Kiến nghị với Chính phủ, Bộ, Ngành nằm nâng cao thu nhập và cải thiện đờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại kho bạc nhà nước nam định​ (Trang 111 - 113)

thiện đời sống cho cán bộ công chức

Đây là vấn đề không mới và nó đã được đặt ra khá lâu trong công tác TCCB của các tổ chức công nói chung và KBNN Nam Định nói riêng, để mỗi cán bộ công chức KBNN Nam Định toàn tâm toàn ý cho công việc, hạn chế tối đa tình trạng chảy máu chất xám cũng như thu hút được người lao động mới vào làm tại KBNN Nam Định thì thì đòi hỏi các cấp, các ngành và KBNN Nam Định cần quan tâm và có bước đi, lộ trình rõ ràng trong việc cải thiện đời sống cho các cán bộ công chức, cụ thể là:

+ Có chính sách lương khởi điểm và nâng lương cho các cán bộ trẻ mới tuyển dụng nhưng đã có trình độ từ Thạc sĩ trở lên.

+ Tạo cơ chế đặc thù cho phép lãnh đạo KBNN Nam Định được chủ động trong việc tinh giản biên chế và sử dụng quỹ lương dôi dư do biên chế giảm để trả lương cho cán bộ công chức còn lại.

+ Đa dạng hoá chế độ đãi ngộ cán bộ, công chức theo đó cần phải xây dựng cơ chế chính sách về chế đội đãi ngộ và thực hiện một cách nhất quán, mang tính toàn diện đối với đội ngũ cán bộ, công chức KBNN Nam Định như: chế độ lương, thưởng, trợ cấp hàng tháng. Chế độ khuyến khích những người tích cực tham gia bồi dưỡng, đào tạo để đạt tiêu chuẩn, về trình độ tương ứng với văn bằng được cấp, chính sách sử dụng CBCC sau khi đào tạo…Trong điều kiện hiện nay KBNN Nam Định nói riêng và ngành KBNN nói chung đang thiếu những chuyên gia giỏi, những người có thể đảm nhận các công việc khó và mới, một mặt KBNN cần phải mời gọi, thu hút người tài, mặt khác cần có những chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với công chức giỏi, chú trọng đưa cán bộ đi đào tạo và có chế độ khuyến khích để thu hút và phát triển đội ngũ này công chức giỏi, chú trọng đưa

cán bộ đi đào tạo và có chế độ khuyến khích để thu hút và phát triển đội ngũ này.

+ Tiếp tục quan tâm hơn nữa tới đời sống của cán bộ công chức cũng như gia đình của họ thông qua các dịp thăm hỏi, lễ tết, nghỉ hè,... nhằm tạo nhiệt huyết, tinh thần hứng khởi và gắn kết công chức với cơ quan đơn vị.

+ Cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường làm việc tạo động lực để cán bộ, công sức hăng say với công việc. Bên cạnh nghĩa vụ mà người lao động phải cống hiến cho tổ chức thì song song với nó cần phải tạo ra và mang lại những lợi ích tối thiểu cho người lao động cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, vì suy cho cùng thì người lao động đi làm là vì lợi ích cho bản thân, đặc biệt là lợi ích về kinh tế. Một khi đã được đảm bảo về lợi ích thì họ sẽ hăng say làm việc hết mình. Đặc biệt trong môi trường KBNN, thường xuyên phải chịu áp lực trước cám dỗ về tiền bạc trong khi thu nhập của cán bộ, công chức KBNN Nam Định ở mức trung bình so với trên địa bàn, thường tạo ra tâm lý đối với mỗi người, vì vậy vấn đề tạo động lực làm việc phải được quan tâm. Cần phải tạo môi trường để cho cán bộ, công chức làm việc theo "niềm đam mê" chứ không phải làm việc để "đối phó" trách nhiệm. Với môi trường làm việc thoải mái thì họ sẽ mang lại cống hiến hết khả năng sức lực của mình. Ngược lại khi công việc đã không mang lại lợi ích kinh tế cao trong khi lại bị sức ép nặng nề, thêm vào đó nội bộ đơn vị mất đoàn kết... thì không thể có sự cống hiến hết mình với đơn vị. Cải thiện môi trường làm việc như: tạo cảnh quan, môi trường làm việc tại cơ quan, xây dựng bầu không khí dân chủ tương trợ lẫn nhau, động viên, khen thưởng kịp thời và tạo điều kiện để cán bộ, công chức giỏi có cơ hội thăng tiến...nhằm tạo động lực thúc đẩy sự hăng hái, nhiệt tình của cán bộ, công chức.

Kiến nghị với các cơ sở đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại kho bạc nhà nước nam định​ (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)