Phương pháp thống kê mô tả, so sánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại kho bạc nhà nước nam định​ (Trang 47)

Là phương pháp được tác giả sử dụng để tổng hợp, mô tả những thông tin đã thu nhập được. Những thông tin này làm cơ sở cho việc tổng hợp, phân tích các hiện tượng cần nghiên cứu

Phương pháp thống kê mô tả, so sánh được tác giả thực hiện sau khi đã tiến hành công tác thu thập dữ liệu. Phương pháp này đưa ra các bảng thống kê số liệu cụ thể nhằm mục đích so sánh kết quả, từ đó đưa ra các số liệu để phân tích đánh giá và đề xuất một số giải pháp cơ bản trong quản lý nhân lực tại KBNN Nam Định đạt hiệu quả cao nhất.

Phương pháp thống kê mô tả, so sánh sử dụng phổ biến trong Chương 3 của luận văn để mô tả biến động về số lượng và chất lượng nhân lực, cơ cấu nhân lực qua các năm; mô tả các số liệu về kết quả xác định vị trí việc làm, quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức...Sử dụng phương pháp này đã góp phần phần tích, so sánh để nhận thấy những ưu điểm, hạn chế trong nội dung quản lý nhân lực tại KBNN Nam Định.

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC KHO BẠC NHÀ NƯỚC NAM ĐỊNH

3.1.Giới thiệu về Kho bạc Nhà nƣớc Nam Định

Quá trình hình thành và phát triển

3.1.1.

Ngày 01/4/1990, Hội đồng Bộ trưởng đã ký Quyết định số 07/HĐBT thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính với chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là Quản lý quỹ NSNN và các quỹ dự trữ tài chính Nhà nước; Theo Quyết định Số 07/HĐBT, hệ thống KBNN được tổ chức thành 3 cấp: ở Trung ương có Cục KBNN trực thuộc Bộ Tài chính; ở cấp tỉnh, thành phố (trực thuộc Trung ương) có Chi cục KBNN; ở cấp huyện, quận và cấp tương đương có Chi nhánh KBNN.

Ngày 01/4/1990, KBNN Nam Định chính thức được thành lập và đi vào hoạt động theo quyết định Số 07/HĐBT. KBNN Nam Định là tổ chức trực thuộc KBNN, có chức năng thực hiện nhiệm vụ KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kho bạc Nhà nước Nam Định

3.1.2.

Chức năng 3.1.2.1.

Theo Quyết định số 1399/QĐ-BTC ngày 15/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, theo đó KBNN Nam Định là tổ chức trực thuộc KBNN, có chức năng thực hiện nhiệm vụ của KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ và quyền hạn 3.1.2.2.

KBNN Nam Định thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của KBNN cấp tỉnh sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt và hướng dẫn của KBNN.

- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý của KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật; Hướng dẫn, kiểm tra các KBNN ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là KBNN cấp huyện) thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quy định; Quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ tài chính nhà nước theo quy định của pháp luật; Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt; Tổ chức thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nước; Thực hiện nhiệm vụ tổng kế toán nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện công tác thống kê về thu, chi ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính do KBNN cấp tỉnh quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; Xác nhận số liệu thu, chi ngân sách nhà nước qua KBNN cấp tỉnh; Quản lý ngân quỹ nhà nước tại KBNN cấp tỉnh theo chế độ quy định…

Cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nướcNam Định

3.1.3.

KBNN Nam Định được tổ chức gồm KBNN tỉnh và 10 KBNN trực thuộc tại các huyện, thành phố trong tỉnh Nam Định. Tại KBNN tỉnh, cơ cấu tổ chức gồm: Giám đốc, 03 phó giám đốc và 7 phòng nghiệp vụ sau: Phòng Kế toán nhà nước, Phòng Kiểm soát chi, Phòng Tin học, Phòng Thanh tra- Kiểm tra, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Tài vụ và Văn phòng.

