VI CON ÐƯỜNG GIẢI THỐT

Một phần của tài liệu Duc Phat Lich Su (Trang 96 - 99)

III. ANATTA: VƠ NGÃ

VI CON ÐƯỜNG GIẢI THỐT

Sau khi đã đi vịng quanh các đỉnh cao triết lý trong Ba Thánh Ðế đầu tiên, giờ đây ta bước vào bình nguyên đạo đức mở rộng đĩn ta trong Thánh Ðế Thứ Tư. Chân lý vi diệu này diễn tả những phương cách thực hành đưa đến đoạn tận phiền não cấu uế tức là đoạn tận khổ đau do chúng gây ra cho mỗi cá nhân. Chân lý này phát họa những kết quả thực tiễn do liễu tri thực tánh của thế giới hiện tượng. "Này các Tỳ-kheo, đây là Thánh Ðế Về Con Ðường đưa đến Khổ Diệt. Ðĩ chính là Thánh Ðạo Tám Ngành:

2.Chánh Tư duy 3.Chánh Ngữ 4.Chánh Nghiệp 5.Chánh Mạng 6.Chánh Tinh tấn 7.Chánh Niệm 8.Chánh Ðịnh. (Mv 1. 6. 22)

Giới Luật (Sìla) khơng phải là "lệnh trời ban", mà đúng hơn là những lời khuyến giáo một nếp sống lành mạnh. Vì một người tu tập sự điều phục thân tâm hợp đạo đức bằng cách thực hành Giới Luật, vị ấy sẽ cải thiện số phận mình trong mỗi kiếp tái sanh. Ðồng thời vị ấy giảm dần tham ái và vơ minh trong bản chất mình cho đến khi thành tựu sự đoạn tận chúng và như vậy là đạt giải thốt khỏi vịng luân hồi. Vị ấy cĩ tuân thủ Giới Luật hay khơng và thực hành đến mức độ nào là phận sự riêng của vị ấy. Quy luật tự nhiên về nghiệp báo hoạt động khách quan và vơ tư cơng bằng bảo đảm cho mỗi người nhận lãnh nghiệp quả phù hợp với sự giữ giới hay phá giới của mình.

Các Giới Luật này cĩ tác động hướng nội vào mỗi cá nhân, đồng thời cũng hướng ngoại nữa, vì khi tất cả mọi người đều thực hành tự điều thân thì cả xã hội cũng hưởng nhiều lợi ích. Mối tương quan hỗ trợ lẫn nhau ấy cũng giống như sự liên hệ giữa hai người leo dây đánh đu, một người giữ thăng bằng sợi dây trên vai mình trong khi người kia diễn trị ở cuối dây. Trong khi mỗi người tự chăm sĩc mình, người ấy cũng chăm sĩc kẻ kia, và khi y chăm sĩc kẻ kia, y cũng bảo vệ chính mình (SN 48. 19).

Ðiều đáng chú ý là khơng một giới điều nào trong các luật ấy đưa ra những nhu cầu cĩ tính cách tế lễ cả. Ðức Phật bài bác những sự tuân hành lễ nghi thờ cúng; ngài xem chúng chỉ muốn trĩi buộc ta thật chặt hơn nữa vào vịng luân hồi (Samsàra). Và trong Phật giáo nguyên thủy, sự tơn thờ đáng lẽ phải hướng về ai? Theo Chánh Pháp, sự đoạn tận khổ ưu khơng phải là việc của thần linh. Tất cả tám chi phần của Thánh Ðạo đều liên hệ hết sức rõ ràng đến mục đích tối hậu, đĩ là giải thốt khổ ưu.

Trong hơn bốn thập niên truyền đạo, đức Phật đã đưa ra rất nhiều cách giải thích Thánh Ðạo Tám Ngành, những lời lẽ ấy đã nêu bật những gì cần được xem là "chân chánh" trong mỗi quy luật. Khi nĩi với hội chúng cư sĩ, ngài thường khởi đầu từ nghề nghiệp của người tham vấn, giải thích những quy luật liên hệ đến phương tiện sinh sống và địa vị xã hội của kẻ ấy. Khi nĩi với chư Tăng ở Kammàsadhamma (Kiềm-ma-sắt-đàm), thủ phủ của bộ tộc Kuru (Câu-lâu) (DN 22. 11), ngài định nghĩa Bát Chi Thánh Ðạo như sau:

Chánh Tri kiến (Sammà-dithi) là tri kiến về Khổ, tri kiến về Khổ Tập, Khổ Diệt và Con Ðường Ðưa Ðến Khổ Diệt. Ðĩ là sự hiểu biết thấu đáo về Thánh Ðạo Tám Ngành.

