PHÁT TRIỂN GIÁO HỘ

Một phần của tài liệu Duc Phat Lich Su (Trang 48 - 49)

3. Nhĩm Khổ hạnh hành xác 4 Nhĩm du sĩ hành khất.

PHÁT TRIỂN GIÁO HỘ

Từ Lộc Uyển ở Isipatana (Sàrnàth ngày nay), Đức Phật ít thích đến viếng thành phố Benares. Ngồi khoảng cách chừng một giờ rưỡi đi bộ, cịn phải băng qua sơng Varunà, (nay là Barnà) và phải di chuyển bằng phà cĩ trả tiền là thứ mà một khất sĩ khơng cất giữ! Nhất là dân Benares thường chống đối đám du sĩ hành khất nên khĩ kiếm được thực phẩm bố thí ở đĩ.

Tuy nhiên, mối liên lạc với Benares đã được thiết lập sẵn dành cho Đức Phật mà khơng cần ngài phải làm gì cả. Việc đĩ là do thanh niên Yasa (Da-xá), nam tử của một thương nhân hào phú, chủ tịch một nghiệp đồn ở Benares, cĩ lẽ là chủ ngân khố hoặc thương nhân tơ lụa bán sỉ. Yasa là một thanh niên được nuơng chìu mọi mặt quá thỏa mãn với cuộc sống truy hoan đã làm cho nội tâm chàng trống rỗng. Kinh Ðiển Pàli (Mv1.7) nhắc đến ba ngơi nhà chàng ở theo từng mùa, đám nữ vũ cơng bao vây chàng, song chàng vẫn hờ hững dửng dưng, cùng đơi hài bằng vàng - cĩ lẽ được thêu chỉ bằng vàng - mà chàng mang thuở đĩ.

Do vậy chàng Yasa chán ngán đời sống gia đình đầy xa hoa, với tâm trạng bất mãn, một sáng sớm kia đến viếng Vườn Nai ở Isipatana, đảnh lễ đức Phật và kính cẩn ngồi xuống cách ngài một khoảng. Ðức Phật nhận ra vẻ chán chường cuộc sống thế tục ở thanh niên này, bèn thuyết giảng cho chàng một bài Pháp "thuận thứ". Phương pháp này chứng tỏ tài năng giảng dạy của ngài, lần đầu tiên ngài ứng dụng với Yasa, gồm cách trình bày trước hết các vấn đề dễ hiểu như bố thí, trì giới, cõi Thiên và sự bất lợi của dục lạc.

Nếu người nghe cĩ khả năng thọ giáo thêm, ngài sẽ tiếp tục thuyết giảng Tứ Thánh Ðế, đĩ là chân lý về khổ, khổ tập, khổ diệt và con đường chấm dứt khổ. Phương pháp sư phạm này chứng tỏ hiệu quả tức thời đối với Yasa. Chàng đắc "Pháp nhãn vơ trần ly cấu" tức là thấy "bất cứ vật gì chịu quy luật sanh khởi đều phải chịu quy luật hoại diệt". (Mv1.7.6)

Trong lúc ấy, mẫu thân chàng Yasa đang lo âu về con trai bà nên xin chồng bà đi tìm con. Vì thế phụ thân chàng cũng đến Vườn Nai và hỏi Đức Phật về con trai mình. Thay vì đáp thẳng, Đức Phật bảo ơng ngồi xuống, rồi cũng thuyết giảng "bài Pháp thuận thứ" của ngài vừa chứng tỏ thành cơng với chàng Yasa. Song vì phụ thân chàng Yasa quá lo âu nên khơng thể thọ giáo thêm nữa, ngài chỉ giảng cho ơng nghe phần đầu dễ hiểu trong Giáo Pháp. Lập tức phụ thân chàng Yasa xin quy y Phật, Pháp, Tăng và xưng mình là cận sự nam cư sĩ (Upàsaka). Như vậy, sau Tapussa và Bhallika, ơng là đệ tam cư sĩ tại gia của Giáo hội Phật giáo, mặc dù ơng là người đầu tiên được giáo hĩa với phương thức Tam Quy Phật, Pháp, Tăng vẫn cịn tồn tại đến ngày nay.

Cuối cùng, thân phụ chàng Yasa mới nhận thấy con trai ơng đang ngồi trong hội chúng vây quanh đức Phật, và ơng van xin chàng trở lại nhà vì mẹ già đang ưu phiền về chàng. Song chàng Yasa nhìn Đức Phật với vẻ khẩn cầu tha thiết khiến ngài bảo rằng một người đã khinh chê cuộc sống thế gian như Yasa khơng thể tiếp tục sống đời cũ nữa.

