Oceanbank là một trong 3 ngân hàng thuộc diện Ngân hàng Nhà nước mua lại bắt buộc, thuộc quyền kiểm soát và điều hành bởi Ngân hàng Nhà
nước, do vậy nếu theo Nghị định 51, 52/2016/NĐ-CP, Bộ LĐ-TB&XH có trách nhiệm xây dựng quy định tiền lương cho các ngân hàng 100% vốn nhà nước nhưng đến nay, sau nhiều cuộc họp thì vẫn chưa có văn bản hướng dẫn. Các ngân hàng 0 đồng vẫn phải tạm ứng lương cho người lao động.
Do không có hướng dẫn của Bộ Lao động, OceanBank không đăng ký được thang bảng lương với Sở LĐ-TB&XH (nếu xây dựng theo quy định hiện hành của Nhà nước thì mức lương rất thấp), điều này làm OceanBank rất khó giải thích với cơ quan Thanh tra lao động. Cơ quan thanh tra chỉ coi OceanBank là 1 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, không xét đến việc OceanBank là doanh nghiệp đặc thù, đang tái cơ cấu và chưa có hướng dẫn của Bộ LĐ-TB&XH.
Thế giới ngày một phát triển với nền Khoa học – Công nghệ đạt được nhiều thành tựu, do vậy đề nghị Chính phủ tiếp tục thúc đẩy các chương trình số hóa, áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực đời sống, xã hội; phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và có cách thức khai thác hiệu quả vào các hoạt động kinh tế, tài chính, phục vụ phát triển đất nước và quản lý xã hội; chú trọng đầu tư đồng bộ, bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật trong các giải pháp ngân hàng dựa trên nền tảng số hóa.
Ngoài ra, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện thể chế cho hoạt động ngân hàng, ban hành Nghị định về thị trường mua bán nợ, chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc liên quan đến xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017 của Quốc hội; sửa đổi Ðề án thanh toán không dùng tiền mặt; khung pháp lý (kể cả cơ chế quản lý thử nghiệm - Regulatory Sandbox) cho hoạt động Fintech, ngân hàng số, cho vay ngang hàng, ví điện tử, tiền di động (mobile money), hợp tác ngân hàng - Fintech và Big Tech, chia sẻ dữ liệu... tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng triển khai ngân hàng số thành công.
KẾT LUẬN
Trong tất cả các yếu tố cấu thành nên một doanh nghiệp phát triển vững mạnh thì yếu tố con người là một trong những yếu tố rất quan trọng. Con người không những cống hiến sức lao động mà còn phát huy trí tuệ, sự sáng tạo giúp cho doanh nghiệp ngày một lớn mạnh. Do vậy hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp lớn và nhỏ đã và đang rất chú trọng tới công tác tạo động lực để có thể giữ vững nhân lực, khiến người lao động có thể làm việc và cống hiến
hết mình cho tổ chức. Đề tài luận văn Thạc sĩ “Tạo động lực cho người lao
động tại Hội sở chính Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương” mà tác giả phân tích đã cho thấy là mặc dù Ngân hàng đã và đang rất quan tâm đến công tác tạo động lực cho người lao động song do nhiều yếu tố cũng như hoàn cảnh hiện tại những công tác trên chưa thật sự khiến người lao động cảm thấy hài lòng, và đó cũng là một phần nguyên nhân mà Oceanbank có tỷ lệ thôi việc cao, tình trạng nhân sự không ổn định.
Bởi vậy, với các giải pháp mà tác giả đưa ra ở trên bài, hi vọng ít nhiều sẽ góp phần cải thiện được công tác tạo động lực cho người lao động tại Ngân hàng, nhất là tại Hội sở chính. Hi vọng rằng Ngân hàng sẽ có kế hoạch tái cơ cấu rõ ràng, thành công, sớm đạt được mục tiêu phát triển đã đề ra, giúp cho người lao động yên tâm công tác và cống hiến.
Thời gian hoàn thiện luận văn đã giúp tác giả nhận ra được nhiều bài học, kinh nghiệm quý báu, phát triển tư duy thêm về hệ thống quản trị, hệ thống nhân sự, đặc biệt là công tác tạo động lực trong doanh nghiệp. Tuy vậy luận văn không thể tránh được những sai sót, tác giả rất mong muốn nhận được sự đóng góp từ các thầy cô để bài luận văn được hoàn thiện hơn.
Lời cuối, em xin được chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Đăng Minh đã hướng dẫn, hỗ trợ tận tình để em có thể hoàn thành bài luận văn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I/ Tiếng Việt
1. Trần Kim Dung, 2005. Đo lường sự thỏa mãn công việc trong điều kiện
của Việt Nam. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, số 12, trang 85
-91.
