Chủ thể tham gia đánh giá công chức xã

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá công chức xã trên địa bàn huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 27 - 30)

Chủ thể đánh giá công chức xã là những người tham gia vào quá trình đánh giá, đưa ra những nhận xét đối với mỗi công chức được đánh giá trên cơ sở những nội dung, tiêu chí đã được xác lập. Trong thực tiễn, chủ thể đánh giá công chức xã rất đa dạng. Mỗi chủ thể đánh giá đều có góc nhìn khác nhau nên cần tham khảo ý kiến của nhiều chủ thể để có kết quả đánh giá chính xác nhất. Các chủ thể tham gia vào quá trình đánh giá bao gồm:

1.2.4.1. Bản thân công chức tự đánh giá

Cá nhân tự đánh giá là loại hình đánh giá tương đối phổ biến trong các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay. Đây là việc làm thường xuyên hàng năm mà công chức phải thực hiện. Trên cơ sở mẫu tự đánh giá do cơ quan có thẩm quyền quy định, cá nhân có thể đưa ra nhận xét của bản thân về chính mình. Ý kiến tự đánh giá của cơng chức được coi là kênh thơng tin mang tính tham khảo, khơng chính thức bởi đó là ý kiến chủ quan của công chức. Khi tự đánh giá họ phải ý thức được kết quả thực thi công vụ gắn với thẩm quyền được trao mới có thể đưa ra kết quả chính xác của q trình đánh giá. Khi chủ thể đánh giá là cơng chức, sẽ động viên, khích lệ họ tham gia vào tiến trình đánh giá.

1.2.4.2. Tập thể cơ quan đánh giá:

Cùng với cá nhân tự đánh giá, hình thức tổ chức họp lấy ý kiến góp ý của tập thể nơi cơng chức cơng tác là hình thức rất phổ biến hiện nay. Người được lấy ý kiến là những đồng nghiệp có quá trình cơng tác thường xun, gắn bó với cơng chức. Họ có cơ hội để quan sát, nhận thấy được mặt mạnh, mặt yếu, khả năng làm việc cũng như thái độ phục vụ nhân dân của người được đánh giá. Nếu chủ thể đánh giá này tôn trọng khách quan, cơng minh thì đây là một kênh quan trọng, góp phần vào kết quả đánh giá cơng chức. Tuy nhiên, khi đồng nghiệp đánh giá nhau cũng dễ bị chi phối, ảnh hưởng bởi các mối quan hệ cá nhân, bè phái, “nhóm lợi ích” hoặc chi phối từ ý chí chủ quan u q, cảm tình cá nhân thì nhận xét tốt và ngược lại nên đôi khi ý kiến nhận xét, đánh giá cũng sẽ khơng đảm bảo được tính cơng bằng, khách quan ảnh hưởng đến kết quả đánh giá.

1.2.4.3. Thủ trưởng cơ quan

Theo quy định pháp luật hiện hành, việc đánh giá công chức là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức, do vậy, đây là chủ thể

đánh giá quan trọng nhất. Đánh giá của thủ trưởng được thực hiện chủ yếu thông qua việc nhận xét vào phiếu xếp loại công chức. Hàng năm, sau khi công chức viết bản tự kiểm điểm, tập thể - đồng nghiệp nhận xét, góp ý, phần cuối cùng thuộc về nhận xét, đánh giá, xếp loại của thủ trưởng cơ quan. Vì vậy, đây là ý kiến nhận xét có ý nghĩa quyết định.

Xuất phát từ tầm quan trọng của chủ thể đánh giá là thủ trưởng cơ quan nên trong thực tiễn chúng ta cần phát huy dân chủ, kiềm chế, kiểm soát quyền lực, tránh xu hướng độc đốn, chun quyền và phát huy tính tích cực, tinh thần trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan. Có như vậy, kết quả đánh giá mới thật sự khách quan, chính xác.

1.2.4.4. Người dân - đánh giá của những người ngồi cơ quan

Đó là những cá nhân, tập thể bên ngồi cơ quan. Cơng cuộc cải cách hành chính ở nước ta đang diễn ra mạnh mẽ, một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả cải cách hành chính là mức độ hài lịng của người dân đối với nền hành chính. Xây dựng nền hành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh, bảo đảm quản lý thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả; lấy phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống nhân dân là mục tiêu chủ yếu trong hoạt động của mình. Đó chính là nội dung cơ bản của cải cách hành chính. Một nền hành chính hướng đến phục vụ cơng dân và xã hội tốt hơn thì việc người dân tham gia vào đánh giá hiệu quả hoạt động công vụ của nhà nước là việc tất yếu, trong đó có đánh giá công chức. Thời gian qua, một số địa phương đã áp dụng phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân, đối với công chức xã chủ yếu được áp dụng ở các vị trí giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân.

Để việc đánh giá kết quả hoạt động của công chức được chính xác, cơng bằng, ngồi việc xây dựng được một hệ thống các tiêu chí, phương pháp đánh giá khoa học thì địi hỏi có một đội ngũ những người làm cơng tác đánh

giá có đủ năng lực và phẩm chất, đặc biệt là phải khách quan, trung thực trong các đánh giá.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá công chức xã trên địa bàn huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 27 - 30)