Nội dung và tiêu chí đánh giá công chức xã

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá công chức xã trên địa bàn huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 30 - 35)

1.2.5.1. Nội dung đánh giá công chức xã

Đánh giá công chức đã được Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định là để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Kết quả trong đánh giá là cơ sở để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với cơng chức. Nội dung đánh giá công chức được quy định tại điều 56 Luật Cán bộ, công chức và được cụ thể hóa tại Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức.

Nội dung đánh giá công chức xã là những mặt, những yếu tố cần biết để dựa vào đó chủ thể đánh giá định hướng được mình cần nhận xét, đánh giá điều gì đối với người được đánh giá. Căn cứ vào thực tế ở chính quyền cơ sở, cơng chức xã được đánh giá theo những nội dung sau:

Thứ nhất, đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức:

Đây thường là nội dung đánh giá được đề cập đến đầu tiên khi đánh giá cơng chức.

- Phẩm chất chính trị của cơng chức là đề cập đến nhận thức về quan điểm chính trị, lập trường tư tưởng của cơng chức, là việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy chế, quy định đặc thù của ngành, lĩnh vực quản lý, của cơ quan, đơn vị nơi công chức công tác. Việc trung thành tuyệt đối với hệ tư tưởng của Đảng cầm quyền là u cầu bắt buộc, cơng chức hành chính khơng chỉ tn thủ tuyệt đối pháp luật mà cịn có trách nhiệm đưa pháp luật vào thực tiễn đời sống (luật trong hành động). Đánh giá phẩm chất chính trị là nội dung đầu tiên của đánh giá cơng

chức hành chính. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến đến các nội dung tiếp theo. Trường hợp công chức bị đánh giá là có biểu hiện suy thối về tư tưởng chính trị thì chắc chắn đánh giá về thực thi công vụ của họ sẽ không cao và kết quả đánh giá có thể khiến họ phải chịu những hình thức kỷ luật và biện pháp giáo dục nhất định do chính tổ chức hoặc cơ quan có thẩm quyền áp dụng. Chính vì vậy, có thể nói nội dung này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả đánh giá cuối cùng đối với công chức hành chính nói chung.

- Đạo đức với nghĩa là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau. Đạo đức của công chức phản ánh những giá trị chuẩn mực đạo đức xã hội, được thể hiện trong lối sống, cách ứng xử của mỗi công chức trong tất cả các mối quan hệ xã hội (đồng nghiệp, nhân dân, bạn bè...). Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến đạo đức công chức, trong quy định của Đảng cũng như pháp luật của Nhà nước đã đưa ra những yêu cầu về nghĩa vụ của công chức, chuẩn mực đạo đức, ứng xử của công chức.

Thứ hai, đánh giá thực thi công vụ:

Đây là hoạt động quản lý nguồn nhân lực quan trọng và luôn tồn tại trong tất cả các tổ chức dù là cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, doanh nghiệp ... dù là đơn vị có quy mơ lớn hay nhỏ. Đánh giá thực thi công vụ thể hiện trên hai khía cạnh:

- Đánh giá kết quả, hiệu quả thực thi công vụ của công chức: Tức là đánh giá thành tích thực tế trong cơng tác và cần phải có những tiêu chí cụ thể trên cơ sở kết quả phân tích cơng việc, làm rõ bản chất của từng cơng việc. Đánh giá kết quả thực hiện công việc trên cơ sở so sánh, đối chiếu kết quả đã đạt được với mục tiêu đề ra. Và hiệu quả không chỉ đơn thuần là kết quả công việc mà phải trong mối tương quan với chi phí cần thiết bỏ ra để thực hiện

