Công tác thông tin thuốc [16]

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA DƯỢC TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 3 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 126 - 128)

- Dùng phần mềm Microsoft Excel tính tỉ lệ % các tiêu chí nghiên cứu và vẽ các biểu đồ theo số liệu thống kê.

4.3.9.3.Công tác thông tin thuốc [16]

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

4.3.9.3.Công tác thông tin thuốc [16]

Nhiệm vụ của Thông tin thuốc là làm cách nào để cập nhật kiến thức về thuốc và đưa vào mối quan hệ bác sĩ, dược sĩ và điều dưỡng trong sử dụng thuốc hợp lý an toàn cho người bệnh.

Bộ phận Thông tin thuốc có trách nhiệm: nghiên cứu tất cả các nguồn thông tin sẵn có, so sánh các ưu điểm, nhược điểm của các nguồn thông tin này và chọn các nguồn thông tin bổ ích nhằm mục tiêu:

- Đảm bảo thuốc chất lượng, an toàn và hiệu quả - Tăng cường sử dụng thuốc hợp lý an toàn - Phục vụ mục đích giám sát và đánh giá - Phục vụ quyết định chính xác và kịp thời. - Nhằm sử dụng hiệu quả thời gian và tài nguyên

+ Thông tin thuốc là 1 trong 5 yêu cầu quyết định sử dụng thuốc hợp lý (chỉ định thích hợp, thuốc thích hợp, bệnh nhân thích hợp, thông tin thích hợp, theo dõi thích hợp).

Bộ phận Thông tin thuốc phải lưu ý về chất lượng của thông tin: khách quan, không thiên vị, có giá trị khoa học, dựa trên bằng chứng, được cập nhật.

+ Bộ phận Thông tin thuốc lấy nguồn thông tin từ:

- Thông tin từ sách : USP (dược điển Mỹ), BNF (dược thư quốc gia Anh), VNDF (dược thư quốc gia Việt Nam) …

- Danh mục quốc gia về thuốc thiết yếu và các hướng dẫn điều trị. - Tạp chí y học.

- Các nguồn thông tin từ ngành công nghiệp dược phẩm.

- Các Website thông tin thuốc : www.cochrane.org, www.usp.org, www.ashp.org, www.cimsi.org.vn/CucQuanLyDuoc.htm ...

+ Tổ chức hoạt động:

- Dược sĩ phụ trách phải thường xuyên trao dồi kiến thức thông tin thuốc về dược lý lâm sàng và dược lâm sàng, có kiến thức sử dụng thuốc, ngoại ngữ …

- Tổ chức sinh hoạt khoa học định kỳ 1 – 2 lần/ quý, với sự hỗ trợ của phòng Kế hoạch tổng hợp.

- Thông tin thuốc qua bản tin bệnh viện với các thông tin: Phản ứng có hại và các nguy hại của thuốc, các khuyến cáo về điều trị (điều trị trong trường hợp dùng thuốc quá liều, ngộ độc thuốc …), các thông báo (những thuốc được phép lưu hành, những thuốc đã bị thu hồi và bị cấm ở Việt Nam và ở các nước khác) …

+ Cách thu thập câu hỏi thông tin:

- Dùng điện thoại để tiếp nhận và trả lời yêu cầu trực tiếp từ thầy thuốc và điều dưỡng.

- Với thông tin không cần ngay: Dùng thùng thư đặt tại các khoa điều trị, người có nhu cầu (bác sĩ, dược sĩ, cán bộ Y tế khác hoặc người bệnh) viết câu hỏi lên giấy, bỏ vào thùng thư, cuối ngày bộ phận văn thư bệnh viện có trách nhiệm đưa về bộ phận thông tin thuốc.

+ Hình thức trả lời:

- Trả lời qua điện thoại: Chuẩn bị sẵn sàng trả lời những câu hỏi khác của người đặt câu hỏi khi nghe thông tin giải đáp.

- Trả lời bằng văn bản.

Nhận xét:

+ Hội đồng thuốc và điều trị:

- Bệnh viện đã thành lập “Hội đồng thuốc và điều trị” trong đó Trưởng Khoa Dược là Phó chủ tịch kiêm ủy viên thường trực. “Hội đồng thuốc và điều trị” có quy chế

hoạt động nhưng thực tế chỉ mới thể hiện vai trò trong công tác xây dựng các danh mục thuốc, y dụng cụ, hóa chất cho bệnh viện, các chức năng còn lại hiện tại vẫn chưa thật sự hiệu quả.

- Việc nâng cao vai trò của của “Hội đồng thuốc và điều trị” gắn liền với uy tín và vị trí của Khoa Dược trong bệnh viện.

+ Dược lâm sàng:

- Cách thức thực hiện đã được đưa ra nhưng trình độ kiến thức chuyên môn của dược sĩ tại Khoa Dược chưa đủ đáp ứng được công tác dược lâm sàng.

- Việc bình bệnh án chưa đi sâu vào vấn đề, chỉ dừng lại ở việc góp ý với bác sĩ trong việc kê đơn đúng theo quy chế, ghi tên hoạt chất với thuốc đơn chất, và khuyến cáo bác sĩ trong việc phối hợp kháng sinh, việc ghi đơn theo thói quen ghi tên biệt dược nên đôi lúc các biệt dược phối hợp lại trùng hoạt chất.

+ Thông tin thuốc:

- Mặc dù đã đưa ra quy trình cụ thể và hình thức thông tin thuốc trong bệnh viện, nhưng việc nghiên cứu tổng hợp tài liệu cho bộ phận thông tin thuốc chưa được các dược sĩ nhiệt tình tham gia.

- Công tác thông tin thuốc chưa được sự hỗ trợ tích cực của “Hội đồng thuốc và điều trị” nên còn gặp khó khăn và nhiều hạn chế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thông tin thuốc hiện tại chủ yếu chỉ thông báo đến bác sĩ những thuốc bị thu hồi và đình chỉ lưu hành, những thuốc mới, thuốc tồn kho, ít sử dụng để bác sĩ kê đơn.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA DƯỢC TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 3 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 126 - 128)