Chánh Tư Duy (Sammà-sankappa): là quyết định Xả ly (tức từ bỏ tham đắm dục lạc thái quá), tư duy về Từ tâm đối với mọi hữu tình và tư duy về Bất hại.

Chánh Ngữ (Sammà-vàcà): từ bỏ nĩi láo, nĩi hai lưỡi, ác khẩu và nĩi phù phiếm.

Chánh Nghiệp (Sammà-kammanta): từ bỏ sát sanh, lấy của khơng cho (tức trộm cắp), tà dục (hay dâm dục quá độ).

Chánh Mạng (Sammà-àjìva): vị đệ tử Phật phải từ bỏ tà mạng, tức là những cách sinh sống bất chánh do những cơng việc làm hại hoặc hành hạ các sinh vật khác.

Chánh Tinh Tấn (Sammà-vàyàma) hướng về nội tâm (ở đây đức Phật nĩi rõ một Tỳ-kheo). Vị Tỳ-kheo nỗ lực phịng hộ cho các ác pháp (các trạng thái tâm bất thiện) khơng sanh khởi, và nỗ lực chế ngự các

ác pháp đã khởi sanh. Cũng vậy vị ấy nỗ lực làm phát sinh các thiện pháp và duy trì phát triển các thiện pháp đã khởi sanh.

Chánh Niệm (Sammà-sati) rất quan trọng, nhưng khơng phải hồn tồn dành cho Tỳ-kheo. Ở đây vị Tỳ- kheo nhiếp phục tham ưu đối với đời, an trú quán sát thân, thọ, tâm, pháp. Mục đích của pháp thực hành này là luơn tỉnh giác phịng hộ mọi cơ quan và tiến trình hoạt động của mình.

Chánh Ðịnh (Sammà-samàdhi): (qui luật này phát xuất từ thời đức Phật cịn thực hành khổ hạnh) gồm cĩ Tứ Thiền (4 Jhànas) trước đây đã làm cho tâm trí vị Sa-mơn trẻ tuổi ấy cĩ khả năng đắc quả Giác Ngộ. Mục đích của Tứ Thiền là làm cho vị hành giả xả ly đối với đời, mang lại cảm giác an tịnh nội tâm và chuẩn bị cho vị ấy hướng đến các Tuệ Giác Cao Thượng.

Do vậy, đây chính là Bát Chi Thánh Ðạo đưa đến Giải Thốt Khổ Ưu. Chư đệ tử nguyên thủy thời đức Phật xem đây là pháp quan trọng đệ nhất, tức là phần thực hành Chánh Pháp, cịn quan trọng hơn cả phần triết lý... Chẳng cần bàn luận đến các tri kiến quảng đại của đức Phật, chư vị định nghĩa giáo lý của ngài như sau:

Khơng làm mọi điều ác, Tu tập các hạnh lành, Giữ tâm ý thanh tịnh, Là lời chư Phật dạy. (Dhp 183)

Bất cứ người nào biết tự điều thân thì sớm muộn gì cũng đạt giải thốt, cho dù kiến thức của vị ấy về giáo lý đức Phật cĩ thể cịn ít ỏi.

Nhu cầu của Tăng chúng buổi sơ khai địi hỏi phải bổ sung Bát Chi Thánh Ðạo với một số điều cần tránh xa. Một bản điều lệ phát xuất từ đĩ liệt kê các hành động đưa đến suy thối nghiệp lực gồm mười điều cấm kỵ, năm điều đầu tiên dành cho giới tại gia và tất cả mười điều ấy đều ứng dụng cho các Sa-di và Tỳ-kheo.

Khơng sát sanh hại mạng.

Khơng lấy của khơng cho (trộm cắp)

Khơng tà hạnh trong các dục (theo giới điều này, người tại gia phải tuân hành các qui định về nhục dục, cịn Tỳ-kheo phải hồn tồn độc cư thanh tịnh).

Khơng nĩi láo.

Khơng uống các thứ rượu men say.

Những giới điều cịn lại dành cho Sa-di và Tỳ-kheo cĩ tính chất kỷ luật, cốt ý bảo đảm cho chư Tăng tránh xa các thĩi phù phiếm thế tục và giữ tính khiêm tốn cùng chánh niệm:

Khơng thọ thực sau giờ ngọ.

Khơng tham dự những buổi diễn ca vũ, nhạc kịch.

Khơng dùng sàng tọa cao sang rộng lớn. Khơng nhận tiền, vàng, bạc.

Một phần của tài liệu Duc Phat Lich Su (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)