Từ những kinh nghiệm kể trên, để có thể áp dụng thành công việc tạo động lực cho người lao động tại Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương nói chung và Hội sở chính Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương nói riêng, ta có thể nhận ra một số kinh nghiệm:
+ Muốn cho người lao động toàn tâm, toàn ý với Ngân hàng, với công việc,
trước hết Ban lãnh đạo Ngân hàng cần xây dựng một chế độ công bằng, minh bạch, đánh giá, xếp loại cũng như trả lương phải phù hợp cho từng CBNV.
+ Ngoài ra, Ngân hàng còn cần thường xuyên tổ chức, đa dạng hóa các hình
thức khen thưởng, tuyên dương các CBNV có thành tích xuất sắc. Một mặt vừa là giữ chân nhân tài, một mặt gia tăng mức độ thu hút từ nhân lực bên ngoài muốn gắn bó với Ngân hàng.
+ Tất nhiên, bên cạnh các chế độ lương, thưởng, Ngân hàng cũng cần đảm bảo đầy đủ các chế độ phúc lợi cho người lao động như BHYT, BHXH theo đúng quy định của Pháp luật.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Quy trình nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, để đạt được mục đích đã đề ra, tác giả đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp thu thập thông tin và phân tích tổng hợp tài liệu, phương pháp điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi, các phương pháp xử lý số liệu. Và các bước thực hiện được tác giả thực hiện qua sơ đồ sau:
Hình 2.1 – Trình tự nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả tự đề xuất nghiên cứu)
Bước 1:
Đầu tiên là cần tìm hiểu, nghiên cứu về lý thuyết về các nội dung cần nghiên cứu để từ đó xác định mục đích cần nghiên cứu. Sau khi đã xác định
Tìm hiểu, nghiên cứu lý thuyết Xác định nội dung cần nghiên cứu Phương pháp thu thập dữ liệu, thông tin
Thông tin sơ cấp Thông tin thứ cấp
Thiết kế bảng hỏi, phiếu điều tra Tiến hành điều tra Tổng hợp, phân tích thông tin thu được
Đánh giá thực trạng, nguyên nhân Kiến nghị, giải pháp
được vấn đề cần nghiên cứu, tác giả đã tổng hợp và nghiên cứu chọn lọc các cơ sở lý thuyết của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề đang nghiên cứu. Phần tiếp theo, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu từ Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương về các thông tin nhân sự, bộ máy tổ chức và các thông tin có liên quan khác đến luận văn. Sau khi đã có được thông tin thu thập, tác giả phân tích và nghiên cứu và xác định vấn đề cần nghiên cứu.
Bước 2:
Sang bước thứ 2, dựa trên những cơ sở lý thuyết đã tổng hợp và chọn lọc, tác giả tiến hành xây dựng khung lý thuyết. Để có thể xác định được các yếu tố tác động đến động lực người lao động, tác giả tiến hành những cuộc khảo sát bảng hỏi, phỏng vấn những người lao động, cán bộ quản lý tại Hội sở chính Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương. Những câu hỏi trong phiếu khảo sát được xây dựng và hoàn thiện với các mức độ đánh giá từ thấp đến cao của các nhu cầu đối với công việc và đánh giá cho điểm của người lao động về công tác tạo động lực tại Hội sở chính Ngân hàng.
Bước 3:
Sau khi có đầy đủ kết quả từ phiếu khảo sát, tác giả nghiên cứu định tính để xác định và phân tích các kết quả thu được. Phiếu khảo sát được in dưới dạng văn bản và được gửi đến các cán bộ nhân viên. Với những cá nhân được phỏng vấn trực tiếp thì phiếu khảo sát sẽ được thu ngay sau khi đánh giá xong. Với các phiếu khác, sau khi được gửi đến các cán bộ nhân viên, tác giả sẽ thu vào ngày hôm sau. Các kết quả thu được từ phiếu khảo sát, tác giả tiến hành sử dụng phương pháp thống kê theo các bảng biểu để có thể dễ dàng thấy được mức độ của từng nhu cầu, mức độ hài lòng của các các bộ nhân viên tại Hội sở chính Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương về chính sách tạo động lực làm việc của Ngân hàng.