2. Trần Kim Dung, 2018, Quản trị nguồn nhân lực. Hà Nội: Nhà Xuất bản
Tài chính.
3. Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân, 2012. Giáo trình quản trị nhân
lực. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
4. Trương Minh Đức, 2011. Ứng dụng mô hình định lượng đánh giá mức độ
tạo động lực làm việc cho người lao động Công ty trách nhiệm hữu hạn
ERICSSON tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc Gia Hà Nội,
Kinh tế và Kinh doanh, số 27, trang 240-247.
5. Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn, 2016. Lý thuyết tài chính Tiền tệ. Hà
Nội: Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông.
6. Lê Thanh Hà, 2009. Quản trị nhân lực. Hà Nội: Nhà Xuất bản Lao động –
Xã hội.
7. Hoàng Văn Hải, 2010. Giáo trình quản trị nhân lực. Hà Nội: Nhà xuất bản
Thống kê.
8. Bùi Thị Xuân Mai, Bài giảng môn Tâm lý xã hội học lao động,
9. Nguyễn Đăng Minh, 2017. Quản trị tinh gọn tại Việt Nam, Đường tới
thành công. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
10.Lê Trung Thành, 2005. Hoàn thiện mô hình đào tạo và phát triển cán bộ
quản lý cho các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước Việt Nam. Luận án Tiến sĩ, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
11.Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Kinh
12.Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Hà Nội: Nhà xuất bản Hồng Đức.
13.Trần Thế Tuân và Công Vũ Hà Mi, 2019. Các nhân tố ảnh hưởng đến
động lực làm việc của cán bộ, nhân viên các Trường Đại học Tư thục trên
địa bàn Thành phố Đà Nẵng. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 265.
14.Bùi Anh Tuấn và Phạm Thúy Hương, 2009. Giáo trình Hành vi tổ chức.
Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
15.Vũ Thị Uyên, 2008. Tạo động lực cho lao động quản lý trong doanh
nghiệp nhà nước ở Hà Nội đến năm 2020. Luận án Tiến sĩ, ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
II/ Tiếng Anh
16.Brian Tracy, Bí quyết tuyển dụng và đãi ngộ người tài. Dịch từ tiếng Anh.
Người dịch Trương Hồng Dũng, 2016. TP Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp TP. HCM.
17.Business Edge, 1986. Tạo động lực làm việc – Phải chăng chỉ có thể bằng
tiền?. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Trần Huy Hà, 2002. Hà Nội: Nhà Xuất bản Trẻ.
18.Daniel H. Pink, 2009. Động lực chèo lái hành vi – Sự thật kinh ngạc về
những động cơ thúc đẩy động lực của con người. Dịch từ tiếng Anh.
Người dịch Kim Ngọc, Thúy Nguyệt, 2013. Hà Nội: NXB Lao động xã
hội.
19.Guay, F et al, 2010. Intrinsic, identified, and controlled types of
motivation for school subjects in young elementary school children.
20.John M.Ivancevich, 2000. Quản trị nguồn nhân lực. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Võ Thị Phương Oanh, 2010. Tp Hồ Chí Minh: Nhà Xuất bản Tổng hợp TP. HCM.
21.Sheri Coates Broussard and M. E. Bety Garrison, 2004. Family &
Consumer Sciences, adress: http://www.sagepub.com/wrighstudy/articles, pp 106
22.William J.Rothwell, 2000. Tối đa hóa năng lực nhân viên. Dịch từ tiếng
Anh. Người dịch Vũ Cấm Thanh, 2011. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động Xã hội.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 – PHIẾU KHẢO SÁT
Kính gửi quý anh/chị đồng nghiệp thân mến,
Tôi là Nguyễn Hải Lâm – hiện đang là học viên cao học khóa K27 –
Quản trị kinh doanh 1, Khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội và đang thực hiện đề tài “Tạo động lực cho người lao động tại Hội sở chính Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương”.
Với mục đích nghiên cứu khảo sát thực trạng về công tác tạo động lực trong công việc đối với người lao động tại Hội sở chính đồng thời đóng góp ý kiến đề xuất ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này, kính mong quý Anh/Chị dành một phần thời gian tham gia trả lời khảo sát dưới đây. Mọi thông tin do Anh/Chị tham gia cung cấp sẽ góp phần để luận văn hoàn thành cũng như công tác tạo động lực cho người lao động tại Hội sở chính được nâng cao hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của anh/chị!
Anh/chị vui lòng cho biết mức độ đánh giá của mình về các nội dung dưới đây. Với mỗi nội dung, anh/Chị vui lòng khoanh tròn vào ô số từ 1 -> 5 theo mức độ: 1. Rất không hài lòng, 2. Không hài lòng, 3. Bình thường, 4. Hài lòng, 5. Rất hài lòng.
