Nhân lực và tổ chức khoa

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA DƯỢC TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 3 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 147 - 152)

- Dùng phần mềm Microsoft Excel tính tỉ lệ % các tiêu chí nghiên cứu và vẽ các biểu đồ theo số liệu thống kê.

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1.2.2. Nhân lực và tổ chức khoa

- Số lượng nhân viên bệnh viện tuyến thành phố dao động từ 25 – 43 nhân viên, các khoa đều có DS sau ĐH, và DSTH chiếm phần lớn nhân lực trong khoa.

- Số lượng nhân viện bệnh viện tuyến quận huyện dao động từ 5 – 13 nhân viên, trình độ nhân viên phân bố không đều, bệnh viện Quận 6 và Quận 11 có DS sau ĐH.

+ Về phân bổ nhân lực tại các bộ phận:

- Hầu hết nhân lực tại các bộ phận đều phải kiêm nhiệm, nhất là bộ phận chuyên môn phụ trách dược lâm sàng, thông tin thuốc và nghiên cứu khoa học, chỉ riêng bệnh viện Nhân Dân 115 là có DS sau ĐH phụ trách bộ phận chuyên môn.

- Hầu hết các bệnh viện khảo sát cho thấy nếu nhân lực đầy đủ cho các bộ phận không phải kiêm nhiệm thì thiếu từ 1 – 5 nhân lực trình độ đại học trở lên.

+ Về cơ cấu nhân lực tại các bộ phận:

- Bộ phận hành chính: bệnh viện tuyến thành phố dao động từ 15,5% – 20% nhân lực của khoa. Bệnh viện tuyến quận huyện dao động từ 20% – 25% nhân lực của khoa.

- Bộ phận kho: bệnh viện tuyến thành phố dao động từ 42,5% – 60% nhân lực của khoa. Bệnh viện tuyến quận huyện dao động từ 50% – 70% nhân lực của khoa. - Bộ phận pha chế: bệnh viện tuyến thành phố dao động từ 9,3% – 20% nhân lực của khoa. Bệnh viện tuyến quận huyện không có bộ phận pha chế.

- Bộ phận chuyên môn: bệnh viện tuyến thành phố dao động từ 6,9% – 12% nhân lực của khoa. Bệnh viện tuyến quận huyện dao động từ 10% – 25% nhân lực của khoa, tuy nhiên hầu hết là đều kiêm nhiệm.

- Nhà thuốc bệnh viện: bệnh viện tuyến thành phố dao động từ 25,58% – 37,5% nhân lực của khoa, riêng bệnh viện Nguyễn Trãi nhà thuốc bệnh viện liên kết ngoài. Bệnh viện tuyến quận huyện có 2/4 nhà thuốc bệnh viện do Khoa Dược quản lý, nhân lực dao động từ 25% – 30,77% tổng nhân lực Khoa Dược.

- 100% nhà thuốc các bệnh viện khảo sát đều đã đạt GPP. Bệnh viện tuyến thành phố 80% nhà thuốc bệnh viện do Khoa Dược quản lý. Bệnh viện tuyến quận huyện 50% nhà thuốc do Khoa Dược quản lý.

- Phần mềm quản lý: bệnh viện tuyến thành phố 40% đã triển khai phần mềm toàn diện cho bệnh viện, 60% chỉ mới triển khai phẩn mềm quản lý ở Khoa Dược. Bệnh

viện tuyến quận huyện 50% triển khai phần mềm toàn diện cho bệnh viện, 50% chưa triển khai phần mềm vào quản lý.

5.1.2.3. Công tác chuyên môn

- 100% bệnh viện khảo sát đều đã xây dựng “Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại bệnh viện”.

- Bệnh viện tuyến thành phố 100% có thực hiện đấu thầu trong đó có 40% bệnh viện vừa thực hiện đấu thầu và áp thầu. Bệnh viện tuyến quận huyện 100% thực hiện theo hình thức áp thầu.