Căn cứ vào khung cơ sở lý thuyết về tạo động lực và mục tiêu nghiên cứu, luận văn đã sử dụng một số phương pháp sau để xác định, nhận dạng được và đánh giá các yếu tố, các biện pháp tạo động lực cho người lao động, từ đó có thể điều chỉnh, kiểm soát cho phù hợp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác tạo động lực, hiệu quả làm việc cho người lao động tại Ngân hàng.
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu, thông tin thứ cấp:
Thông tin thứ cấp là các thông tin, dữ liệu do người khác thu thập, tổng hợp sử dụng cho các mục đích khác nhau. Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu thô hoặc dữ liệu đã xử lý. Đây là loại dữ liệu không do người làm nghiên cứu trực tiếp thu thập.
Quy chế nội bộ của Ngân hàng bao gồm: Nội quy, các Quy định về lương – trợ cấp, thưởng, kế hoạch đào tạo, phiếu đánh giá thi đua cá nhân từng năm. Các quy chế, quy định cũng như những tài liệu có liên quan đến lợi ích và phúc lợi của người lao động là các yếu tố cấu thành nên động lực cho người lao động tại Oceanbank.
Đối với đề tài nghiên cứu của mình, tác giả tiến hành thu thập các tài liệu, trích dẫn các báo cáo của Khối Nhân sự và Quản trị văn phòng thuộc Hội sở chính Ngân hàng có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu. Ngoài ra, tác giả còn thu thập thông tin qua các báo đài, bài viết đăng trên các trang mạng Internet, tạp chí khoa học.v..v..
2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu, thông tin sơ cấp:
+ Phương pháp điều tra
Ngoài các dữ liệu thứ cấp kể trên, để tăng thêm tính thuyết phục và rõ ràng hơn, tác giả tiến hành sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp bằng cách xây dựng bảng hỏi để lập phiếu khảo sát. Tác giả xây dựng nội dung
Phiếu khảo sát theo các biến đo lường để thu thập những thông tin cần thiết minh chứng cho vấn đề cần nghiên cứu.
Phiếu khảo sát được in thành 160 bản và gửi ngẫu nhiên đến các cán bộ nhân viên đang làm việc tại các đơn vị trong Hội sở chính Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương, thời gian khảo sát trong 1 tuần.
Nội dung Phiếu khảo sát được xây dựng qua sự trao đổi ý kiến với chuyên gia là thầy giáo hướng dẫn cùng một số thầy cô giáo giảng dạy trong quá trình học. Nội dung khảo sát về khảo sát thông tin về cơ cấu tổ chức, tình hình lao động và khảo sát thực trạng tạo động lực bằng các biện pháp tài chính và phi tài chính tại Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương. Dựa trên thông tin thu thập được sau khi khảo sát, tác giả tiến hành tổng hợp, phân loại và đánh giá các phiếu khảo sát theo mục tiêu nghiên cứu ban đầu.
+ Đặc điểm mẫu phiếu khảo sát:
Phiều gồm 3 phần:
Phần đầu giới thiệu thông tin, mục đích thực hiện Phiếu khảo sát;
Phần hai là nội dung bao gồm các câu hỏi phục vụ cho việc nghiên
cứu của tác giả. Các câu hỏi được xây dựng thông qua tiêu chuẩn đánh giá gồm 5 mức cấp bậc (1-Rất không hải lòng; 2-Không hài lòng; 3-Bình thường; 4-Hài lòng; 5-Rất hài lòng)
Phần cuối là lời cảm ơn, xin thông tin, ý kiến thêm của người được
khảo sát. Kết quả:
Số lượng Phiếu đã phát ra: 160, Số lượng Phiếu đã thu về: 150
Kết cấu Phiếu khảo sát gồm 15 câu hỏi. Các câu hỏi được thiết kế
theo dạng câu hỏi đóng.
