III. ANATTA: VƠ NGÃ
6) Nigantha Nàtaputta (nam tử của gia tộc Nàtha theo phái Ly Hệ Phược), cĩ tên riêng là Vardhamàna,
CÁC HỘI NGHỊ KIẾT TẬP VÀ KINH ÐIỂN
Giàn hỏa táng đức Phật vừa được dập tắt thì chư Tỳ-kheo bắt đầu tự hỏi: làm gì bây giờ? Trưởng lão Mahàkassapa đặc biệt quan tâm việc này, vì lời nhận xét của Tỳ-kheo Subhadda hình như cứ văng vẳng bên tai tơn giả rằng sau khi bậc Ðại Sa-mơn diệt độ, chư Tăng cĩ thể làm gì tùy thích.
Vì vậy, tơn giả liền triệu tập Tăng chúng lại và bảo "Chư Tơn giả, chúng ta hãy cùng đọc lại Pháp và Luật với mục đích khơng để cho tà giáo nào hay tà giới nào lọt vào, và khơng để một nhĩm người tà kiến nào lớn mạnh trong khi các bậc đa văn thơng tuệ lại suy yếu". (Cv 11. 1. 1, giản lược). Ý tưởng tập họp một hội đồng (sangiti) và cách trình bày phương pháp làm việc đã được chính đức Phật ban bố khi ngài cĩ lần diễn tả cho Sa-di Cunda biết phương pháp tự trị tập thể của Giáo hội.
"Này Cunda, chư vị đã được ta thuyết giảng Giáo Pháp mà ta chứng ngộ, chư vị phải tập họp nhau lại và cùng nhau tụng đọc Giáo Pháp mà khơng tranh cãi, hãy so sánh từng ý nghĩa và từng văn cú với nhau để cho Giáo Pháp thanh tịnh này được tồn tại lâu dài vì lợi ích và an lạc của quần sanh, vì lịng từ mẫn đối với đời, vì lợi ích, an lạc và hạnh phúc của chư Thiên và nhân loại".(DN 29. 17)
Chư Tăng lập tức đồng ý với đề nghị của Trưởng lão Mahàkassapa triệu tập một hội đồng. Chư vị thỉnh cầu tơn giả chọn các thành viên tham dự nhưng khơng được bỏ sĩt tơn giả Ànanda. Dù vẫn cịn là vị hữu học, tơn giả đã chứng nhập lưu đạo, do đĩ vị ấy khơng thể đọa lạc và trước kia đã đạt tri kiến uyên thâm về Pháp và Luật dưới sự hướng dẫn của đức Phật.
Việc đề cử ưu tiên Tỳ-kheo Ànanda làm thành viên hội đồng cĩ một lý do đặc biệt. Trong Giáo hội sự kiện ai cũng biết là đã cĩ nhiều lần bất đồng ý kiến giữa Trưởng lão Mahàkassapa khơng khoan nhượng và Trưởng lão Ànanda nhiều từ tâm. Bởi vì Trưởng lão Ànanda thỉnh thoảng cĩ giáo giới các Tỳ-kheo- ni, nên Tơn giả Mahàkassapa hồi nghi vị ấy liên hệ đến tình cảm và đã cĩ lần đe dọa vị ấy đừng để Tăng chúng điều tra theo Giới luật (SN 16. 10) . Vào một dịp khác, vì một số Sa-di dưới sự hướng dẫn của tơn giả Ànanda đã rời bỏ Giáo hội nên Trưởng lão Mahàkassapa gọi tơn giả Ànanda lúc ấy đã cao niên là "con nít" (kumàraka), chuyện ấy được một vài Tỳ-kheo-ni nghe lọt (SN 16. 11).
Nhưng về phương diện khác, tơn giả Mahàkassapa khơng thể phủ nhận rằng tơn giả Ànanda đã lắng nghe và ghi nhớ nhiều Pháp thoại của đức Phật hơn bất cứ Tỳ-kheo nào khác. Do vậy, vì quyền lợi Chánh Pháp, tơn giả đưa vị ấy vào danh sách các thành viên của hội đồng. Danh sách này được xem là bao gồm 500 Tỳ-kheo, tất cả chư Thượng tọa trưởng lão (Thera) (Cv 11. 1. 2), nghĩa là Tỳ-kheo cĩ ít nhất mười tuổi hạ.