Sơ đồ 3.1 Tổ chức bộ máy của KBNN Nam Định

Số lượng nhân lực 3.1.3.1.

Số ượng và cơ cấu nhân lực tại KBNN Nam Định giai đoạn 2015-2018

Bảng 3.1 Số lượng nhân lực tại KBNN Nam Định

203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

(Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ - KBNN Nam Định)

Bảng 3.2 Số lượng nhân lực chi tiết tại KBNN Nam Định (đơn vị: người)

Bộ phận Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tổng Cán bộ, công chức 212 211 208 206 Ban lãnh đạo 4 4 4 4 Phòng Kế toán 13 13 12 10 Phòng KSC 17 16 14 14 Phòng TCCB 5 5 6 6 Phòng Thanh tra 8 7 8 8 Phòng Tin học 6 8 8 8 Phòng Tài vụ 6 6 6 7 Văn phòng 18 16 14 16 KBNN Giao Thủy 14 13 13 13 KBNN Hải Hậu 12 13 13 14 KBNN Mỹ Lộc 13 13 13 12 KBNN Nam Trực 12 14 14 13 KBNN Nghĩa Hưng 14 14 14 15 KBNN Trực Ninh 13 13 13 12 KBNN Vụ Bản 14 14 14 13 KBNN Xuân Trường 15 14 14 13 KBNN Ý Yên 13 13 13 14 KBNN TP. Nam Định 15 15 15 14 (Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ - KBNN Nam Định)

Từ 02 bảng trên cho thấy số lượng cán bộ, công chức tại KBNN Nam Định tương đối ổn định, mặc dù có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn 2015 - 2018; nguyên nhân là do chủ trương tinh giảm biên chế, đồng thời cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc trong thời kỳ hội nhập.

Cơ cấu nhân lực theo giới 3.1.3.2.

Cơ cấu theo giới tính của đơn vị thể hiện tính chất đặc thù công việc và được thể hiện thông qua số liệu dưới đây:

Bảng 3.3: Cơ cấu công chức theo giới tính tại KBNN Nam Định từ năm 2015-2018 Năm Tổng số công chức (ngƣời) Nam Nữ Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) 2015 212 83 39.15 129 60,85 2016 211 82 38.86 129 61,14 2017 208 78 37.04 130 62,96 2018 206 76 36.90 130 63,10 (Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ - KBNN Nam Định)

Qua bảng số liệu trên có thể thấy trong cơ cấu nhân lực cán bộ, công chức tại KBNN Nam Định, tỷ lệ cán bộ, công chức nữ tương đối cao: Tính đến thời điểm 31/12/2018 số cán bộ nữ là 130 người (chiếm 63,1%) và số cán bộ nam là 76 người (chiếm 36,9%) và tỉ lệ số cán bộ nữ có xu hướng tăng hàng năm. Nguyên nhân là do đặc thù của nghề nghiệp đòi hỏi phải có sự cẩn thận, kiên nhẫn vì thế cán bộ nữ là đối tượng đáp ứng tốt các yêu cầu này. Mặt khác, tại các trường đào tạo về chuyên ngành kinh tế, tài chính kế toán thì nữ giới chiếm tỷ lệ cao nên số lượng nữ thi tuyển và vào làm việc ở ngành Kho bạc nói chung và KBNN Nam Định nói riêng là khá cao.

Cơ cấu nhân lực theo độ tuổi 3.1.3.3.