cơng việc, tính cạnh tranh trong trong nghề nghiệp. Để đánh giá đúng hiệu quả thực hiện công việc của từng công chức cần phải biết được: việc phân công, đảm nhiệm, họ phải làm việc gì, tại sao phải thực hiện và thực hiện như thế nào, những phương tiện gì cần được sử dụng trong thực hiện cơng việc, các điều kiện, môi trường làm việc cụ thể, những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và các khả năng mà cơng chức hành chính cần để thực hiện cơng việc. Tuy nhiên, trong đánh giá cơng chức hành chính nhà nước, tính chất cơng việc thường mang tính định tính và hiệu quả của nó thường khơng chỉ là hiệu quả về kinh tế mà cịn mang tính xã hội nên rất khó xác định một cách chính xác. Với đặc thù cấp chính quyền cơ sở là xã, thường xuyên cung cấp dịch vụ công và giải quyết vướng mắc của nhân dân, tính chất cơng việc thì nhỏ lẻ, thường xuyên, liên tục, khơng chỉ diễn ra trong giờ hành chính mà ở bất cứ thời điểm nào nên đánh giá hiệu quả thực thi cơng việc của cơng chức rất khó khăn, phức tạp. Việc đánh này phải tính đến những đặc thù thì mới đảm bảo khách quan, chính xác.

- Đánh giá năng lực thực thi công việc: Việc đánh giá năng lực công chức không thuần túy chỉ là việc xem xét mặt kiến thức trên cơ sở những bằng cấp chun mơn đã có mà phải được đo lường qua hệ thống những tiêu chí phức tạp có thể lượng hóa về kỹ năng, hiểu biết, kinh nghiệm, cách ứng xử ... của công chức trong lĩnh vực, nhiệm vụ phân cơng. Hành chính được quan niệm là một nghề, cho nên phải đảm bảo có được những kỹ năng, kỹ thuật, kiến thức chun mơn để hồn thành nhiệm vụ. Từ đó xác định cần phải hướng cơng chức tới chun sâu, hồn thiện những mảng kiến thức cần thiết cho công việc. Năng lực của công chức gắn liền và được biểu hiện qua thực tiễn thực thi công vụ. Đây là yếu tố quyết định đến chất lượng, hiệu quả của công việc.

mà cần phải đánh giá cả tiềm năng trong tương lai của công chức, bằng việc đánh giá khả năng chuyển đổi, tiếp thu kiến thức mới cần thiết cho tương lai phát triển lâu dài để phục vụ cho bộ máy quản lý.

1.2.5.2 Tiêu chí đánh giá cơng chức xã

Tiêu chí là một khái niệm để dựa vào mà phân biệt đối tượng này với đối tượng khác, dùng để kiểm định hay đánh giá về chất lượng, mức độ, hiệu quả, khả năng của đối tượng

Trong đánh giá cơng chức, tiêu chí đánh giá là thước đo để đánh giá kết quả, hiệu quả, năng lực làm việc của công chức. Căn cứ vào thực tiễn, có thể đưa ra các tiêu chí để đánh giá cơng chức xã như sau:

1. Gương mẫu, chấp hành đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đây là tiêu chí hàng đầu, ln được đề cao trong đánh giá công chức. Trong đánh giá công chức xã hàng năm, cần dựa vào một số biểu hiện như: Lòng yêu nước, trung thành với nhân dân, đất nước, lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước; ý thức chấp hành và tôn trọng pháp luật; tôn trọng nhân dân, biết lắng nghe và đề đạt nguyện vọng chính đáng của nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; có tinh thần đấu tranh chống biểu hiện tiêu cực trong đời sống xã hội; phòng, chống tội phạm xã hội, thực hiện tốt các nghĩa vụ của công chức; không vi phạm quy định về những điều công chức khơng được làm...

2. Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống: Có lối sống lành mạnh, chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tận tụy, có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao. Bản thân không tham ơ, lãng phí, tham nhũng, có tinh thần đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội... Tuy nhiên tùy vào đặc thù công việc và nhiệm vụ được giao tiêu chí này có thể cụ thể hóa cho phù hợp và vận dụng một cách linh hoạt, mềm dẻo để đạt được hiệu quả trong đánh giá.

