Hoàn thiện các quy định pháp lý về đánh giá công chức xã

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá công chức xã trên địa bàn huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 77 - 79)

- Thứ sáu, đánh giá công chức xã trên địa bàn huyện Yên Mô chưa thu hút được sự tham gia tích cực của nhân dân.

3.3.1. Hoàn thiện các quy định pháp lý về đánh giá công chức xã

Đánh giá công chức xã là một trong các nội dung quan trọng của công tác quản lý công chức xã. Trên cơ sở quy định của Luật cán bộ, cơng chức, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, Nghị định số 56/2015/NĐ-CP nêu trên có những quy định không phù hợp với tình hình thực tiễn đánh giá công chức xã hiện nay, dẫn đến việc những quy định của Nghị định rất khó hoặc khơng được thực hiện trong thực tế, gây khó khăn cho cơng tác đánh giá cơng chức xã. Vì vậy, Nghị định của Chính phủ về đánh giá công chức cần phải được hồn thiện hơn, theo hướng phù hợp với tình hình thực tiễn của từng địa phương, vùng miền, từng nhóm đối tượng cơng chức, viên chức cụ thể. Trên cơ sở đó, Bộ Nội vụ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện cũng cần có trách nhiệm cụ thể hoá những quy định của Chính phủ thành những quy định phù hợp với từng cấp, từng ngành và những đặc điểm riêng của đội ngũ công chức, đặc biệt là đội ngũ công chức xã.

Về số lần đánh giá công chức xã trong năm: Do đặc thù thực thi nhiệm vụ của đội ngũ công chức xã là thường xuyên tiếp xúc với người dân, nên việc đánh giá cơng chức xã có thể tăng số lần đánh giá trong năm, làm cơ sở để tổng hợp vào kết quả đánh giá cuối năm. Việc đánh giá có thể tiến hành định kỳ hàng tháng hay hàng quý, cuối năm sẽ đánh giá tổng kết dựa trên cơ sở những đánh giá nhỏ hàng tháng, quý. Có như vậy đánh giá mới thực sự có hiệu quả.

Ngồi ra, một việc khơng thể thiếu khi đánh giá cơng chức là cần phải có một hệ thống những tiêu chí đánh giá thật sự khoa học, cụ thể, dễ định lượng và khơng được để tình cảm xen vào đánh giá cơng chức. Xây dựng một hệ thống những tiêu chuẩn khoa học không phải là dễ, phải tùy vào tình hình, đặc điểm cơng việc, ngành nghề và tuỳ thuộc vào đặc điểm công chức và đơn vị hành chính đó để có được một hệ thống tiêu chí phù hợp. Cần phân biệt

giữa cơng chức lãnh đạo và cơng chức chun mơn để có được những bước đánh giá cho phù hợp, có các tiêu chí đánh giá khoa học cho từng đối tượng. Cần phải có văn bản riêng hướng dẫn cụ thể cho đánh giá cơng chức xã vì cơng chức xã có rất nhiều điểm khác biệt so với cơng chức nói chung. Hiện nay văn bản đang áp dụng đánh giá công chức xã vẫn là Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức.

Việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về công tác đánh giá công chức xã cần phải gắn liên với việc đổi mới phương pháp đánh giá. Phương pháp đánh giá công chức xã cần phải phù hợp với nội dung tiêu chí đánh giá và theo kết quả thực thi công vụ. Hiện nay, tại UBND các xã trên địa bàn huyện Yên Mô sử dụng phương pháp đánh giá theo ý kiến nhận xét, bình bầu là chủ yếu. Theo phương pháp này, cách thức đánh giá chủ yếu chú trọng vào đặc điểm cá nhân của công chức, chưa chú trọng vào công vụ mà công chức thực hiện, vì vậy cần phải đổi mới đánh giá cơng chức theo kết quả thực thi công vụ, nghĩa là lấy kết quả, hiệu quả làm việc của công chức làm thước đo chính để đánh giá phẩm chất, trình độ, năng lực của cơng chức. Tuy nhiện để đánh giá công chức xã đạt hiệu quả, đảm bảo phù hợp với định hướng đổi mới đánh giá công chức theo kết quả thực thi công vụ, cần đa dạng hóa các phương pháp đánh giá kết quả thực thi công vụ của công chức; lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp và linh hoạt. Có một số phương pháp nên bắt đầu nghiên cứu và vận dụng vào đánh giá cơng chức hành chính là phương pháp quan sát hành vi và phỏng vấn. Đây là những phương pháp chưa được vận dụng tại Việt Nam nhưng đã được sử dụng tại một số nước phát triển và đã cho những kết quả rất khả quan.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá công chức xã trên địa bàn huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)