Cĩ lẽ khi cịn ở Kusinàrà, Giáo hội đã đồng ý với danh sách của tơn giả Mahàkassapa và đã quyết định chọn Ràjagaha làm địa điểm của hội nghị. Thời điểm được quy định là mùa mưa sắp tới (483 trước CN).
Khơng một Tỳ-kheo nào, ngồi năm trăm vị này, được phép vào thành Ràjagaha trong suốt mùa mưa ấy, để cho hội đồng cĩ thể tập họp mà khơng bị phiền nhiễu.
Khi đến kinh đơ nước Magadha, chư Tăng dành một tháng dựng am thất trú mưa cho mình và sửa chữa các tinh xá cũ đã hư nát. Sự thực sau chuyến hành trình dài từ Kusinàrà đến Ràjagaha, chư Tăng vẫn cịn nhiều thì giờ như vậy trước khi trời đổ mưa (thường vào giữa tháng Năm) là một bằng chứng nữa cho thấy Ðại Bát Niết-bàn phải được phỏng định đã xảy ra vào tháng ba hay tư năm 483 trước CN.
Cuối cùng mọi người và mọi vật đều sẵn sàng để hội nghị bắt đầu họp, tất cả trừ tơn giả Ànanda, người vẫn chưa trở thành một vị A-la-hán. Tủi hổ, tơn giả chuyên tâm hành thiền hầu như suốt đêm ấy cho đến khi tảng sáng trước giờ phút hội nghị khai mạc, tơn giả muốn nghỉ ngơi đơi chút, bỗng nhiên "giữa lúc nhấc bàn chân lên khỏi sàn nhà và đặt đầu xuống giường", vị ấy đạt thành sự đoạn tận lậu hoặc (àsava) và giải thốt sanh tử" (Cv 11.1. 3).
Giờ đây tơn giả đã trở thành một bậc Thánh, một A-la-hán, sự kiện ấy tất nhiên tăng thêm thế lực của hội đồng. Cĩ lẽ chính vì muốn làm cho hội đồng cĩ uy tín cao hơn mà ngay trước khi hội nghị bắt đầu, các thành viên quyết định ban đạo quả A-la-hán cho vị Tỳ-kheo lão thành này, người đã mang y bát suốt bốn mươi năm mà chưa đắc giải thốt.
Theo các bộ Luận thư, hội nghị kiết tập Kinh Ðiển của năm trăm Tỳ-kheo đã diễn ra tại Ðộng Sattapanni dưới Ðỉnh Vebhàra (nay là Vaibharà) ngọn núi ở cực tây bắc của dãy núi đồi bao quanh Ràjagaha. Lời trần thuật này khơng được ghi lại ở đâu trong Kinh Tạng cả. Nếu điều ấy đúng sự thực, thì nĩ lại làm phát sinh các mối hồi nghi về số lượng thành phần tham dự (con số ấy dẫu sao vẫn khơng được xem là chính xác), bởi vì năm trăm Tỳ-kheo khơng thể nào cĩ đủ chỗ cư trú dù ở trong động hay phía trước động cũng vậy.
Suốt thời gian bảy tháng tiếp theo sau đĩ, tơn giả Mahàkassapa chất vấn Tỳ-kheo Upàli về Luật của Giáo hội (Vinaya) và Tỳ-kheo Ànanda về Kinh hay Pháp thoại của đức Phật (sutta) (Cv 11. 1. 7). Nếu hội đồng giữ im lặng, lời dạy của bậc Ðạo Sư do Tỳ-kheo Upàli hay Ànanda truyền đạt đều được xem là được tường thuật chính xác và như vậy là được cơng nhận làm thánh điển. Mỗi Tỳ-kheo hiện diện đều được khuyến khích nêu các điểm vấn nạn hay bổ sung, hoặc tuyên bố những lời phát biểu của đức Phật mà vị ấy nhớ rõ, để ghi thêm vào.