TT Các tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá
I Mức độ thỏa mãn về chính sách lương
1 Anh/chị cảm thấy thế nào về chế độ tiền
lương tại Hội sở chính? 1 2 3 4 5
2 Anh/chị có hài lòng về thời gian trả lương? 1 2 3 4 5
3 Anh/chị có hài lòng về chế độ xét nâng
4 Anh/chị có cảm thấy hài lòng về tiền lương
làm ngoài giờ? 1 2 3 4 5
II Mức độ hài lòng về đánh giá kết quả công việc
5 Anh/chị cảm thấy thế nào về việc đánh giá
kết quả thực hiện công việc? 1 2 3 4 5
6 Tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc rõ
ràng, hợp lý và công khai? 1 2 3 4 5
7 Kết quả đánh giá phản ánh đúng kết quả
thực hiện công việc? 1 2 3 4 5
III Môi trường làm việc.
8 Anh/chị cảm thấy thế nào về môi trường làm
việc hiện tại tại Hội sở chính? 1 2 3 4 5
9 Sự giúp đỡ từ cấp trên hay đồng nghiệp có
làm hài lòng Anh/chị? 1 2 3 4 5
10
Anh/chị cảm thấy thế nào về mức độ ảnh hưởng của Văn hoá Doanh nghiệp đến người lao động tại Hội sở chính?
1 2 3 4 5
IV Các chính sách phúc lợi, khen thưởng
11 Anh/chị có hài lòng với các chế độ phúc lợi
của Ngân hàng? 1 2 3 4 5
12 Mức thưởng của Ngân hàng hiện nay có làm
hài lòng Anh/chị? 1 2 3 4 5
V Cơ hội đào tạo, chính sách phát triển
13 Anh/chị cảm thấy thế nào về chính sách tạo
chính?
14 Các khóa đào tạo có đáp ứng đầy đủ nhu cầu
của Anh/chị? 1 2 3 4 5
VI Phân công, bố trí công việc
15 Anh/chị cảm thấy thế nào về việc bố trí,
phân công công việc tại Hội sở chính? 1 2 3 4 5
16 Khối lượng công việc hiện tại có phù hợp
với Anh/chị không? 1 2 3 4 5
VII Mức độ hài lòng với công việc
17 Anh/chị có hài lòng với công việc hiện tại? 1 2 3 4 5
18 Công việc Anh/chị có tính chất ổn định, lâu
dài? 1 2 3 4 5
19 Anh/chị muốn gắn bó lâu dài với Ngân
hàng? 1 2 3 4 5
Chân thành cảm ơn Anh/chị đã trả lời câu hỏi. Anh/chị có ý kiến chia sẻ hay cảm nhận, mong muốn gì của mình về việc tăng cường, nâng cao công tác Tạo động lực cho người lao động trong Hội sở chính Ngân hàng?
………. .……… ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ……….
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN GIẢI TRÌNH CÁC ĐIỂM ĐÃ BỔ SUNG VÀ SỬA CHỮA THEO QUYẾT NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
Của học viên: Nguyễn Hải Lâm
Đề tài: “Tạo động lực cho người lao động tại Hội sở chính Ngân hàng TM
TNHH MTV Đại Dương”. Mã số: 8340101
Khóa học: QH2018-E
Căn cứ Quyết nghị ngày 25/09/2020 của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ thành lập theo Quyết định số 2532/QĐ-ĐHKT ngày 16/09/2019 của Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội, học viên đã bổ sung và sửa chữa luận văn như sau:
1. Những điểm bổ sung và sửa chữa:
STT Yêu cầu chỉnh sửa Nội dung điều chỉnh và bổ
sung Trang
1 Cần xem xét lại dữ liệu
sử dụng.
Đã bổ sung dữ liệu cập nhật đến 2019, thay đổi 1 số câu hỏi trùng lặp trong bảng khảo sát 41, 46, 49 và trang phụ lục Bảng khảo sát. 2 Làm rõ hơn khung lý, thuyết, lý thuyết sử dụng để phân tích.
Đã bổ sung, chỉnh sửa lại nội dung lý thuyết, mô hình lý thuyết lựa chọn để phân tích.
3
Giải pháp cần bám sát vào thực tế của Doanh nghiệp
Bổ sung các giải pháp mang tính thúc đẩy động lực người lao động
88, 89, 90
4 Chỉnh sửa lỗi trình bày
văn bản
Đã rà soát, chỉnh sửa một số lỗi văn bản.
8, 12-15, 18, 32, 33, 37, 45, 65
2. Những điểm bảo lưu không chỉnh sửa:
STT Yêu cầu chỉnh sửa Lý do không điều chỉnh Trang
1 - - -
2 - - -
… - - -
Xác nhận của cán bộ hướng dẫn
Hà Nội, ngày tháng năm
Học viên
(Ký và ghi rõ họ tên)