III. ANATTA: VƠ NGÃ
SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CỦA NGÀ
Nếu quốc vương Suddhodana ở Kapilavatthu từng nuơi hy vọng rằng Thái tử của ngài sẽ trở thành một người cường tráng đầy năng động, quan tâm đến thế sự và cĩ tham vọng trị nước, thì ngài đã thất vọng. Vì nam tử này chẳng hề bị lơi cuốn vào các trị tiêu khiển tập thể hay các buổi huấn luyện quân sự, mà lại trở thành một người thích cơ độc, với nhiều khuynh hướng về suy luận triết lý và trầm tư mặc tưởng. Thay vì hưởng thụ mọi lạc thú đúng với vị trí một hồng tử, chàng lại phát triển các tiêu chuẩn của riêng mình và bất mãn với thế gian vì phải chịu đựng những sự bất tồn hảo ở đời. Ðồng thời, chàng lại trầm tư về cách làm thế nào chàng cĩ thể vượt lên cảnh đời ấy theo ý mình. Tĩm lại, theo ngơn từ tâm lý học, chàng là mẫu người trí thức nhạy cảm, thường xuyên hướng nội. Chẳng cĩ gì đáng ngạc nhiên khi đời sống gia đình và hơn nhân khơng làm chàng thỏa mãn và chàng đã nắm lấy cơ hội từ giã thế tục để thành Sa-mơn khất sĩ.
Chúng ta cần phải nhìn thấy trong kinh nghiệm Giác Ngộ (bodhi) của đức Phật vào năm 528 trước CN cả một biến cố trọng đại khơng chỉ đem lại Ðạo Pháp cho thế giới, mà cịn chuyển biến Thái tử
Siddhattha Gotama với khuynh hướng nội tâm nổi bật ấy thành đức Phật hướng ngoại theo định kỳ. Kinh nghiệm Giác Ngộ ấy đã đổ xơ về hướng biểu lộ tâm tư qua ngơn ngữ với một sức mạnh vĩ đại biết chừng nào! Nĩ khiến đức Phật đi tìm nhiều người để ngài cĩ thể khai thị các khám phá của ngài và truyền thụ kho tàng tâm linh mà ngài vừa tìm được.
Suốt bốn mươi lăm năm hoạt động hoằng Pháp này, ta cĩ thể quan sát đức Phật chuyển dịch giữa khuynh hướng thiên về nội tâm và khuynh hướng ngoại giới. Các thời kỳ thuyết Pháp thành cơng rực rỡ khiến ngài du hành từ vùng dân cư đơng đúc này đến vùng khác, cĩ thể được phân biệt rõ ràng với những thời kỳ ngài mệt mỏi vì quần chúng và tìm cách độc cư an tịnh. Ngài thích du hành một mình (AN 6. 42 & SN 22. 81) "như tây ngưu". Giáo Pháp của ngài hợp với người thích độc cư, chứ khơng phải với những người ham quần chúng, ngài tuyên bố như vậy (AN 8. 30).
Tuy thế, ngài chỉ dành cho khuynh hướng độc cư ở trong một số giới hạn, bởi vì dù ngài truyền bá một giáo lý hướng nội ẩn dật, ngài cũng phải hướng ngoại và du hành giữa quần chúng nếu ngài muốn cĩ nhiều người được cảm hĩa vào đạo. Về sau, cĩ sự phân biệt giữa một vị Ðộc Giác Phật (Pacceka- Buddha), một vị Giác Ngộ riêng mình, xem các khám phá của mình là sở hữu riêng, nên đã giữ im lặng về việc ấy, và một vị Tồn Giác hay Chánh Ðẳng Giác (Sammà- Sambuddha) là vị Phật tuyên bố sự khám phá của mình về con đường cứu khổ cho đời. Lý tưởng của vị Phật Tồn Giác cao thượng hơn vì một bậc đại tuệ hiền trí cĩ tri kiến tối thắng khơng chỉ nghĩ đến tự lợi mà cịn nghĩ đến lợi tha (AN 4. 186) .
