Thứ hai, tiêu chí sử dụng để đánh giá công chức chưa thực sự khoa học, đánh giá còn cảm tính, chung chung, chưa chính xác.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá công chức xã trên địa bàn huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 65 - 68)

Đánh giá công chức hiện nay là một việc hết sức khó khăn, kết quả đánh giá không dựa vào những thước đo cụ thể đã được lượng hoá, mà chủ yếu dựa vào những tiêu chuẩn ước lệ, chung chung. Việc đánh giá công chức cịn mang nặng cảm tính, chưa coi trọng tính khách quan và chưa thật sự cơng tâm hoặc cịn theo mục đích định sẵn để thể hiện tình cảm cá nhân (yêu, ghét, định kiến…).

Đánh giá và sử dụng cơng chức cịn nặng về thành phần lý lịch, thâm niên công tác mà chưa đề cao về trình độ chuyên môn, năng lực thực hiện công việc. Đánh giá công chức chủ yếu dựa vào những tình cảm cá nhân, đánh giá còn chung chung, đại khái, có những biểu hiện xuề xồ, qua loa, khơng đối chiếu, so sánh với những tiêu chuẩn đã xác định trước.

Ví dụ như tại Điều 18 của Nghị định 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức quy định tiêu chí phân loại đánh giá công chức ( công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý) ở mức hồn thành nhiệm xuất sắc nhiệm vụ thì phải đạt được tất cả các tiêu chí sau:

a) Luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

b) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh, chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; tận tụy, có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao;

c) Có năng lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ; phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả với đồng nghiệp, cơ quan, tổ chức có liên quan trong q trình thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ;

d) Có tinh thần chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao;

đ) Có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ; thực hiện tốt việc phòng, chống các hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ơ, lãng phí.

e) Hồn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch cơng tác năm, vượt tiến độ, có chất lượng và hiệu quả;

g) Hoàn thành kịp thời và bảo đảm chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ đột xuất;

h) Có ít nhất 01 cơng trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong hoạt động công vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền cơng nhận;

Đối chiếu với tiêu chí trên thì tại UBND các xã khơng thể có cơng chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với lý do tại UBND xã qua tìm hiểu thì chưa có cơng chức nào có cơng trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong hoạt động cơng vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền công nhận. Tuy nhiên, năm 2016,vẫn có 9% cơng chức được đánh giá là hồn thành xuất sắc nhiệm vụ. Vì vậy, tiêu chí đánh giá cơng chức cịn mang tính chất chung chung, chưa có hướng dẫn chi tiết, cụ thể cho từng đối tượng của các cấp, các ngành, cịn nặng về cảm tính, khó định lượng nên kết quả đánh giá thực sự khơng có được hiệu quả như mong muốn, kết quả của đánh giá cơng chức vẫn có tính chính xác thấp.

Biểu hiện của cảm tính trong đánh giá cơng chức xã trên địa bàn huyện Yên Mô được thể hiện rất rõ. Kết quả đánh giá công chức ở đây cho thấy việc xếp loại cơng chức chỉ có hai mức là: hồn thành xuất sắc nhiệm vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ; hai mức độ còn lại là hồn thành nhiệm vụ và khơng hồn thành nhiệm vụ chiếm tỷ lệ rất ít. Nhưng, thực tế chất lượng hiệu quả cơng việc của cơng chức xã cịn chưa tương xứng với kết quả được đánh giá. Cịn tồn tại tình trạng các cơng chức khơng đủ trình độ chun mơn để đáp ứng

yêu cầu công việc nhưng các công chức này vẫn được xếp loại công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Như vậy, kết quả đánh giá công chức tại các xã chưa chính xác, chưa phản ánh được thực tế đội ngũ cơng chức.

Nhìn chung, đánh giá cơng chức xã trên địa bàn huyện Yên Mô chưa thực sự có hiệu quả cao. Những thành tích, danh hiệu vẫn cịn tình trạng chưa được trao đúng người. Có những cơng chức có năng lực cơng tác khơng cao, có hiệu quả cơng việc khơng tốt nhưng lại có mối quan hệ đồng nghiệp tốt hoặc có “phe cánh” thì được trao cho những danh hiệu tốt. Ngược lại, những người hoạt động công tác tốt, năng lực cao nhưng không chú tâm vào xây dựng các mối quan hệ, ngoại giao chưa tốt hoặc làm phật ý người khác thì khơng được đánh giá cao. Tình trạng trên vẫn cịn xuất hiện trong đánh giá công chức xã trên địa bàn huyện Yên Mô nên hiệu quả công tác này không cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá công chức xã trên địa bàn huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 65 - 68)