Về nội dung đánh giá.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá công chức xã trên địa bàn huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 52 - 54)

- Đánh giá cán bộ, công chức phải gắn liền với đổi mới đồng bộ cơ chế, chính sách phù hợp với đặc thù của tổ chức và khách thể quản lý.

2.3.2 Về nội dung đánh giá.

Căn cứ vào thực tế, công chức xã được đánh giá theo những nội dung sau:

1. Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

2. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc. 3. Năng lực, trình độ chun mơn, nghiệp vụ.

4. Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ.

5. Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ. 6. Thái độ phục vụ nhân dân.

Nhìn chung, cơng chức xã đã đáp ứng được các yêu cầu trong quá trình thực thi cơng vụ, mặc dù trong cuộc sống, cơng việc cịn nhiều khó khăn song đội ngũ cơng chức xã trên địa bàn huyện n Mơ có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối tin tưởng vào con đường đổi mới của Đảng, con đường Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Luôn trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa Mac – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; đồn kết gắn bó giữa các dân tộc; chấp hành nghiêm túc kỷ luật Đảng, chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước và quy định của đại phương. Có phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng, giản dị. Luôn nêu cao ý thức trách nhiệm, nhiệt tình trong cơng tác. Trung thực, ít chịu tác động từ những mặt trái của cơ chế thị trường. Từng bước cải tiến lề lối làm việc, đưa hoạt động quản lý điều hành ở cơ sở đi vào nề nếp và đã đạt được những kết quả tốt.

Tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đúng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở. Đa số công chức là những người gần dân, sát dân, thông thuộc địa bàn, hiểu rõ phong tục tập quán ở địa phương, gương mẫu, được nhân dân tín nhiệm.

Bên cạnh những ưu điểm trên cịn bộc lộ một số nhược điểm sau:

Nhiều công chức xã chưa thực sự nắm vững, sâu sắc đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Kết quả thực hiện các Nghị quyết, văn bản pháp luật ở địa phương kém hiệu quả, thiếu sự vận dụng sáng tạo. Năng lực tổ chức, vận động quần chúng, ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm, tính gương mẫu và uy tín ở một bộ phận cơng chức xã cịn thấp, khơng kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng, những vấn đề nẩy sinh trong nhân dân, chưa nói được cho nhân dân nghe, chưa làm được cho dân tin, dân phục.

Tuy nhiên, chế độ nhận xét, đánh giá công chức chưa thật sự nghiêm túc, khoa học. Hiện tượng dĩ hòa vi quý, bè phái bao che dẫn đến nhận xét bị sai lệch trong q trình đánh giá, phê bình cơng chức. Thực tế phổ biến tình trạng đại đa số cơng chức sau khi được bình xét, đánh giá đều hồn thành tốt nhiệm vụ nhưng nhiệm vụ chung của cơ quan lại khơng có chuyển biến tích cực hoặc chưa hồn thành. Có cơ quan lại không thực hiện công khai dân chủ trong thảo luận, nhận xét đánh giá công chức. Việc đánh giá do hội đồng gồm lãnh đạo cơ quan thực hiện, vì vậy nhiều công chức không biết cấp trên đã nhận xét, đánh giá về mình như thế nào? Hoặc có cơ quan thực hiện hình thức dân chủ, cơng khai cả cơ quan cùng bình bầu, nhận xét nhưng lại ngầm định luật bất thành văn hầu như các danh hiệu cao đều thuộc về lãnh đạo. Những công chức trẻ, mới, những công chức là chuyên viên lâu năm nhưng không phải là lãnh đạo, quản lý thường chỉ đạt những danh hiệu khiêm tốn. Vì vậy đánh giá cơng chức cịn nhiều hạn chế và bất cập.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá công chức xã trên địa bàn huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 52 - 54)