Cơ sở pháp lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá công chức xã trên địa bàn huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 50 - 52)

- Đánh giá cán bộ, công chức phải gắn liền với đổi mới đồng bộ cơ chế, chính sách phù hợp với đặc thù của tổ chức và khách thể quản lý.

2.3.1. Cơ sở pháp lý

Đánh giá cơng chức hiện nay được các cấp chính quyền quan tâm, chú trọng. Đó là một khâu quan trọng vì nó là cơ sở để lựa chọn, sắp xếp, sử dụng, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng,.. công chức. Đối với huyện Yên Mô, đánh giá công chức xã về cơ bản là đúng theo quy định của Nhà nước. Hiện nay, việc đánh giá kết quả thực thi công việc của công chức xã trên địa bàn huyện n Mơ, tỉnh Ninh Bình chưa được thực hiện riêng mà đánh giá công chức xã chủ yếu là đánh giá bằng phương pháp bình bầu. Đây là một phương pháp áp dụng phổ biến trong đánh giá công chức xã hiện nay. Quy trình của phương pháp này là cuối năm, mỗi công chức viết một bản kiểm điểm cá nhân theo mẫu, tự nhận xét, đánh giá về ưu điểm, khuyết điểm của mình qua một năm cơng tác. Đồng nghiệp trong cơ quan, đơn vị đóng góp bổ sung, làm rõ thêm kết quả phấn đấu, chất lượng thực thi công vụ của công chức đó. Chủ tịch UBND xã trực tiếp xem xét để đánh giá và cuối cùng xếp loại cho cơng chức theo bốn mức: hồn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực, khơng hồn thành nhiệm vụ. Ưu điểm của phương pháp là đề cao tính cơng khai, dân chủ; kết quả thực thi cơng vụ của người cơng chức được nhìn nhận tồn diện từ nhiều phía; tạo cơ hội cho mỗi công chức được lắng nghe những nhận xét, góp ý của đồng nghiệp. Tuy nhiên, phương pháp đánh giá này mang nặng tính ước lệ, chủ quan, khó đảm bảo tính cơng bằng. Điều này xuất phát từ chính bản thân cơng chức khơng đánh giá được hết hoặc không trung thực. Đối với người đánh giá thì khơng khách quan, kết quả bình bầu phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chủ quan, mối quan hệ cá nhân giữa các công chức, hoặc quá thiên vị hoặc quá nghiêm khắc hay không muốn mất lịng ai. Do đó kết quả bình bầu nhiều khi không phản ánh đúng hiệu quả làm việc thực tế, năng lực của người được đánh giá.

chức xã trên địa bàn huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình bao gồm: - Luật Cán bộ, cơng chức năm 2008;

- Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về cơng chức xã, phường, thị trấn;

- Nghị định số 24/2010/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;

- Nghị định số 56/2015/NĐ- CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 về đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức

- Quyết định số 286 –QĐ/TW ngày 08/2/2010 của Bộ Chính trị về việc ban hành quy chế đánh giá cán bộ, công chức.

Dựa trên những cơ sở pháp lý là các văn bản của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ tỉnh Ninh Bình đã xây dựng các văn bản hướng dẫn đánh giá cơng chức nói chung và cơng chức xã nói riêng, dựa trên các cơ sở đó Phịng Nội vụ cũng đã xây dựng văn bản hướng dẫn các xã thực hiện đánh giá cơng chức xã hàng năm. Nhìn chung, so với những năm trước thì đánh giá cơng chức xã được quan tâm, chú trọng và từng bước phản ánh đúng thực tế. Tuy nhiên, với đặc thù là làm việc ở đơn vị hành chính cơ sở - cấp thấp nhất trong hệ thống hành chính ở nước ta việc ban hành các quy định đánh giá còn hạn chế, đánh giá cơng chức vẫn cịn chưa được quan tâm đúng mực.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá công chức xã trên địa bàn huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 50 - 52)