- Bệnh viện tuyến thành phố với sự hỗ trợ của phần mềm quản lý dược, công tác tổ chức, quản lý cấp phát thực hiện khá tốt. Bệnh viện Cấp Cứu Trưng Vương có quy trình khám chữa bệnh khá hợp lý, thuận tiện cho bệnh nhân từ khi khám chữa bệnh đến khi lãnh thuốc. Khoa Dược xây dựng quy trình cấp phát thuốc tại kho cấp phát và tại nhà thuốc bệnh viện rất cụ thể và tập huấn nhân viên thực hiện rất tốt. Một số bệnh viện tuyến quận huyện chưa có quy trình khám chữa bệnh hợp lý, vị trí cấp phát thuốc nằm cách xa khu vực khám BHYT. Bệnh viện Quận 5 có vị trí kho lẻ cấp phát thuận lợi cho bệnh nhân đến nhận thuốc nhưng chưa xây dựng quy trình cấp phát thuốc.

- Bệnh viện tuyến thành phố có điều kiện vật chất kho khá tốt, đảm bảo điều kiện bảo quản. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có cơ sở vật chất kho hoàn chỉnh, xây dựng và quản lý kho theo các tiêu chuẩn GSP, các quy trình bảo quản, xuất nhập kho được xây dựng và tuân thủ thực hiện.

- “Hội đồng thuốc và điều trị” tại bệnh viện Nhân Dân 115 hoạt động hiệu quả, đã xây dựng quy chế hoạt động của “Hội đồng thuốc và điều trị”, “Quy chế dược lâm sàng”, “Quy chế thông tin thuốc. Vai trò của “Hội đồng thuốc và điều trị” có vai trò quan trọng trong việc thực hiện công tác chuyên môn tại Khoa Dược.

- Công tác thông tin thuốc và nghiên cứu khoa học kỹ thuật ở bệnh viện Nhiệt Đới được thực hiện bài bản và đều đặn định kỳ 2 lần/ tháng. Hầu hết bệnh viện tuyến quận huyện công tác Khoa Dược tập trung vào việc cung ứng và cấp phát thuốc cho bệnh nhân BHYT, bộ phận dược lâm sàng, thông tin thuốc chưa được quan tâm

đúng mức, chỉ riêng bệnh viện Quận 11 công tác dược lâm sàng và thông tin thuốc được Khoa Dược tổ chức tốt và định kỳ sinh hoạt 1 lần/quý.

5.1.3. Đề xuất một số giải pháp tổ chức – quản lý dược và áp dụng thựchiện tại Khoa Dược bệnh viện Quận 3 (06/2008 – 09/2009) hiện tại Khoa Dược bệnh viện Quận 3 (06/2008 – 09/2009)

5.1.3.1. Cơ sở vật chất Khoa Dược

- Xây mới kho chẵn diện tích 35 m2, kho lẻ diện tích 16 m2 sát liền với kho chẵn. - Dời kho y dụng cụ, hóa chất xuống tầng trệt, diện tích 20 m2 và bố trí tại khu vực riêng biệt

- Sửa chữa nâng cấp kho đông y.

- Trang bị cơ sở vật chất phục vụ công tác bảo quản cho kho.

- Bố trí vị trí kho lẻ cấp phát theo quy trình khám chữa bệnh một chiều, bệnh nhân sau khi khám bệnh sẽ đến kho lẻ cấp phát nhận thuốc và ra về.

- Ứng dụng phần mềm eMed 5.0 vào quản lý dược tại Khoa Dược, và nối mạng nội bộ đến các phòng chức năng và các khoa điều trị.

5.1.3.2. Nhân lực và tổ chức Khoa Dược

- Bổ sung nhân lực Khoa Dược: 1 DSĐH, 1 DSTH, 2 dược tá và 1 kế toán.

- Tổng nhân viên Khoa Dược là 14 chiếm tỉ lệ 8,69% so với tổng số cán bộ công nhân viên toàn bệnh viện là 161. Và tỉ lệ cơ cấu chuyên môn DSĐH/BS là 2/40. - Xây dựng sơ đồ tổ chức khoa và phân công phân nhiệm trong quản lý khoa.

- Tỉ lệ phân bổ nhân lực trong khoa: bộ phận hành chính 28,57%, bộ phận kho 71,43%, bộ phận chuyên môn 14,29%.

5.1.3.3. Kiến thức và kỹ năng hành nghề của nhân viên Khoa Dược

+ Số lượng nhân viên Khoa Dược đã hoặc đang học nâng cao trình độ là 12/14 nhân viên đạt tỉ lệ 78,6%. Nhu cầu về kiến thức và kỹ năng hành nghề:

- DSĐH: nhu cầu học sau đại học (100%), quản lý nhà nước (100%). - DSTH: nhu cầu học đại học (33,3%).