Khi tuổi càng cao, các giai đoạn hướng nội tâm của đức Phật càng kéo dài. Về phương diện truyền bá Giáo Pháp, ngài hài lịng với sứ mạng thành cơng của ngài và khơng cịn cảm thấy nỗi phấn khởi của
người diễn thuyết khi thính chúng bám sát từng lời nĩi của mình và ngài chán ngán danh vọng (AN 5. 30) . Mặc dù ở độ tuổi tám mươi ngài vẫn cịn đầy đủ trí lực (MN 12. 62) và diễn thuyết hùng biện, các ảnh dụ của ngài đã thiếu vẻ tân kỳ và màu sắc linh động, cịn các bài giảng Pháp của ngài cĩ phần nào lập lại theo khuơn mẫu cũ. Như vậy, càng ngày ngài càng cảm thấy việc giáo huấn chư Tăng là vừa đủ cho ngài, nên chỉ khuyên răn giới cư sĩ khi được yêu cầu. Về phần cịn lại, thì từ nay Giáo hội đã phát triển thành một cơ cấu cĩ địa bàn rộng lớn với nhiều đệ tử truyền bá Giáo Pháp danh tiếng lẫy lừng, cần phải đảm nhận chức vụ thuyết giảng này (DN 29. 15).
Trong các lý do khiến đức Phật giảm bớt hoạt động thuyết Pháp, cần phải thêm một điểm quan trọng nữa: khoảng từ độ tuổi sáu mươi, sức khỏe khơng cho phép ngài tiêu hao năng lực nhiều.
Trước kia, đức Phật vẫn luơn luơn nhận thức rõ vấn đề sức khỏe, và ngài cũng tuân hành các giới luật của đời Sa-mơn. Trong những tháng nĩng nhất cuối mùa hạ ở Ấn Ðộ, ngài cho phép mình ngủ trưa sau buổi thọ thực (MN 36. 46) và kiêng ăn buổi tối để "giữ gìn sức khỏe, tươi vui, khinh an, dõng lực và sống dễ chịu". (MN. 70)
Ngồi chứng bao tử đơi khi gây xáo trộn, đĩ là điều khơng thể tránh được trong đời khất sĩ mà ngài đã chữa khỏi bằng cách xoa dầu và dùng thuốc nhuận tràng (Mv 8. 1. 30), uống mật mía với nước nĩng (SN 7. 2. 3) hoặc cháo lỏng cĩ ba dược liệu (Mv 6. 17. 1), ngài cịn mắc chứng đau lưng lúc về già, cĩ lẽ vì một đốt xương sống bị trặc. Ðứng lâu khiến ngài đau lưng (AN 9. 4) và mặc dù lúc ngài đến viếng Kapilavatthu, ngài ngồi trong hội trường mới xây, dựa lưng vào cột, xương sống cũng làm ngài đau nên ngài phải nằm xuống và bảo Tỳ-kheo Ànanda giảng tiếp Pháp thoại (MN 53) .
Hơi ấm thật tốt lành cho chứng đau lưng ấy, cĩ lẽ điều này khiến bậc Ðạo Sư thường xuyên tắm các suối nĩng khi trú tại Ràjagaha. Một bài kinh (SN 48. 5. 1) tả cảnh đức Phật về già thường ngồi ở tinh xá Ðơng Viên sưởi ấm lưng trần dưới nắng chiều tà trong lúc thị giả Ànanda vừa xoa bĩp đơi chân gầy yếu của ngài vừa mải mê bàn luận về sự suy tàn của thân thể lúc tuổi già. Chẳng bao lâu, trước khi viên tịch, bậc Ðạo Sư nhận xét rằng thân ngài chỉ được duy trì sức sống nhờ chống đỡ bằng dây đai chằng chịt (DN 16. 2. 25).