Trong quá trình nghiên cứu, sau khi đã thu thập được các dữ liệu, thông tin, tác giả đã thực hiện Luận văn theo các bước sau:
+ Phương pháp thống kê:
Tổng hợp số liệu đã thu thập được bao gồm cả sơ cấp và thứ cấp. Các thông tin còn rời rạc, chưa gắn kết rõ ràng, tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê để tổng hợp số liệu vào các bảng biểu thống kê, sau đó so sánh và phân tích những số liệu đó để có những phân tích, kết luận chính xác về thực trạng đang diễn ra tại Ngân hàng.
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp:
Phân tích các báo cáo, tin tức liên quan đến tình hình hoạt động Ngân hàng và các giải pháp về tạo động lực cho người lao động tại Hội sở chính Ngân hàng.
+ Phương pháp so sánh:
Sử dụng để so sánh đối chiếu giữa các kỳ hoặc các năm hoạt động của Ngân hàng để phân tích thực trạng nguồn nhân lực và công tác tạo động lực cho người lao động.
Lựa chọn tiêu chuẩn so sánh : Tiêu chuẩn so sánh là là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ so sánh, được gọi là gốc so sánh. Tuỳ theo mục đích của nghiên cứu mà chọn gốc so sánh thích hợp. Các gốc so sánh có thể là: Tài liệu năm trước, các mục tiêu dự kiến, các chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh…
Điều kiện so sánh : Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất . Điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế cần được quan tâm cả về thời gian & không gian.
Kỹ thuật so sánh : Để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu thường người ta sử dụng những kỹ thuật so sánh sau :
+So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biển hiện khối lượng qui mô của các hiện tượng kinh tế.
+So sánh bằng số tương đối: Là kết quả phép chia giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các hiện tượng kinh tế.
+So sánh bằng số bình quân: Số bình quân là một dạng đặc biệt của số tuyệt đối, biểu hiện tính chất đặc trưng về mặt số lượng, nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận, hay một tổng thể chung có cùng tính chất.
+So sánh mức biến động tương đối điều chỉnh theo hướng quy mô chung: Là kết quả so sánh của phép trừ giữ trị số kỳ phân tích với trị số kỳ gốc đã được điều chỉnh theo hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mô chung.
Có thể tiến hành phân tích theo kỹ thuật của phương pháp so sánh dưới 3 hình thức:
+So sánh theo chiều dọc: Là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ quan hệ tương quan giữa các chỉ tiêu cùng kỳ của các báo cáo tài chính.
+So sánh theo chiều ngang: là quá trình so sánh nhằm xác định các tỷ lệ và chiều hướng biến động giữa các kỳ trên báo cáo tài chính.
+So sánh xác định xu hướng & tính liên hệ của các chỉ tiêu: Các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo được xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung & chúng có thể được xem xét nhiều kỳ để thấy rõ hơn xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI HỘI SỞ CHÍNH NGÂN HÀNG TM
TNHH MTV ĐẠI DƯƠNG
3.1. Khái quát về Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương
3.1.1. Quá trình thành lập Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương
Năm 1993, Tiền thân Ngân hàng TMCP Đại Dương là Ngân hàng Thương mại cổ phần Nông thôn Hải Hưng được thành lập vào năm 1993 theo Quyết định số 257/QD-NH5 ngày 30/12/1993; Giấy phép số 0048/QĐ-NH ngày 30/12/1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giấy đăng ký kinh doanh số 0800006089 do Sở KH&ĐT tỉnh Hải Dương cấp lần 1 ngày 12/3/1994 và thay đổi lần 19 ngày 24/11/2011.
Năm 2007, Ngày 09/01/2007, Ngân hàng chuyển đổi mô hình hoạt động thành Ngân hàng TMCP Đô thị và đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương theo Quyết định số 104/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đây là bước chuyển mình giúp OceanBank tạo nên những thành tích nổi bật đáng khích lệ. Với sự bứt phá về doanh thu, tổng tài sản, và vốn điều lệ, OceanBank trở thành một ngân hàng đa năng, hiện đại.OceanBank được Ngân hàng nhà nước Việt Nam phê duyệt và hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 1000 tỷ đồng vào tháng 6 năm 2007, tăng gấp 5,9 lần năm 2006.
