II ÐỜI SỐNG CỦA TỲ-KHEO

Một phần của tài liệu Duc Phat Lich Su (Trang 106 - 113)

III. ANATTA: VƠ NGÃ

II ÐỜI SỐNG CỦA TỲ-KHEO

Vì Tăng chúng của đức Phật thuộc về phong trào Sa-mơn thành lập vào thế kỷ thứ sáu trước CN như một hình thức thay thế tế lễ của Bà-la-mơn giáo, nên hiển nhiên là hội chúng này mang những đặc tính của nếp sống Sa-mơn: độc cư (khơng kết hơn), khơng tài sản, du hành khơng nhà cửa, sống nhờ khất thực. Tuy nhiên, các Giới Luật cần phải được thiết lập liên hệ đến các vấn đề trên, hoặc trước kia chưa được ấn định rõ ràng trong các giáo phái Sa-mơn cũ, hoặc đối với các vấn đề trên, Giáo hội đức Phật theo một đường lối khác biệt.

Những lời giáo huấn của đức Phật về hành vi thái độ của chư Tăng khơng chỉ chứa đựng trong Luật Tạng (Vinaya Pitaka), mà xuyên suốt Kinh Tạng Pàli. Ngay khi về già, đức Phật cũng khơng ngừng quan tâm huấn luyện chư Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni nỗ lực đoạn trừ tham ái là nguyên nhân khổ đau và giáo hĩa chư vị trong cách xử thế chân chánh giữa đời. Vì tin rằng dư luận cĩ thiện cảm thuận lợi của quần chúng là điều quan trọng đối với việc truyền bá Giáo Pháp, nên ngài luơn sẵn sàng thay đổi hoặc hủy bỏ những quy luật gây nên những phê bình bất lợi.

Một ví dụ điển hình là lời ngài dạy về phép lịch sự lúc hắt hơi. Cĩ lần, đang lúc ngài thuyết giảng, ngài hắt hơi và bị quấy rối vì chư Tăng làm gián đoạn bài Pháp của ngài với lời chúc lành: "Kính chúc Thế Tơn trường thọ!". Do đĩ ngài bảo về sau chư vị đừng dùng câu nĩi này hoặc đáp lại nĩ nữa. Tuy thế, chẳng bao lâu, lại hĩa ra là giới cư sĩ tại gia thốt lời chúc lành một vị Tỳ-kheo hắt hơi tưởng rằng vị ấy bất lịch sự khơng biết đáp lễ. Vì vậy đức Phật rút lui lệnh ấy và cho phép chư Tăng đáp lại lời chúc lành với câu tùy hỉ thường lệ: "Chúc quý vị trường thọ!. (Cv 5. 33. 3)

Lúc nào ngài cũng sẵn sàng nhận những lời đề nghị đặt các điều luật mới dù chúng phát xuất từ phía nào đi nữa. Quả thật, ngồi chư Tăng, cịn nhiều cư sĩ tại gia, bao gồm vua Bimbisàra, y sĩ Jìvaka, ơng Anàthapindika, và bà Visàkhà giúp ngài thành lập Giới Luật của Giáo hội bằng cách đưa ra những đề nghị hợp lý.

Theo lời đề nghị của y sĩ Jìvaka, người được vua Bimbisàra chỉ định làm y sĩ chính thức của Tăng chúng, những ai bị bệnh phong cùi, mụt nhọt, chốc lở, lao phổi và động kinh đều khơng được phép gia nhập Giáo hội (Mv 1. 39). Bằng cách này những người mắc bệnh trên bị ngăn cấm xuất gia với mục đích được y sĩ Jìvaka chữa trị miễn phí! Các nguyên nhân khác khơng được chấp nhận xuất gia là trường hợp những người thiếu nam căn (Mv 1. 61), người lưỡng tính (Mv 1. 68), người què chân, cụt tay, mặt mày méo mĩ, lưng gù, lùn hoặc cĩ bướu cổ, chân khập khễnh, già yếu, mù, điếc hay người bị bệnh phù voi, giun chỉ do muỗi truyền bệnh đặc biệt ở các vùng trồng lúa (Mv 1. 71). Các luật lệ này nhằm bảo đảm Giáo hội khỏi trở thành nhà dưỡng bệnh cho những người mất khả năng ở ngồi xã hội.