- Nhu cầu các kiến thức và kỹ năng còn lại: vi tính (100%), GPP (57,1%), ngoại ngữ (35,7%), giao tiếp (35,7%), GSP (28,6%).

+ 100% nhân viên đều được lãnh đạo khoa và Ban giám đốc tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập.

+ Về phân bổ thời gian học tập 66,7% là học ngoài giờ, 33,3% học tập trung.

5.1.3.4. Công tác chuyên môn

+ Bệnh viện đã thành lập “Hội đồng thuốc và điều trị” bệnh viện Quận 3.

+ “Hội đồng thuốc và điều trị” đóng vai trò chính trong việc xây dựng các danh mục, xây dựng quy trình và tiêu chí lựa chọn thuốc:

- Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại bệnh viện Quận 3. - Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện Quận 3.

- Danh mục vị thuốc y học cố truyền sự dụng tại bệnh viện Quận 3.

- Danh mục thuốc vượt tuyến chuyên môn kỹ thuật sử dụng tại bệnh viện Quận 3. - Danh mục vật tư y tế tiêu hao, vật tư y tế thay thế sử dụng tại bệnh viện Quận 3. - Danh mục và cơ số thuốc cấp cứu sử dụng cho khoa cấp cứu và các khoa điều trị tại bệnh viện Quận 3.

+ Xây dựng các quy trình:

- Quy trình “Cấp bệnh nhân ngoại trú BHYT”. - Quy trình “Cấp bệnh nhân nội viện BHYT”.

- Quy trình “Cấp phát khoa cấp cứu và khoa điều trị”. - Quy trình “Nhập kho”.

- Quy trình “Xuất kho”.

- Quy trình “Sắp xếp trình bày”.

- Quy trình “Bảo quản và theo dõi chất lượng”. - Quy trình “Vệ sinh kho”

- Quy trình “Giải quyết khiếu nại hoặc thu hồi”

+ Công tác thống kê, báo cáo dự trù và quản lý kho đều thực hiện trên phần mểm eMed 5.0

+ 100% nhân viên khoa được tập huấn sử dụng phần mềm eMed 5.0, và các quy trình cấp phát, bảo quản đưa ra.

+ Thuốc bảo quản tại kho chẵn được sắp xếp theo 4 cấp: phân loại theo quy chế, nguồn sử dụng, dạng bào chế, tác dụng dược lý.

+ Thuốc tại kho lẻ được sắp xếp theo 3 cấp: nguồn sử dụng, dạng bào chế, tác dụng dược lý.

+ Thực hiện bảo quản thuốc, y dụng cụ, hóa chất theo nguyên tắc 3 dễ, 5 chống và nguyên tắc FIFO – FEFO.

+ Kho đông y hiện do Khoa Dược quản lý nhưng thực tế công tác sắp xếp, bảo quản và cấp phát thuốc đông y đều do nhân viên khoa đông y thực hiện.

+ Thực hiện đúng các quy chế quản lý thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và phổ biến quy chế đến các khoa điều trị, khoa cấp cứu. Định kỳ 1 lần/ tháng Khoa Dược tự kiểm tra việc thực hiện quy chế và cùng Ban kiểm tra bệnh viện 1 lần/ quý kiểm tra việc thực hiện quy chế tại Khoa Dược và các khoa điều trị, khoa cấp cứu.

+ Cách thức thực hiện công tác dược lâm sàng, công tác thông tin thuốc đã được đưa ra nhưng hoạt động chưa hiệu quả.

+ Tiếp nhận học viên của các trường trung học y tế về thực tập tại khoa tuy nhiên chưa bài bản và khoa học. DSĐH tại khoa chưa tích cực trong công tác nghiên cứu khoa học.

+ Nhà thuốc bệnh đạt chuẩn GPP, do bệnh viện liên kết với công ty Sapharco tổ chức.

5.1.4. Đánh giá các giải pháp tổ chức – quản lý dược áp dụng thực hiệntại Khoa Dược bệnh viện Quận 3 (0 6/2008 – 09/2009)

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA DƯỢC TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 3 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 147 - 152)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w