Thực hiện quy chế quản lý thuốc gây nghiện [9][14]

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA DƯỢC TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 3 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 117 - 119)

- Dùng phần mềm Microsoft Excel tính tỉ lệ % các tiêu chí nghiên cứu và vẽ các biểu đồ theo số liệu thống kê.

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

4.3.8.1. Thực hiện quy chế quản lý thuốc gây nghiện [9][14]

+ Dự trù:

Thuốc gây nghiện tại bệnh viện được sử dụng cho khoa cấp cứu và điều trị nội trú, không sử dụng cho bệnh nhân ngoại viện.

Căn cứ vào kết luận của “Hội đồng thuốc và điều trị” về số lượng và chủng loại thuốc gây nghiện sử dụng trong năm, thông thường cơ số bằng với năm trước. Khoa Dược làm dự trù mua thuốc gây nghiện gửi Sở Y tế Tp.HCM, trường hợp dự trù vượt quá mức so với năm trước thì bệnh viện phải làm giải trình lý do.

- Khoa Dược lập dự trù theo mẫu quy định, làm thành 04 bản (Sở Y tế giữ 02 bản, bệnh viện giữ 01 bản và công ty cung cấp giữ 01 bản), trình Ban giám đốc ký duyệt. - Khi cần thiết có thể dự trù bổ sung.

- Thời gian dự trù phải trước ngày 25/12 của năm trước.

+ Giao nhận:

- Dược sĩ phụ trách kho có trách nhiệm giao nhận thuốc gây nghiện.

- Khi giao nhận phải kiểm tra, đối chiếu cẩn thận tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng, số lô sản xuất, hạn dùng, chất lượng thuốc. Giao nhận xong hai bên phải ký và ghi rõ họ tên vào chứng từ xuất kho, nhập kho.

+ Bảo quản:

- Thuốc gây nghiện được nhập vào kho chẵn và được bảo quản vào khu vực riêng có khóa chắc chắn do dược sĩ phụ trách kho bảo quản.

- Danh mục và cơ số thuốc cấp cứu của khoa cấp cứu và các khoa điều trị được “Hội đồng thuốc và điều trị” quy định và ký duyệt của Giám đốc bệnh viện. Kho lẻ cấp phát giao cơ số thuốc cấp cứu theo danh mục được duyệt cho khoa cấp cứu và các khoa điều trị vào đầu năm. Trưởng khoa cấp cứu, Trưởng khoa các khoa điều trị có trách nhiệm phân công y tá trực quản lý và bảo quản thuốc gây nghiện trong tủ thuốc trực.

+ Cấp phát – sử dụng:

- Kho lẻ cấp phát thuốc gây nghiện cho khoa cấp cứu, các khoa điều trị theo phiếu lãnh thuốc gây nghiện (mẫu số 3), và thực hiện đúng quy trình cấp phát đã xây dựng.

+ Sổ ghi chép:

- Nhập – xuất thuốc gây nghiện phải ghi vào sổ Xuất – Nhập thuốc gây nghiện (mẫu số 6).

- Sổ sách, chứng từ liên quan đến thuốc gây nghiện được bộ phận hành chính Khoa Dược lưu giữ 05 năm. Hết thời hạn lưu trữ Khoa Dược có trách nhiệm trình Ban giám đốc và “Hội đồng thuốc và điều trị” để hủy, lập biên bản hủy và lưu tại bộ phận hành chính của bệnh viện.

+ Báo cáo:

- Hàng tháng tình hình sử dụng thuốc gây nghiện được báo cáo chung với báo cáo nguồn thuốc điều trị sử dụng tại bệnh viện.

- Ngày 25/6 và 25/12 hàng năm, bộ phận thống kê có trách nhiệm tổng hợp báo cáo xuất – tồn thuốc gây nghiện để Trưởng Khoa Dược trình Ban giám đốc báo cáo Sở Y tế Tp.HCM.

+ Báo cáo đột xuất:

Khi xảy ra tình trạng nhầm lẫn, ngộ độc, mất trộm, thất thoát phải có trách nhiệm báo cáo ngay với Ban giám đốc để xin ý kiến giải quyết.

+ Báo cáo xin hủy thuốc gây nghiện:

- Trường hợp thuốc gây nghiện hết hạn sử dụng hoặc kém chất lượng cần hủy, Khoa Dược lập báo cáo ghi rõ tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng , số lô, hạn dùng, lý do xin hủy và phương pháp hủy trình Ban giám đốc duyệt gửi Sở Y tế Tp.HCM. Việc hủy thuốc chỉ được thực hiện khi được Sở Y tế Tp.HCM trực tiếp phê duyệt bằng văn bản.

- Ban giám đốc lập hội đồng hủy thuốc trong đó thành phần chủ yếu là “Hội đồng thuốc và điều trị”, có biên bản hủy thuốc và sau khi hủy xong phải báo cáo Sở Y tế Tp.HCM

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA DƯỢC TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 3 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 117 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w