Cũng bị ngăn cấm xuất gia là đám binh sĩ hiện đang phục vụ nhà vua, đám tù nhân trốn trại hoặc bị đội cảnh vệ truy nã, những kẻ bị trừng phạt bằng roi gậy, bị đĩng dấu sắt nung và đám nơ lệ (Mv 1. 40. 7). Ngồi ra luật khơng cấm hẳn, song khơng xem người lớn tuổi gia nhập Giáo hội là thuận lợi vì người già hiếm khi cĩ đủ các đức tính cần thiết cho một Tỳ-kheo (AN 5. 59. 60) .

Khi truyền giới xuất gia, đức Phật cũng khơng quan tâm đến số phận của gia đình họ, cho dù vị giới tử là người đang cấp dưỡng gia đình. Ngài xem chuyện tất nhiên là đại gia đình sẽ chăm sĩc người "sương phụ của Tỳ-kheo" và bầy con trẻ. Nếu khơng, gia đình ấy cũng phải chịu đựng nỗi khĩ khăn. Theo sự đánh giá của ngài, những nỗi gian lao vất vả thống qua trong gia đình chẳng đáng kể gì so với giá trị giải thốt vĩnh cửu.

Ðiển hình cho thái độ khơng khoan nhượng của ngài là lời ngài tán thán Tỳ-kheo Sangàmaji (mà sau này chư Tăng phổ thành thi kệ). Tỳ-kheo Sangàmaji đã đến Sàvatthi yết kiến đức Thế Tơn, và khi nghe được tin này, vợ cũ của vị này cũng vội vã đến Sàvatthi với đứa con thơ của họ. Trong khi vị Tỳ-kheo đang ngồi nghỉ trưa dưới gốc cây ở Jetavana, bà vợ đi đến gần bảo: "Này Sa-mơn, hãy săn sĩc thiếp và con thơ của hai ta!". Nhưng Tỳ-kheo Sangàmaji khơng nhúc nhích! Lần thứ hai, rồi thứ ba, bà vợ nĩi với vị ấy cũng khơng kết quả gì. Giận dữ, bà vợ đặt đứa con xuống chân vị này và bảo, "Này Sa-mơn, con trai của ngài đây, ít ra cũng phải săn sĩc lấy nĩ chứ!". Rồi nàng bỏ đi, nhưng sau khi bước ra được một khoảng đường, nàng quay trở lại và thấy vị Tỳ-kheo khơng nhìn đến con cũng khơng nĩi gì với nĩ cả, nàng liền đến tìm con và buồn bã lui về. Ðức Phật nghe kể "thái độ khơng thích hợp ấy" của người vợ, liền nhận xét:

Khi nàng đến, chẳng thấy hân hoan, Nàng bỏ đi, người chẳng thấy buồn, Thắng giả là người dứt hệ lụy,

Người này ta gọi Bà-la-mơn (Ud 1. 8)

Người gia nhập Giáo hội phải quan tâm đến cha mẹ mình nhiều hơn đối với vợ con. Ðây là một sự nhượng bộ mà vua Suddhodana đã nhận được từ con ngài, vị lãnh đạo mới của một Giáo hội, sau khi vương tơn Ràhula xuất gia làm Sa-di, theo đĩ khơng ai được gia nhập Giáo hội mà khơng cĩ ý cha mẹ thỏa thuận (Mv 1. 54. 6). Luật này áp dụng cho cả nam lẫn nữ (Mv 1. 76. 1). Nếu phụ nữ cĩ chồng, thì phải được sự đồng ý của chồng (Cv 10. 17. 1).

Trong lúc ban đầu, đức Phật truyền giới cho một người xin xuất gia làm Tỳ-kheo với câu: "Này Tỳ- kheo, đến đây, Pháp được khéo giảng, hãy sống đời Phạm hạnh (thanh tịnh) để đạt sự diệt khổ" (ví dụ trường hợp các tơn giả Sàriputta và Moggallàna trong Ðại Phẩm: Mv 1. 24. 5); về sau ngài ra lệnh cho cách gia nhập Tăng chúng phải theo hai giai đoạn: trước tiên bằng lễ xuất gia, thọ tiểu giới (pabbajjà) nghĩa là giã từ thế tục, vị ấy được nhận vào hàng ngũ Sa-mơn, và trở thành Sa-di (Sàmanera) trong Giáo hội đức Phật, rồi sau bằng lễ thọ cụ túc giới (upasampadà), vị ấy được các quyền lợi của một Tỳ-kheo trọn vẹn (Bhikkhu). Tuổi tối thiểu để xuất gia (làm Sa-di) là mười lăm (Mv 150), và tuổi tối thiểu để thọ cụ túc giới (làm Tỳ-kheo) là hai mươi (Mv 1. 49. 6); tuổi được tính từ lúc thọ thai. (Mv 1. 75)

