Xây dựng môi trường làm việc thuận lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho người lao động tại hội sở chính ngân hàng TM TNHH MTV đại dương​ (Trang 100 - 102)

Môi trường làm việc là một phần rất quan trọng trong việc tạo động lực cho người lao động. Khi mà môi trường làm việc không tốt, không thoải mái, người lao động sẽ không thể đạt được năng suất lao động tốt nhất. Đây là vấn đề mà lãnh đạo từng phòng ban nói riêng hay Ban điều hành nói chung cần hết sưu lưu tâm.

Môi trường làm việc có thể là từ không gian làm việc, ánh sáng văn phòng, nhiệt độ, chỗ ngồi, hệ thống hút, khử mùi, bụi. Vì thời gian làm việc tại cơ quan mỗi ngày là ít nhất 8 tiếng, do vậy để khiến người lao động thoải mái, cần tạo điều kiện để họ có thể hạnh phúc trong ngôi nhà thứ hai của chính mình. Những chi tiết như thảm trải sàn được lau dọn thường xuyên, cây xanh bố trí quanh khu làm việc hay những bức tranh treo trên tường đều là những chi tiết tuy nhỏ nhưng cũng góp phần tạo nên sự thoải mái, hài hòa trong không gian làm việc.

Ngoài ra môi trường còn được xét đến góc độ là mối quan hệ giữa những nhân viên trong phòng, ban với nhau. Mỗi người đều có những cá tính khác nhau, cách sống và làm việc có những khác nhau. Do vậy để hòa hợp và tăng tình đoàn kết, hỗ trợ nhau trong công việc, người lãnh đạo cần thường xuyên tạo điều kiện, tổ chức những buổi giao lưu, gặp gỡ giữa những nhân viên để họ có thể trao đổi, giao lưu, hiểu nhau hơn. Từ đó mối quan hệ giữa những người nhân viên trong phòng ban trở nên thân thiện, thoải mái hơn.

4.3.5. Tăng cường các biện pháp kích thích tinh thần cho người lao động

Theo như học thuyết hai yếu tố của Herzberg, động lực làm việc của người lao động cần phải được kết hợp cả hai yếu tố duy trì và thúc đẩy, trong đó yếu tố thúc đẩy mới chính là yếu tố giúp người lao động có động lực làm

việc nhất. Do vậy, để tạo động lực cho người lao động, Ban lãnh đạo cần chú trọng trong việc tang cường các biện pháp kích thích tinh thần cho người lao động. Đó là:

- Tăng kinh phí cho tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ, TDTT với các đơn vị trong và ngoài Ngân hàng. Người lao động được nghỉ ngơi, thư giãn sẽ tái tạo sức lao động, tăng cường hiệu quả lao động. Vì vậy, Ban lãnh đạo nên tăng cường các biện pháp tổ chức du lịch dã ngoại vào ngày nghỉ, ngày lễ.

Một số ngày như 30.4, 1.5 hay 2.9, Ngân hàng nên khuyến khích hoạt động dã ngoại, vui chơi giải trí, hoặc tổ chức các bữa ăn để toàn bộ CBCNV và lãnh đạo Ngân hàng hiểu nhau hơn.

- Vận động và hỗ trợ cho nhân viên đưa gia đình mình cùng tham gia các hoạt động của công ty. Để làm được điều này, Ban lãnh đạo Ngân hàng có thể tổ chức các bữa tiệc, hoặc tổ chức chương trình giao lưu cho các cháu nhân ngày Quốc tế thiếu nhi, khuyến khích mọi thành viên trong gia đình CBCNV cùng tham gia. Hàng năm, Ban lãnh đạo Ngân hàng nên tổ chức nghỉ mát tập trung, khuyến khích mọi gia đình CBCNV được giao lưu với nhau bằng cách, dùng Quỹ của Ngân hàng cho các chi phí ăn ở của gia đình CBCNV khi đi nghỉ mát Có được sự hiểu nhau, giao lưu văn hóa văn nghệ, giải tỏa stress hay hiểu hơn về cuộc sống gia đình của CBCNV sẽ khiến các thành viên gắn kết với nhau hơn, từ đó tăng năng suất lao động

Ban lãnh đạo các Trung tâm, Khối cũng cần thường xuyên xây dựng những phong trào thi đua, khen thưởng, những buổi offline, hay những chuyến du lịch kết hợp team building, vừa giúp nhân viên thư giãn, nghỉ ngơi sau giờ làm việc, vừa tăng tình đoàn kết trong nội bộ Ngân hàng.

Ngoài những hoạt động trên thì việc xây dựng môi trường doanh nghiệp lành mạnh, nâng cao tinh thần tuân thủ giờ giấc, tác phong lao động,

tránh những tác nhân gây hại, lôi kéo, kích động tập thể phân tán. Khi tất thảy đều rõ ràng, công bằng, môi trường trong sạch thì Doanh nghiệp mới vững mạnh, phát triển lâu dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho người lao động tại hội sở chính ngân hàng TM TNHH MTV đại dương​ (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)