Cơ cấu nhân lực theo độ tuổi của đơn vị được thể hiện thông qua bảng dưới đây

Bảng 3.4: Cơ cấu công chức theo độ tuổi tại KBNN Nam Định từ năm 2015-2018

Năm

Số lƣợng công chức (ngƣời)

Tổng số (ngƣời)

< 30 tuổi 30-40 tuổi 41-50 tuổi > 51 tuổi

Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) 2015 212 32 15.1 75 35.2 65 30.8 40 18.9 2016 211 32 15.2 75 35.5 65 30.9 39 18.4 2017 208 33 15.8 71 34.2 67 32.2 37 17.8 2018 206 33 16.0 70 34.0 67 32.5 36 17.5 (Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ - KBNN Nam Định)

Từ bảng trên có thể thấy độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm 16% là lực lượng trẻ, tốt nghiệp các đại học và trung cấp chuyên ngành, khả năng tiếp thu cao, chịu khó học hỏi nhưng lại chưa có nhiều kinh nghiệm và dễ thay đổi khi gặp khó khăn. Nếu muốn duy trì lực lượng trẻ này thì phải có chính sách động viên, khuyến khích thích hợp để tạo điều kiện cho họ an tâm công tác, sống được với đồng lương của ngành đồng thời cũng phải dự báo tỉ lệ nghỉ việc trong các năm tiếp theo để kịp thời bổ sung, thay thế. Nhóm độ tuổi 30-40 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất trong 4 nhóm tuổi với tỉ lệ cụ thể từng năm 2015 chiếm 35.2%, năm 2016 chiếm 35.5%, năm 2017 chiếm 34.2%, năm 2018 chiếm 34%. Đây là nhóm độ tuổi có sự hăng say trong công việc và học hỏi, lòng nhiệt tình trong công tác chuyên môn nếu được khơi gợi và khuyến khích phát triển bằng những chính sách đãi ngộ hợp lý, chính những người này sẽ tạo sức bật cho đơn vị ngày càng hoàn thiện nhân lực. Đây cũng chính là độ tuổi có thời gian công tác trong ngành ổn định, tích lũy nhiều kinh nghiệm Nhóm tuổi 41-50 tuổi là nhóm có tỷ trọng cao thứ hai. Đây là nhóm độ tuổi có độ chín về mặt chuyên môn, dày dạn kinh nghiệm làm việc, có nhiều năm gắn bó cùng với Kho bạc, là lực lượng nòng cốt truyền đạt kinh

nghiệm, lòng yêu nghề và say mê công việc đến toàn bộ lực lượng lao động trong kho bạc. Nhóm thứ ba là nhóm trên 51 tuổi. Ở nhóm tuổi này tập trung chủ yếu là ban lãnh đạo Kho bạc, trưởng phó Phòng, hoặc là các công chức sắp đến tuổi nghỉ hưu.

Cơ cấu nhân lực của KBNN Nam Định là một cơ cấu tương đối lý tưởng đảm bảo việc kế cận giữa đội ngũ cán bộ, công chức cao tuổi với đội ngũ cán bộ, công chức trẻ. Nhân lực tại KBNN Nam Định có đầy đủ sức trẻ, sự nhiệt huyết với công việc, khả năng tiếp cận công nghệ mới dễ dàng hơn, khả năng tiếp thu kiến thức trong công tác đào tạo, bồi dưỡng tốt hơn, tính ổn định trong công việc, kinh nghiệm thực tiễn có vì vậy sẽ nâng cao kết quả công việc.

Cơ cấu nhân lực theo trình độ chuyên môn/văn hóa 3.1.3.4.

Cơ cấu công chức theo trình độ chuyên môn/ văn hóa tại KBNN Nam Định từ năm 2015-2018 được thể hiện ở bảng sau

Bảng 3.5: Cơ cấu công chức theo trình độ chuyên môn/ văn hóa tại KBNN Nam Định từ năm 2015-2018

Năm Tổng

số

Trình độ chuyên môn/văn hóa Trên đại học Tỷ lệ (%) Đại học Tỷ lệ (%) Cao đẳng Tỷ lệ (%) Trung cấp Tỷ lệ (%) Khác Tỷ lệ (%) 2015 212 8 3.8 156 73.6 7 3.3 26 12.2 15 7.1 2016 211 9 4.3 157 74.4 9 4.3 25 11.8 11 5.2 2017 208 9 4.3 152 73.1 9 4.3 27 13.0 11 5.3 2018 206 9 4.4 158 75.2 7 3.9 24 11.7 10 4.8 (Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ - KBNN Nam Định)

Cán bộ, công chức, người lao động làm việc tại KBNN Nam Định chủ yếu là có trình độ trên đại học và đại học chiếm trên 77%. Số người có trình

độ đại học cao nhất năm 2018 là 158 người, nguyên nhân là số người tham gia học ở trình độ cao hơn tăng, công chức hoàn thành các khóa đào tạo từ trung cấp lên cao đẳng, từ đại học lên trên đại học.