Khơng cĩ một khoảng cách đặc biệt nào được chỉ định giữa sự thọ giới Sa-di hay thọ cụ túc giới theo các nguồn Kinh Ðiển, trừ điểm người xin xuất gia trước kia thuộc một giáo phái khác. Vì đức Phật cho rằng người như vậy sẽ cần một thời gian để dứt bỏ mọi tín ngưỡng và tập quán tu hành cũ, nên ngài bắt buộc một thời gian thử thách bốn tháng đối với trường hợp ấy (Mv 1. 38), suốt thời gian này, vị ấy được Tăng chúng quan sát xem cĩ thích hợp hay khơng. Nhưng khơng cĩ thời gian thử thách nếu vị xin xuất gia trước kia là du sĩ khổ hạnh bện tĩc (jatila) hay nếu vị ấy thuộc bộ tộc Thích-ca (Sakiya) (Mv 1. 38. 11). Việc ưu đãi các vị khổ hạnh jatila cĩ lẽ là do trước kia đức Phật từng làm vị khách đặc biệt của họ, và ngài nhớ ơn vị lãnh đạo giáo phái jatila này là Uruvela-kassapa.

Cách tiến hành lễ thọ giới Sa-di cũng đơn giản, được miêu tả trong Luật Tạng như sau (Mv 1. 54 .3): Giới tử cạo sạch râu tĩc và đắp y vàng, thường các y này được cúng dường. Vừa quỳ xuống dưới chân một Tỳ-kheo giới sư, vị ấy chắp tay đảnh lễ và đọc câu:

Ðệ tử quy y Phật, Ðệ tử quy y Pháp, Ðệ tử quy y Tăng.

Câu này được lập lại ba lần.

Vị trưởng lão khơng cần đáp lại, vì im lặng nghĩa là bằng lịng. Nguyên tắc đạo đức dành cho Sa-di bao gồm khơng phải tất cả bản liệt kê hai trăm hai mươi bảy (227) giới theo Pàtimokkha, mà chỉ mười (10) giới cấm. Chẳng bao lâu việc Sa-di chính thức nhận mười điều luật này trước mặt hội chúng trở thành thơng lệ.

Cách thức tiến hành lễ cụ túc giới (upasampadà) trịnh trọng hơn nhiều. Việc ấy địi hỏi sự hiện diện của ít nhất là mười Tỳ-kheo (Mv 1. 31. 2), tất cả đều là các trưởng lão thượng tọa (Thera) mười tuổi hạ an cư. Bên ngồi vùng "Trung Nguyên", khĩ tìm đủ hội chúng mười Tỳ-kheo để hành lễ, nên chỉ cần năm vị là đủ làm các chứng minh sư.

Ðiều kiện thọ cụ túc giới là vị Sa-di tìm được một vị Trưởng lão làm giám hộ hay giáo thọ (upajjhàya) (Mv 1. 25. 7) đề nghị với Tăng chúng cho Sa-di ấy thọ cụ túc giới. Nếu hội chúng bày tỏ sự đồng ý bằng cách im lặng, vị giới tử bước đến trước hội chúng quỳ gối, hai tay chắp lại và thưa: "Bạch chư tơn giả, đệ tử thỉnh cầu chư tơn giả cho phép thọ cụ túc giới, ước mong chư Tơn giả từ bi nâng đỡ đệ tử lên". Nếu câu ấy được lập lại lần thứ ba mà khơng ai đưa ra phản đối gì, thì một vị trong số các trưởng lão hiện diện phát biểu:

"Bạch chư Tơn giả, xin chư vị nghe tơi. Sa-di này (nêu tên) thỉnh cầu thọ cụ túc giới từ Tơn giả (nêu tên), chủ tọa hội chúng, Sa-di ấy đã xin thọ giới qua Tơn giả giám hộ (nêu tên). Nếu hội chúng thấy việc này là phải, xin hội chúng truyền giới cho vị ấy qua Tơn giả giám hộ trên. Ðây là đề nghị chính thức của tơi". (Mv 1. 29. 2f)