Thánh điển được thiết lập như vậy khơng phải viết thành văn mà là ghi vào tâm trí. Ở cổ Ấn Ðộ, viết văn bản chỉ được dùng cho các khế ước hay hợp đồng trước luật pháp, nghĩa là các tài liệu tương đối ngắn hạn khơng được xem là đáng ghi nhớ trong tâm trí. Cịn những kinh văn cĩ mục đích thành đạt sự thơng hiểu am tường đời sống đều được học thuộc lịng để cĩ thể tụng niệm bất cứ lúc nào. Chúng được lưu truyền mãi cho các thế hệ Tỳ-kheo trẻ hơn bằng cách truyền tụng và lập lại thường xuyên.
Các điểm bất đồng giữa hai tơn giả Mahàkassapa và Ànanda lại cĩ nguy cơ bùng ra một lần nữa trong suốt thời kỳ họp hội đồng, khi tơn giả Ànanda nêu lời đức Phật dạy (DN 16. 6. 3) đại ý là sau khi đức Phật diệt độ, nếu chư Tăng muốn, cĩ thể hủy bỏ các giới điều nhỏ (sikkhàpadani). Lập tức tơn giả Kassapa chất vấn: "Hiền giả Ànanda, hiền giả cĩ hỏi đĩ là các giới điều nào khơng?".
"Thưa tơn giả, tơi khơng hỏi". Tơn giả Ànanda bị buộc phải thừa nhận điều này.
Sau đĩ một cuộc thảo luận khởi lên về những gì được xem là tiểu giới điều. Cuối cùng tơn giả Kassapa đề nghị với hội đồng rằng Tăng chúng nên duy trì tất cả giới luật, để cho các đệ tử tại gia khơng nghĩ rằng Giáo hội đã trở thành lỏng lẻo sau khi đức Phật Tổ diệt độ. Hội đồng chấp nhận lời đề nghị này bằng cách im lặng (Cv 11. 1. 9).
Dĩ nhiên, điểm sơ sĩt của tơn giả Ànanda gây nên nhiều bàn tán trong một thời gian, và cũng giống các trường hợp tương tự, nĩ đã đưa đến việc nhắc lại một số lỗi lầm khác của vị Tỳ-kheo trưởng lão này. Vì lý do hịa hợp Tăng chúng, tơn giả Ànanda chính thức làm lễ sám hối lỗi lầm (Cv 11. 1. 10).
Ngơn ngữ được hội đồng kiết tập Ràjagaha sử dụng để ghi lời thuyết giảng của đức Phật thành Thánh điển là tiếng Pàli, một hình thức cao cấp tiến bộ của ngơn ngữ Magadhì, vừa tránh dùng các thổ ngữ địa phương, vừa cĩ phần từ vựng được làm cho phong phú nhờ các cách diễn tả vay mượn từ các ngơn ngữ Ấn Ðộ cĩ liên hệ. Pàli được cơng nhận là ngơn ngữ chung (lingua franca) vượt lên mọi địa phương, chỉ được giới trí thức nĩi thời ấy, song giới bình dân cũng hiểu biết. Các quốc vương ở Bắc Ấn sử dụng Pàli làm ngơn ngữ trong giới chánh quyền giữa các triều đình, vì thế, thái tử Siddhattha Gotama đã quen thuộc ngơn ngữ này từ thời niên thiếu, cịn hai tơn giả Upàli và Ànanda cũng cĩ thể đã nĩi thứ tiếng này lưu lốt.
