Nâng cao trình độ, chuyên môn cho người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho người lao động tại hội sở chính ngân hàng TM TNHH MTV đại dương​ (Trang 102 - 103)

Ngân hàng có muốn phát triển bền vững thì tất yếu các cá nhân trong nội bộ Ngân hàng đều phải tiến bộ. Đào tạo chính là sự đầu tư đúng đắn nhất cho tương lai của Ngân hàng, cho chính người lao động. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, tránh lãng phí nguồn lực, Ban lãnh đạo cần tập trung xác định nhu cầu đào tạo từ công việc chuyên môn, trình độ, năng lực của người lao động. Các chương trình đào tạo cần tránh sự đơn điệu, nhàm chán, cần mở rộng phạm vi đào tạo như tham quan, tham gia các lớp học, các buổi tập huấn, tọa đàm, hội thảo bên ngoài do các tổ chức, các trung tâm, hay các Ngân hàng khác phối hợp đào tạo. Điều đó giúp cho người lao động được đào tạo dễ tiếp thu hơn những kiến thức, dễ trao đổi cũng như tương tác với các đơn vị khác bên ngoài. Từ đó kinh nghiệm và trình độ ngày một nâng cao hơn.

Ngoài việc đào tạo để đáp ứng nhu cầu công việc, công tác đào tạo nhân lực nên được thực hiện để đáp ứng nhu cầu học tập, phát triển bản thân của người lao động. Vì vậy, Ban lãnh đạo cùng ban đào tạo cần phải căn cứ vào nhu cầu đào tạo của người lao động để xây dựng kế hoạch đào tạo cho phù hợp và hiệu quả. Vì vậy, để xác định nhu cầu đào tạo dựa trên cơ sở so sánh kết quả giữa trình độ hiện có của người lao động với yêu cầu của công việc, học viên đề xuất Ban lãnh đạo Ngân hàng tiến hành khảo sát nhu cầu bằng điều tra xã hội học như sau:

Bước một, xác định các kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện công việc. Các kiến thức kĩ năng này có thể xác định căn cứ vào bản yêu cầu của công việc đối với người thực hiện, tham khảo ý kiến các chuyên gia, người quản lí có kinh nghiệm và có thể là chính bản thân người lao động.

Bước hai, xác định mức độ yêu cầu của từng kiến thức kĩ năng và dùng điểm để biểu hiện mức độ yêu cầu đó. Từ đó hình thành đường năng lực cần thiết cho từng vị trí công việc.

Bước ba, đánh giá khả năng đáp ứng các yêu cầu về kiến thức kĩ năng của người lao động theo các tiêu thức ở trên và dùng điểm để biểu hiện mức độ tương ứng. Từ đó hình thành đường năng lực thực tế của người lao động. Bước bốn, xử lí thông tin, kết quả so sánh giữa đường năng lực thực tế và đường năng lực cần thiết sẽ chỉ ra người lao động còn yếu ở những kiến thức và kĩ năng nào. Trên cơ sở đó xác định được nhu cầu đào tạo là gì và đào tạo ở mức độ nào.

Oceanbank đã và đang trên con đường tái cơ cấu, việc khả năng sát nhập hay được các tổ chức, tập đoàn nước ngoài tham gia vào tái cơ cấu Ngân hàng là rất lớn, do vậy việc đào tạo tiếng Anh cho CBCNV cũng trở nên cần thiết. Để khuyến khích mỗi người trong Oceanbank tự tin, có thể đọc hiểu các tài liệu chuyên môn nước ngoài, tác giả đề xuất triển khai các lớp học Toeic cho người lao động tại Oceanbank để các cán bộ quản lý và nhân viên có thể làm việc hiệu quả, nâng cao kiến thức, từng bước xây dựng hình ảnh Oceanbank lớn mạnh, chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho người lao động tại hội sở chính ngân hàng TM TNHH MTV đại dương​ (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)