Trong buổi sơ khai của Tăng Già, hình như nếu lời đề nghị này được lập lại ba lần mà khơng ai phản đối thì lễ thọ cụ túc giới hồn tất. Về sau buổi lễ thọ giới kéo dài thêm theo thủ tục là vị Sa-di trước kia đã được chất vấn riêng (Mv 1. 76. 3), nay lại phải xác nhận tính chất của mình phù hợp với sự thọ cụ túc giới bằng cách cơng khai đáp lại các câu hỏi. Vị chủ tọa hội chúng Tỳ-kheo hỏi vị Sa-di:

"- Giới tử cĩ mắc các bệnh như phong, mụt nhọt, chốc lở, lao phổi, động kinh khơng?

- Giới tử cĩ phải là nam nhân khơng? (Nghĩa là khơng phải loại người thiếu nam căn, và là người, chứ khơng phải lồi Nàga - rắn thần - đội lốt người)

- Giới tử cĩ phải là người được tự do khơng? - Giới tử khơng mắc nợ nần gì chứ?

- Giới tử khơng phải đang phục vụ đức vua chứ? - Giới tử đã được trịn hai mươi tuổi rồi?

- Giới tử tên họ gì?

- Vị trưởng lão tên họ gì?"

Nếu Sa-di đáp lại mọi câu hỏi trên một cách thỏa đáng, việc thọ cụ túc giới làm Tỳ-kheo của vị này được chấp nhận đúng pháp. Cho đến ngày nay, Tăng chúng đức Phật đều được thọ giới theo thể thức trên. Ðối với một Tỳ-kheo trẻ, việc tìm được một vị Trưởng lão giám hộ tốt thực là quan trọng vì vị ấy phải tùy thuộc vào sự hướng dẫn tu tập của thầy mình ít nhất trong năm năm (Mv 1. 53. 4), nhưng theo lệ thường phải mười năm (Mv 1. 53. 3). Cịn những Tỳ-kheo kém trí tuệ phải được thầy giám hộ hướng dẫn suốt đời (Mv 15. 3. 4 ff). Mối tương quan giữa bổn sư giám hộ và đệ tử cũng như quan hệ cha con, họ phải đối đãi nhã nhặn và chăm sĩc lẫn nhau (Mv 1. 32. 1). Bao lâu cịn sống trong một tinh xá, Tỳ- kheo trẻ phải ở chung một tịnh thất với bổn sư giám hộ và làm phận sự như một Tỳ-kheo thị giả đối với thầy. (Mv 1. 25. 8-24)

Mười năm sau khi thọ giới Tỳ-kheo, vị ấy thành một trưởng lão (Thera) và tự mình cĩ khả năng huấn luyện các Tỳ-kheo trẻ với tư cách giám hộ (Mv 1. 32. 1), vừa là thành viên của hội đồng Tăng chúng. Sau hai mươi năm khốc y cà-sa, vị ấy trở thành một đại trưởng lão (Mahàthera).

Trái với việc gia nhập Giáo hội diễn ra đầy đủ các hình thức vừa trình bày như trên, việc từ giã Giáo hội diễn ra khơng kèn khơng trống gì cả. Chỉ cần cởi bỏ chiếc y vàng là đủ. Một vài vị xem biện pháp này như một sự chống đối, đĩ là trường hợp Tỳ-kheo Sarabha, bất mãn với Pháp (Dhamma) (AN 3. 64) và Tỳ-kheo Sunakkhatta tuyên bố rằng đức Phật khơng cĩ tri kiến thù thắng của bậc siêu nhân và Giáo Pháp ngài khơng phải là sự khám phá chân lý thực tại, mà chỉ là điều do suy luận tác thành, và tự ý sáng tạo. (MN 12. 2)

