Tạo động lực lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho người lao động tại hội sở chính ngân hàng TM TNHH MTV đại dương​ (Trang 26 - 28)

Trong sản xuất kinh doanh, muốn đạt được hiệu quả cao, năng suất lao động cao thì bất kỳ tổ chức nào cũng cần phải có đội ngũ nhân viên mạnh. Ngoài trình độ chuyên môn, đạo đức ra thì vấn đề tạo động lực làm việc là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất và hiệu quả làm việc của người lao động, nên tạo động lực làm việc luôn được quan tâm ở bất cứ tổ

chức nào. Mục đích quan trọng nhất của tạo động lực là sử dụng hợp lý nguồn lao động, khai thác tối đa hiệu quả nguồn lực con người nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức. Nếu không có động lực làm việc thì một người dù có khả năng làm việc tốt và có đầy đủ nguồn lực cũng có thể không thực hiện được mục tiêu. Một người có động lực làm việc cao có thể đạt hiệu suất làm việc như mong đợi, kể cả khi người đó hạn chế về kiến thức, kỹ năng.

Hiệu quả làm việc của tổ chức được nâng lên không những bởi hiệu suất làm việc được gia tăng mà còn do tiết kiệm được nguồn lực, giảm chi phí hoạt động trong tổ chức. Điều này chỉ có thể đạt được khi người lao động của tổ chức có động lực làm việc. Chính vì tầm quan trọng của tạo động lực mà từ trước đến nay có rất nhiều nghiên cứu về tạo động lực lao động, từ đó đưa ra những quan điểm về tạo động lực lao động.

Giáo trình Quản trị Nhân lực viết: “Tạo động lực lao động là tổng hợp các biện pháp và cách ứng xử của tổ chức, của các nhà quản lý nhằm tạo ra sự khao khát và tự nguyện của người lao động cố gắng phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức„. Các biện pháp được đặt ra có thể là các đòn bẩy kích thích vật chất và tinh thần, còn cách ứng xử của tổ chức được thể hiện ở việc tổ chức đó đối với người lao động như thế nào.

Như vậy, tạo động lực là sự vận dụng một hệ thống các chính sách, biện pháp, cách thức quản lý tác động tới người lao động nhằm làm cho người lao động có động lực trong công việc, thúc đẩy họ hài lòng hơn với công việc và mong muốn được đóng góp cho tổ chức, doanh nghiệp. Vấn đề tạo động lực lao động chủ yếu là vấn đề thuộc về sự chủ động của tổ chức. Vậy thì tổ chức sẽ phải đưa ra các chính sách nào để thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên? Tùy từng tổ chức, với khả năng và nguồn lực của mình mà xem xét áp dụng những cơ chế, chính sách phù hợp nhằm tại động lực cho người

lao động trong tổ chức đó. Vấn đề quan trọng của việc tạo động lực cho người lao động là phải tìm hiểu được nhu cầu của người lao động, để từ đó tìm ra biện pháp kích thích, tạo động lực cho người lao động hăng say, nỗ lực trong quá trình làm việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho người lao động tại hội sở chính ngân hàng TM TNHH MTV đại dương​ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)