Hội đồng kiết tập vừa kết thúc và hình thức nguyên thủy của Kinh Ðiển Pàli vừa được thiết lập thì Tỳ- kheo Puràna cùng một nhĩm Tỳ-kheo thân hữu đến Ràjagaha để khất thực. Ðầy tự hào về nhiệm vụ vừa hồn thành, các Tỳ-kheo trong hội đồng yêu cầu vị ấy chấp thuận Thánh Ðiển mà chư vị đã hệ thống hĩa. Tỳ-kheo Puràna đáp: "Chư vị Thượng tọa trong Giáo hội đã khéo hợp tụng và soạn thảo Kinh Luật thành Thánh Ðiển. Song tơi thích ghi nhớ Pháp theo cách chính tơi đã lắng nghe và thọ giáo từ đức Thế Tơn". (Cv 11. 1. 11)
Ðiều này khơng nhất thiết ám chỉ rằng cĩ những dị biệt cụ thể giữa quan niệm về Pháp của vị này và quan niệm của hội đồng. Cĩ lẽ lời nĩi của Tỳ-kheo Puràna chỉ ngụ ý: "Tại sao tơi là người đã từng nghe bậc Ðạo Sư thuyết giảng và vẫn con mang nhiều ấn tượng sâu sắc trực tiếp về nhân cách của ngài mà tơi lại phải chấp nhận việc xác lập lời ngài dạy thành Kinh Ðiển do người khác làm chứ?".
Một trăm năm sau Hội Ðồng Kiết Tập Ðầu Tiên, vào năm 383 trước CN, Hội Ðồng Kiết Tập Thứ Hai lãnh trọng trách xét duyệt Kinh Ðiển nguyên thủy. Nguyên nhân họp hội đồng này là sự bất hịa hợp ý kiến về Giới luật (Vinaya). Sau nhiều hoạt động liên tục, một ủy ban đã quyết định chống đối việc chấp nhận mười điểm canh tân được đề nghị, và nhằm mục đích xác nhận quyết định này, một lần nữa, Kinh Ðiển lại được hợp tụng trong vịng tám tháng do một Giáo hội gồm bảy trăm vị Thượng tọa ở Vesàli dưới sự chủ trì của Trưởng lão Tỳ-kheo Revata (Cv 12. 2. 8). Ðể chứng minh sự tuân thủ truyền thống của chư Tăng, các thành viên trong hội đồng tự xưng mình là Thượng Tọa Bộ (Theravàdin) nghĩa là "những vị hộ trì Giáo Lý của chư Thượng tọa". Cịn những vị canh tân lại cho mình là chiếm đa số, tự xưng là Ðại Chúng Bộ (Mahàsanghika), nghĩa là các thành viên của Ðại chúng". Từ Ðại Chúng Bộ, đã phát triển vào khoảng đầu Cơng nguyên, thành tơng phái Ðại thừa (Mahàyàna: cỗ xe lớn).
Nếu Hội Ðồng Kiết Tập Ðầu Tiên thấy phận sự của mình là thiết lập Giáo Pháp của đức Phật một cách trung thực và hệ thống hĩa Kinh Ðiển cho Giáo hội tương lai, thì Hội Ðồng Thứ Hai đã gạn lọc - hay đúng hơn "đã lắng nghe" khối lượng Kinh Ðiển vĩ đại này theo đúng một số nguyên tắc biên tập. Mặc dù cĩ lời đức Phật khẳng định: "Khơng ai biết mọi việc" (MN 90), hội đồng vẫn quan tâm mong muốn chứng minh Nhất Thiết Trí của đức Phật, sự tồn tri kiến mà theo quan điểm của chư vị, ngài đã đạt được ngay lúc Giác Ngộ (Bodhi) khiến ngài trở thành đức Phật.
Bởi thế, chư vị nỗ lực cắt bỏ từ tạng Kinh Ðiển nguyên thủy mọi sự liên quan đến bất cứ kết luận và sự cơng nhận nào thuộc về thời kỳ sau của bậc Ðạo Sư; đồng thời cố tìm cách làm cho những lời ngài xác nhận ở các giai đoạn đầu tiên và các giai đoạn về sau của đời ngài phù hợp nhau.
Ðiều may mắn là chư vị khơng phải bao giờ cũng chú tâm thận trọng lúc làm việc này, vì vậy các nhà Ấn Ðộ học ngày nay vẫn tìm được vài dấu hiệu chứng tỏ sự tiến bộ trong quá trình phát triển trí tuệ của đức Phật. Nhằm mục đích làm cho trí tuệ tồn tri kiến của đức Phật trở nên rõ ràng hơn, chư vị đã bổ sung vài điểm khá thơ sơ vào bài kinh để chứng tỏ bậc Ðạo Sư đã biết những việc ngài sắp được trình
báo. Ví dụ, khi y sĩ Jìvaka kê đơn thuốc cho ngài, đức Phật đã biết đĩ sẽ là thuốc gì, song vẫn chờ đợi đơn thuốc ấy.
