viện trả 100% 1 8,3

- Bệnh viện hỗ trợ 2 16,7

- Tự túc 9 75,0

Hình thức phân bổ thời gian - Tập trung 4 33,3

- Bán tập trung 0 0,0

- Ngoài giờ 8 66,7

Kiến thức cần trang bị - Dược sau đại học 1 7,1

- Dược đại học 1 7,1 - Dược trung học 4 28,6 - GPP 4 28,6 - GSP 3 21,4 - Quản lý nhà nước 1 7,1 - Ngoại ngữ 3 21,4 - Vi tính 4 28,6

- Kỹ năng giao tiếp 4 28,6

Biểu đồ 4.18. Kiến thức đã tự trang bị hoặc đang theo học so với với nhu cầu - Tỉ lệ nhân lực đang học hoặc đã tự trang bị kiến thức vi tính là cao nhất (10/14), tiếp đến dược trung học, GPP (4/14).

- Lãnh đạo Khoa Dược và lãnh đạo bệnh viện tạo điều kiện thuận lợi (100%) - Kinh phí đào tạo phần lớn là do cá nhân tự túc (75,0%).

- Hình thức phân bổ thời gian học chủ yếu là học ngoài giờ hành chính (66,7%). + Về nhu cầu kiến thức cần trang bị:

- 1/2 DSĐH đang học sau đại học, 1/2 còn lại có nhu cầu (100% thấy cần thiết). - 1/3 DSTH có nhu cầu học lên DSĐH (33,3% thấy cần thiết).

- 4/8 dược tá đang học DSTH, 4/8 còn lại đều có nhu cầu (100% thấy cần thiết). - 04 nhân viên đã học GPP, 04 còn lại có nhu cầu (57,1% thấy cần thiết).

- 01 nhân viên đã học GSP, 03 còn lại có nhu cầu (28,61% thấy cần thiết). - 1/2 DSĐH đã học QLNN, 1/2 còn lại có nhu cầu (100% thấy cần thiết).

- 02 nhân viên đang học ngoại ngữ, 03 còn lại có nhu cầu (35,7% thấy cần thiết). - 10/14 nhân viên đã hoặc đang học vi tính, 4/14 còn lại có nhu cầu (100% thấy cần thiết).

- 01 nhân viên đã học giao tiếp, 04 còn lại có nhu cầu (35,7% thấy cần thiết). - 01 nhân viên kế toán đang học dược tá.

Nhận xét:

+ Số lượng nhân viên Khoa Dược đã hoặc đang học nâng cao trình độ là 12/14 nhân viên, tùy vào trình độ hiện tại và vị trí công tác hầu hết nhân viên đều mong muốn được nâng cao kiến thức và kỹ năng hành nghề … qua khảo sát nhận thấy để đáp ứng tốt cho công việc, kiến thức và kỹ năng hành nghề nhu cầu như sau:

- DSĐH: nhu cầu học sau đại học (100%), quản lý nhà nước (100%). - DSTH: nhu cầu học đại học (33,3%).

- Dược tá: nhu cầu học DSTH (100%).

- Nhu cầu các kiến thức và kỹ năng còn lại: vi tính (100%), GPP (57,1%), ngoại ngữ (35,7%), giao tiếp (35,7%), GSP (28,6%).

+ 100% nhân viên đều được lãnh đạo khoa và Ban giám đốc tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập.

+ Về phân bổ thời gian học tập 66,7% là học ngoài giờ, 33,3% học tập trung. Hiện bệnh viện chỉ giải quyết học tập trung và hỗ trợ kinh phí cho nhân viên học theo hệ chính quy có thi tuyển và chiêu sinh gửi về bệnh viện, không giải quyết cho việc học tại chức tại các trường trung học xét tuyển. Đây là giải pháp tạo công bằng cho nhân nhân viên phấn đấu học tập vì hệ trung cấp dược tại trường đại học Y dược Tp.HCM phải thi tuyển đầu vào trong khi tại các trường trung học dân lập chỉ xét tuyển.

+ Kết quả khảo sát cho thấy khi tiến hành áp dụng phần mềm eMed 5.0 vào quản lý dược và tập huấn các sử dụng cho nhân viên, hầu hết nhân viên Khoa Dược đều ý thức được cần phải trang bị kiến thức tin học để phục vụ tốt công việc. Ngoài ra với việc các trường Trung học tư thục xét tuyển DSTH tạo điều kiện thuận lợi cho dược tác nâng cao trình độ nên 100% dược tá tại khoa đều có nhu cầu học nâng cao trình độ lên DSTH, nhưng hiện tại Ban giám đốc và lãnh đạo Khoa Dược chỉ giải quyết cho 50% đi học trước để đảm bảo công tác tại khoa, 50% còn lại trong năm 2009 sẽ tiếp tục giải quyết cho đi học.

Điều này cho thấy kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của nhân lực dược là một trong những yếu tố quyết định việc thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Khoa Dược.

4.3.5. Công tác cung cấp thuốc, y dụng cụ, hóa chất

“Hội đồng thuốc và điều trị” đóng vai trò chính trong việc xây dựng các danh mục:

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA DƯỢC TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 3 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w