3. Kết quả cơng việc: Đây là tiêu chí quan trọng, thường được quan tâm và chiếm trọng số cao nhất, ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng đối với cơng chức. Bởi vì, tiêu chí này được lượng hóa dễ dàng hơn so với tiêu chí khác, gắn với khối lượng công việc đã xây dựng và mức độ được xác định là khơng hồn thành, hồn thành hay hồn thành vượt tiến độ, có chất lượng và hiệu quả.

4. Chất lượng thực thi cơng vụ: Tiêu chí này thường đề cập đến như là hiệu quả của việc thực thi công việc khi đảm bảo các yêu cầu đặt ra: tính tiết kiệm, kết quả công việc vừa đạt được mục tiêu đồng thời khơng có tác động xấu đến cơng việc có liên quan, khả năng dự đoán, dự báo trong tương lai...

5. Tinh thần chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, tiến độ thực hiện cơng việc: Ngồi việc tuân thủ theo các quy định của pháp luật, thực tiễn cuộc sống đặt ra nhiều vấn đề địi hỏi cơng chức phải giải quyết mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Vì vậy, cơng chức không chỉ thụ động làm theo mà phải phát huy tính năng động, sáng tạo vận dụng trước hết là những thành tựu khoa học kỹ thuật, nghiên cứu tìm ra những sáng kiến được áp dụng đem lại hiệu quả trong công tác. Với số đầu việc hàng năm được định hình cùng với các điều kiện để thực hiện và yêu cầu về thời gian hồn thành, cơng chức cần sắp xếp một cách khoa học, hợp lý để xử lý tất cả các công việc sao cho đảm bảo đúng tiến độ hay vượt tiến độ so với quy định.

6. Tinh thần, ý thức tổ chức kỷ luật: Đó là việc tuân thủ quy định của pháp luật, quy định nghề nghiệp, nội quy, quy chế của cơ quan, khơng thối thác, đùn đẩy trách nhiệm. Mỗi một cơng chức trong q trình thực hiện nhiệm vụ luôn tôn trọng kỷ luật, khơng vì các mối quan hệ cá nhân mà có ngoại lệ, điều này đảm bảo cho việc sử dụng quyền lực nhà nước được kiểm sốt và đúng mục đích. Đây cũng là một tiêu chí đánh giá quan trọng cần phải được coi trọng bên cạnh những tiêu chí khác.

7. Tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân, có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Trong xu thế cải cách hành chính đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, tiêu chí này ngày càng trở nên quan trọng khi người dân tham gia ngày càng nhiều hơn và kiểm soát tốt hơn hoạt động công vụ của công chức. Người công chức bên cạnh việc hiểu biết, giải quyết chính xác công việc chuyên môn cần chú trọng đến thái độ phục vụ nhân dân. Bởi chính họ hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với người dân và xây dựng hình ảnh tồn diện của người cơng chức chính là củng cố thêm niềm tin của người dân vào nền hành chính. Một trong các chủ thể quan trọng, chính thức tham gia vào đánh giá cơng chức chính là người dân. Các khách hàng của nền hành chính (người dân) có thể đánh giá cơng chức một cách dễ dàng thơng qua tiêu chí này.

Việc kết hợp nhiều tiêu chí khi đánh giá cơng chức là u cầu bắt buộc để đảm bảo kết quả đánh giá mang tính tồn diện. Nếu cơng chức được đánh giá có lập trường tư tưởng chính trị, phẩm chất cá nhân tốt, có trình độ chun mơn, nghiệp vụ nhưng tiêu chí cụ thể là khơng hồn thành mục tiêu cơng việc thì đánh giá đó khơng có ý nghĩa. Vì thế, nhóm tiêu chí kết quả, chất lượng, hiệu quả cơng việc là nhóm tiêu chí quan trọng mang tính quyết định đến kết quả đánh giá công chức.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá công chức xã trên địa bàn huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 30 - 35)