Thân phụ Yasa đành chấp nhận lý luận của ngài, song ơng thỉnh Phật đến thọ thực ngày hơm sau cĩ Yasa theo hầu. Ðức Phật im lặng nhận lời, đĩ là cách bày tỏ đồng ý thơng thường trong đạo Phật - cĩ lẽ đi kèm với một dấu hiệu chấp nhận vẫn thịnh hành đến nay, là vẽ hình số 8 nằm ngang với chiếc cằm. Ngay sau khi phụ thân ra về, thanh niên Yasa xin thọ giới Tỳ-kheo. Ðức Phật nhận lời thỉnh cầu của chàng và chẳng bao lâu Tỳ-kheo Yasa đắc Thánh quả A-la-hán, "Giờ đây cĩ bảy vị A-la-hán trên thế gian". (Mv1.7)

Mặc dù chuyện này mang tính khích lệ đạo đức, đĩ cũng là một truyền thuyết cảm động của thời ấy. Khơng những nĩ nêu rõ ước vọng tâm linh tha thiết xâm chiếm tâm hồn dân Ấn ở thế kỷ thứ sáu trước

CN đã khiến cho vơ số người rời bỏ nhà cửa trang trại để phiêu lưu trên đường đời khất sĩ vơ định, nĩ cịn cho ta thấy nỗi đau lịng mà cha mẹ, đơi khi cả vợ con nữa, phải chịu đựng trước cảnh chia ly với con, chồng, cha họ.

Buổi cơm cúng dường mà thân phụ chàng Yasa thỉnh mời đức Phật, Ðạo Sư của ơng và chính cả con trai ơng nữa, diễn ra sáng hơm sau. "Ðược tơn giả Tỳ-kheo Yasa theo hầu", bậc Ðạo Sư lên đường tiến về nhà song thân tơn giả , và được mẫu thân và "nguyên hiền phụ" của tơn giả nghênh tiếp. Sau khi hai bà này thọ giáo bài Pháp thuận thứ với đầy đủ chi tiết của đức Phật, hai bà liền quy y Tam bảo, như vậy đã trở thành các nữ đệ tử cư sĩ đầu tiên, các cận sự nữ (Upàsikà) của đức Phật. Kế đĩ, cùng với phụ thân tơn giả, hai bà phục vụ chư Tăng suốt buổi thọ thực (Mv1.8)

Việc tơn giả Yasa xuất gia đầu Phật đã gây nhiều tiếng vang lớn. Sự kiện một giáo lý hướng nội thúc giục một chàng thanh niên chán hưởng thụ rời bỏ đời sống đầy lạc thú để trở thành một Sa-mơn khất sĩ là bằng cớ hùng hồn cho thân hữu chàng thấy giáo lý này hẳn phải phi thường xuất chúng, khiến thêm bốn người trong đám ấy cũng làm theo chàng: Vimala, Subàhu, Punnaji và Gavampati, tất cả cũng như tơn giả Yasa, đều là nam tử của các thương nhân thuộc giai cấp Vệ-xá, đã được nhận làm Tỳ-kheo theo lời tiến cử của tơn giả, và sau đĩ đều trở thành A-la-hán (Mv1.9)

Chẳng bao lâu sau, thêm 50 thân hữu của tơn giả từ các vùng lân cận Benares cũng gia nhập Giáo đồn và đều đắc quả A-la-hán. Như vậy, chư vị A-la-hán đã lên đến số 61 người (Mv1.10)

* số 14, Kinh Ðại Bổn (dg)

* Trung Bộ số 26: Kinh Thánh Cầu (dg)

* Kinh Tập Chương III (1) Xuất Gia: Kệ 405 - 424 (dg) * Trường Bộ số 16: Kinh Ðại-Bát-niết-bàn (dg)

* Trường Bộ số 29: Kinh Thanh Tịnh (dg)

* Tương Ưng Bộ IV, Chương I, Phẩm V: (103) Uddaka (dg) * Trung Bộ số 4: Kinh Sợ Hãi và Khiếp Ðảm.

** số 36: Ðại Kinh Saccaka; số 12: Ðại Kinh Sư Tử Hống (dg) * tức cây Jambu (Diêm phù) tượng trưng đất nước Ấn Ðộ (dg)

* Cảm Hứng Ngữ Chương V,V; hay Tăng Chi Bộ, Chương Tám Pháp: Ðại Phẩm (dg) * Tương Ưng Bộ II, Chương I, VII Ðại Phẩm, V Thành Ấp (dg)

Một phần của tài liệu Duc Phat Lich Su (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)