Tuy nhiên, thơng thường, việc hồn tục là vì lý do cá nhân. Về phương diện xã hội, khơng cĩ gì sĩ nhục liên hệ đến việc rời bỏ Giáo hội, và một Tỳ-kheo hồn tục được phép tái gia nhập Tăng chúng, song đối với vị này, cần phải làm lễ thọ giới lần nữa theo đúng nguyên tắc. Chuyện kể rằng Tỳ-kheo Citta gia nhập Giáo hội bốn lần, sau khi rời bỏ hội chúng ba lần như vậy nhưng vị ấy vẫn trở thành bậc A-la-hán và chứng đắc cứu cánh Niết-bàn (AN 6. 60 & DN 9. 56) . Tuy thế, đối với những vị đã chuyển từ Giáo hội đức Phật qua một giáo phái khác thì khơng thể được quyền đổi ý và tái gia nhập Tăng già lần nữa. (Mv 1. 25. 3)

Sau khi xuất gia, nguồn gốc giai cấp gia tộc của vị Tỳ-kheo khơng cịn quan trọng nữa: quả thực giống như các sơng lớn Gangà, Yamunà, Aciràvati, Sarabhù và Mahì đều mất danh tánh khi chúng đổ vào biển cả, cũng vậy, mọi người trong bốn giai cấp đều mất danh tánh trong Giáo hội đức Phật và từ đĩ về sau được gọi là Sa-mơn Thích tử (AN 8. 19). Tỳ-kheo là một thành viên của một hội chúng Sa-mơn khơng giai cấp.

Dẫu sao đi nữa, nguồn gốc xã hội của vị ấy cũng khơng phải hồn tồn bị quên lãng. Kinh Ðiển Pàli nhắc đến tên của nhiều Tỳ-kheo kèm theo nghề nghiệp của cha vị ấy hoặc của chính vị ấy trước kia: ví dụ Citta, con người quản tượng; Sàti, con người đánh cá; Tissa, con người giữ cửa; Dhaniya, người thợ gốm; Arittha, người huấn luyện chim ưng; Suppiya, người khiêng xác; Sunita, người quét đường v.v..., ta cĩ thể lập một danh sách dài những tên như trên. Thơng thường, chứ khơng phải bao giờ cũng vậy, những biệt hiệu thêm vào dùng để phân biệt người mang tên họ này với những vị khác trùng tên. Nhưng khơng cĩ trường hợp nào các nguồn gốc sinh trưởng hèn kém ngăn cản vị Tỳ-kheo trở thành xuất sắc trong Giáo hội; ví dụ nhà chuyên mơn Giới Luật Upàli đã từng là thợ cắt tĩc. Các Tỳ-kheo thuộc các giai cấp ít ưu đãi cũng đắc Thánh quả A-la-hán dễ dàng hoặc khĩ khăn khơng khác gì các vị xuất thân từ

gia đình trưởng giả quý tộc. Sự nhiếp phục tham, sân, si địi hỏi nhiều đức tính khác với những đức tính người ta đạt được ở trường học và trường đời.

Thâm niên (hạ lạp) hợp với nghi lễ được định bằng năm tháng xuất gia, điều này được tính theo số mùa an cư (vassa) mà vị Tỳ-kheo đã sống trong Giáo hội. Một Tỳ-kheo ít tuổi hạ phải đảnh lễ các vị niên trưởng và dành cho các vị ấy những chỗ ngồi tốt nhất cùng mĩn khất thực ngon nhất (Cv 6. 6. 4). Tuy thế, thứ tự theo thâm niên được bỏ qua trong trường hợp xếp hàng đợi trước nhà vệ sinh cơng cộng sau vụ một Tỳ-kheo, vì đã nhường chỗ cho các vị trưởng lão, đã ngất xỉu do kết quả sự dồn nén nhu cầu bức bách của mình (Cv 8. 10. 1). Thâm niên cũng khơng quan trọng gì đối với giới tại gia - tất cả mọi Tỳ- kheo đều bình đẳng bề ngồi.

Một giới căn bản của mọi Sa-mơn là sống nghèo khĩ, khơng tài sản, nhưng theo thời gian, đức Phật đã nhiều lần nhượng bộ về phương diện này đối với chúng đệ tử. Về sở hữu cá nhân, lúc đầu vị Tỳ-kheo chỉ được phép cĩ tám mĩn: ba y, một bình bát khất thực, một dao cạo, một cây kim, một dây đai và cái lọc nước. Ba y này gồm y trong hay y dưới, y trên và y ngồi, thuở ban sơ y phải được làm bằng các tấm giẻ

Một phần của tài liệu Duc Phat Lich Su (Trang 106 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)