Hơn nữa, Hội đồng ở Vesàli dưới quyền chủ tọa của Trưởng lão Revata phải chịu trách nhiệm về sự gia tăng số kinh điển. Do cả trăm năm ghi vào ký ức và khẩu truyền, nhiều đoạn kinh văn đã đĩng cứng thành các "khối ngơn từ". Khi Kinh Ðiển được duyệt lại, các khối ngơn từ này được xen lẫn vào bất cứ nơi nào cĩ vẻ thích hợp với đề tài, thậm chí cĩ nơi làm cho dịng tư tưởng mất cả ý nghĩa. Sau cùng, Hội Ðồng Thứ Hai này cũng đã khuyếch trương Kinh Ðiển bằng cách đưa vào số tài liệu đã được gạt bỏ ra ngồi khối lượng Kinh Ðiển nguyên thủy.
Hội Ðồng Kiết Tập Thứ Ba được tổ chức tại Pàtaliputta (nay là Patna) vào năm 253 trước CN dưới sự bảo trợ của vị Ðại Ðế Phật tử của Ấn Ðộ, Asoka Moriya (Skt. Asoka Maurya). Hội đồng này gồm cả ngàn Tỳ-kheo do Trưởng lão Moggaliputta Tissa chủ tọa. Trong chín tháng làm việc, hội đồng một lần nữa lại tổng duyệt Kinh Ðiển của Thượng Tọa Bộ và thêm vào hai tạng Kinh và Luật hiện hành một tác phẩm thứ ba cĩ tính chất lý luận học thuật. Cùng với sự bổ sung một số tác phẩm mang tính học thuật khác nữa trong vịng hai thế kỷ kế tiếp đĩ, cuối cùng xuất hiện một bộ sách thứ ba được mệnh danh Luận A-tỳ-đàm hay Thắng Pháp (Abhdhamma). Ba bộ thánh điển được đặt tên là "tạng" hay giỏ (pitaka), và vì thế Kinh Ðiển Pàli thường được gọi là Tam Tạng (Tipitaka).
Chính nhờ sự nghiệp hoằng Pháp thành cơng viên mãn của Ðại Ðế Asoka (vị vua ngự trị độc tơn từ 269 - 232 trước CN), mà Tam Tạng Pàli được bảo tồn cho đến thời đại chúng ta.
Chính Ðại Ðế Asoka phái hồng tử Mahinda đi giáo hĩa đảo quốc Ceylon (Sri Lanka) theo đạo Phật, nên ngài đã bảo đảm cho Phật Pháp an trú trong ngơi nhà tiếp tục tồn tại vượt qua bao cơn khủng hoảng lịch sử. Tại các tinh xá trên đảo quốc này, Kinh Tạng Pàli được bảo trì trong tâm trí chư Tỳ-kheo cho đến thế kỷ thứ nhất trước CN, chư vị viết Kinh Ðiển lên các lá bối-đa khơ, talipot (Corypha
umbraculifera) (Dv 20. 20f; Mhv 33. 100f).
Ngơi tinh xá xây bằng đá tảng Aluvihàra (P. Àlokavihàra), nơi cơng trình bối biên này đã được hồn thành, hiện nằm cách Matale 3km về phía bắc. Người du khách đến Sri Lanka bằng xe hơi từ Kandy lên phía bắc, sau khi đi ngang qua Matale, sẽ khơng khỏi đưa mắt sang bên trái nhìn về những tảng đá vĩ đại của tinh xá Aluvihàra với niềm thành kính tri ân ngơi cổ tự, nơi mà Giáo Pháp cĩ giá trị bất biến vượt thời gian của đấng Giác Ngộ đã được ghi chép thành văn cách đây hai ngàn năm trước.
Dịch giả cẩn bút
Trong Xuân Ðinh Sửu 1997 -ooOoo-