Năm 2008, OceanBank bắt đầu ứng dụng phần mền mới FlexCube vào sử dụng tại toàn bộ hệ thống ngân hàng. Giữa năm 2008, OceanBank thành lập 27 PGD, 2 quỹ tiết kiệm.
Năm 2009, Tháng 1/2009: OceanBank tổ chức sự kiện kỷ niệm 15 năm thành lập và công bố cổ đông chiến lược - Ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, đưa Tập đoàn thành cổ đông chiến
lược của Ngân hàng. Trong năm OceanBank thành lập thêm 5 Chi nhánh bao gồm: Chi nhánh Thăng Long tại Hà Nội; Chi nhánh Vũng Tàu tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Chi nhánh Vinh tại tỉnh Nghệ An; Chi nhánh Cà Mau tại tỉnh Cà Mau và chi nhánh Quảng Ngãi – tỉnh Quảng Ngãi; và 12 PGD.
Năm 2010, Oceanbank hoàn thành nâng vốn điều lệ lên tới 3.500 tỷ đồng. Cũng trong năm này, Oceanbank có số lượng CN/PGD mở mới nhiều nhất với 7 CN, 12 PGD, 5 QTK.
Năm 2011, OceanBank thành lập 6 Chi nhánh Thanh Hóa, Nha Trang, Đồng Nai, Thái Bình, Quy Nhơn và Bình Dương, nâng tổng số chi nhánh của OceanBank trên địa bàn cả nước là 21 chi nhánh, số PGD và quỹ tiết kiệm đạt trên 100 điểm giao dịch. OceanBank ra mắt chính thức Trung tâm hỗ trợ và chăm sóc khách hàng 24/7 (1800 58 88 15) - mở ra một kênh tiếp cận sản phẩm, dịch vụ mới cho khách hàng của Ngân hàng.
Năm 2012, Đối tác nước ngoài Hermes Capital có kế hoạch tham gia góp vốn tại OceanBank và hỗ trợ ngân hàng trong việc nâng cao năng lực quản trị, đổi mới hình ảnh thương hiệu, nâng cao chất lượng dịch vụ và phối hợp kinh doanh với ngân hàng. Trong những năm qua cùng với sự phát triển chung của ngành ngân hàng trong nước, OceanBank dần lớn mạnh và đạt được nhiều thành tích như Thương hiệu mạnh Việt Nam, xếp hạng 177 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, giải thưởng Sao vàng Đất Việt, Top 100 Ngân hàng có bảng cân đối kế toán mạnh nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Năm 2012 Ngân hàng đạt giải Ngân hàng bán lẻ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam do tạp chí Global Banking & Finance Review bình chọn, để có được giải thưởng này Ngân hàng phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí bao gồm: hệ thống dịch vụ đa dạng có hàm lượng công nghệ cao, kênh phân phối hiện đại, năng lực bán hàng và khả năng tạo sự khác biệt trong dịch vụ Ngân hàng bán lẻ, ...
Bên cạnh hoạt động kinh doanh, Ngân hàng luôn xác định sự phát triển của mình gắn liền với lợi ích chung của xã hội, OceanBank luôn tích cực tham gia các hoạt động xã hội chia sẻ khó khăn với hoàn cảnh bất hạnh. Với chương trình “nguồn sáng” Ngân hàng đã tài trợ hơn 3 tỷ đồng khám và chữa mắt miễn phí giúp mang lại ánh sáng cho nhiều người nghèo. Oceanbank thực hiện dự án đổi mới lớn nhất từ trước đến nay với việc tăng vốn điều lệ lên 4000 tỷ đồng.
Tính tới tháng 12 năm 2013, OceanBank trở thành nhà băng có vốn tới 4.000 tỷ đồng, và mới được chấp thuận tăng vốn lên 5.350 tỷ đồng. Cũng trong năm này, Oceanbank đã triển khai Dự án tối ưu hóa hiệu quả hoạt động và quản trị hệ thống Oceanbank: Ra mắt siêu thị Ngân hàng bán lẻ trực tuyến