III. ANATTA: VƠ NGÃ
CÁCH ÐỨC PHẬT CƯ XỬ VỚI ÐỆ TỬ TẠI GIA * ÐỐI VỚI NAM GIỚ
* ÐỐI VỚI NAM GIỚI
Trong vịng vài năm khởi đầu sự nghiệp hoằng hĩa, đức Phật nổi danh là một đạo sư thuyết giảng ở vùng "Trung Nguyên" và bất kỳ ai cĩ điều kiện cũng tìm cơ hội nghe ngài. Ngài nĩi rất dễ nghe, trầm tĩnh, với giọng điệu thanh tao, lịch sự và ngơn từ phong phú. Thơng thường ngài thêm một vài tiếng đồng nghĩa vào một động từ hay tính từ tự nĩ cĩ lẽ quá đơn sơ tẻ nhạt, điều này khơng làm cho ý tưởng câu nĩi rõ ràng hơn mấy tí, nhưng khiến người nghe cĩ đủ thì giờ tiếp thu ý nghĩa. Ngài lại cịn minh họa các đề tài của ngài bằng hình ảnh lấy từ cuộc sống.
Hơn tám trăm (800) ví dụ đếm được trong Kinh Ðiển Pàli, rút ra từ mọi phương diện trong đời sống Ấn Ðộ và từ thiên nhiên. Ta cĩ thể thấy người thợ vàng làm việc, thợ chạm ngà voi, thợ làm tên, làm đồ gốm, người đồ tể xẻ thịt bị cái, bị cái chưa được xem là linh thiêng ở thời đức Phật, người buơn bán cầm cái cân thật nhẹ tay để cĩ lợi cho mình, khơng cĩ một nghề nào ngài khơng sử dụng để làm ví dụ. Ngài cũng lấy các hình ảnh ngồi thiên nhiên: sư tử (thường ở vùng Tây Ấn) và voi, tính tham ăn nơn nĩng của con khỉ, vẻ nhút nhát dễ thương của con linh dương, vẻ quỷ quyệt của con cá sấu - tất cả mọi
con vật này thường được đề cập cũng như thế giới thực vật: hoa sen, cây chuối, cây xồi, cây tala (họ dừa). Các ảnh dụ của đức Phật phản chiếu cả một thế giới ở vùng gần nhiệt đới.
Một số nhà Phật học đã thấy vài bằng cớ về tính hài hước trong cách thuyết giảng của đức Phật, song khĩ nĩi điều này đúng hay sai. Các cách ngài diễn tả căn cứ trên thần thoại Ấn Ðộ (DN 11.81; SN 11. 3. 2), ví dụ câu chuyện ngụ ngơn về bà chủ nhà Vedehikà chịu đựng lâu ngày vì bị thử thách, cuối cùng đã nổi giận và đập lên đầu cơ nữ tỳ với cái then cửa khiến cơ chảy máu (MN 21), cĩ thể là chuyện này cũng như vài chuyện khác tương tự, khơng cĩ ý nghĩa hài hước theo đức Phật và cũng khơng được xem là hài hước trong bối cảnh văn hĩa Ấn Ðộ. Ðức Phật khơng xem tiếng cười là ích lợi cho giải thốt. Cĩ lẽ ngài nhìn nhận tiếng cười hịa giải con người với cuộc sống, trong khi đĩ, theo quan điểm của ngài, tất cả vấn đề then chốt là phải giải thốt ra khỏi thế giới này.
Ðức Phật Gotama khơng phải là vị đạo sư thuyết giảng với vẻ hùng biện nồng nhiệt sơi nổi. Ðúng hơn, ngài khởi đầu bằng cách bình thản trình bày một số lý luận và nhận thức. Ngài hành động theo nguyên tắc khơng chiêu dụ thính giả, mà tạo niềm tin cho họ. Ngài khơng bao giờ thúc giục bất cứ ai chấp nhận Giáo Pháp vì ngài hiểu rõ là "tuệ giác khơng đột ngột xuất hiện mà phải thành thục dần dần - cũng giống như biển cả tuần tự xuơi dần, chứ khơng dốc đứng thình lình như vực thẳm" (AN 8. 19).
Quả thật nếu ai tuyên bố được cảm hĩa vào đạo một cách vội vàng, ngài cũng cảnh báo vị ấy khơng nên chuyển hướng quá nhanh chĩng, như trong trường hợp người đệ tử tại gia của phái Ni-kiền-tử, đại tướng Sìha thuộc bộ tộc Licchavi ở Vesàli. Và khi tướng Sìha, mặc dù được đức Phật bảo phải suy nghĩ thật kỹ về việc quy y vào đạo mới của mình, vẫn cương quyết xin theo Phật Pháp, bậc Ðạo Sư bảo vị ấy phải tiếp tục cúng dường lễ vật cho các vị đạo sĩ Ni-kiền-tử (Mv 6. 31).
Một trong những biệt tài của đức Phật là khơi dậy niềm tin vững chắc trong lịng quần chúng. Ðại vương Bimbisàra giữ lịng tín thành với ngài suốt ba mươi bảy năm cho đến lúc băng hà, và thái tử của vua là Ajàtasattu, chẳng hề là người kính mộ đức Phật chút nào, cũng đã chịu khĩ ngự xa giá đi một khoảng đường thật xa để đến thú nhận với ngài cách mình đã giết hại phụ vương như thế nào (DN 2.99) . Thân thiết nhất giữa đám cư sĩ là mối quan hệ của vua Pasenadi với đức Phật, vua này đề cao ngài như một thân hữu cùng bàn luận triết lý, vừa tìm được ở ngài nguồn an ủi sau các địn đau của số phận.
Tuy nhiên, ngài khơng tơ vẽ cho mọi việc tốt đẹp hơn thực tế. Ngài nĩi lời an ủi bằng cách nêu lên sự thực, cho dù sự thực ấy cĩ vẻ tàn nhẫn đi nữa. Khi vị gia chủ già nua Nakulapità thỉnh cầu: "Mong Thế Tơn làm cho đệ tử hoan hỉ và phấn khởi", bậc Ðạo Sư đáp:
"Này gia chủ, quả thật là thân ơng già yếu và bị hao tổn tàn tạ. Bất kỳ ai mang tấm thân này mà tự cho là khỏe mạnh dù chỉ trong giây lát, cũng thật là ngu si! Vậy này gia chủ, ơng cần phải học tập như sau: "Dầu thân ta bị bệnh, tâm ta cũng sẽ khơng bị bệnh!" (SN 22. 1).
Với Tỳ-kheo Vakkali đang bệnh nặng, đức Phật cũng khơng cố gợi lên những hy vọng hão huyền và khơng phủ nhận vị ấy sắp lâm chung. Ngài chuẩn bị tinh thần Vakkali vào giờ phút hấp hối. Ngài thuyết giảng cho vị ấy nghe tính vơ thường của sắc thân và khi tình trạng của vị ấy càng trầm trọng hơn nữa, ngài gửi lời nhắn nhủ vị ấy là "Vị ấy sẽ cĩ một cái chết an lành". (SN 22. 87)*. Tuy nhiên, ngài lại khơng tiên đốn việc vị ấy tự sát sau đĩ.