Đối với cán bộ, công chức ở trình độ khác như là trình độ giáo dục phổ thông (theo bảng trên) bao gồm trung học phổ thông, trung học cơ sở… chủ yếu là công chức bảo vệ, lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP. Số lượng công chức này ổn định qua các năm 2015-2018.

Cơ cấu nhân lực theo trình độ tin học 3.1.3.5.

Với tính chất của công việc, các hoạt động nghiệp vụ KBNN như kế toán ngân sách nhà nước, thanh toán điện tử, kiểm soát chi ngân sách nhà nước, kho quỹ, thu thuế trực tiếp, quản lý tài chính nội bộ ngành…đã được tin học hóa bằng các phần mềm tin học ứng dụng…Ngoài ra CBCC KBNN còn phải sử dụng các công cụ công nghệ thông tin, các chương trình tiện ích như: Internet, thư điện tử (Email), diễn đàn nghiệp vụ (forum), cổng thông tin điện tử (portal)…của KBNN để truy cập, trao đổi và cung cấp thông tin phục vụ công tác. Do vậy việc trang bị kiến thức về tin học cho đội ngũ CBCC KBNN, đặc biệt là số CBCC đã lớn tuổi, là một trong những yêu cầu hết sức cấp thiết để đơn vị có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Bảng 3.6: Cơ cấu công chức theo trình độ tin học tại KBNN Nam Định từ năm 2015-2018 Năm Tổng số Trình độ tin học Thạc sỹ Tỷ lệ (%) Đại học Tỷ lệ (%) Tin học căn bản Tỷ lệ (%) Chƣa qua đào tạo Tỷ lệ (%) 2015 212 1 0.5 5 2.4 160 75.5 46 21.6 2016 211 1 0.5 6 2.8 162 76.8 42 19.9

2017 208 2 0.9 7 3.4 165 79.0 34 16.7 2018 206 3 1.5 8 3.9 168 81.5 27 13.1

(Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ - KBNN Nam Định)

Số liệu từ bảng 3.6 cho thấy, số lượng CBCC có trình độ tin học căn bản trở lên chiếm tỉ trọng khá cao (trên 77% tổng số CBCC). Số CBCC có trình độ đại học công nghệ thông tin chủ yếu được bố trí ở phòng Tin học KBNN tỉnh và cán bộ quản trị mạng ở các KBNN quận, huyện. Hầu hết CBCC làm công tác kế toán, tổng hợp, kiểm soát chi đều có trình độ tin học căn bản (trình độ A) trở lên.

Cơ cấu nhân lực theo thâm niêm công tác 3.1.3.6.

Bên cạnh sự phát triển về trình độ chuyên môn thì thâm niên công tác cũng là nhân tố quan trọng giúp phần nâng cao chất lượng nhân lực tại KBNN Nam Định.

Bảng 3.7: Cơ cấu công chức theo thâm niêm công tác tại KBNN Nam Định từ năm 2015-2018

Năm Tổng

số

Công chức trong đơn vị (ngƣời)

Dƣới 1 năm 1 - dƣới 3 năm 3 - dƣới 5 năm Trên 5 năm

Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % 2015 212 11 5.2 14 6.6 15 7.1 172 81.1 2016 211 10 4.7 15 7.1 16 7.6 170 80.6 2017 208 16 7.7 19 9.1 20 9.6 153 73.6 2018 206 11 5.3 22 10.7 18 8.7 155 75.3 (Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ - KBNN Nam Định)

Từ bảng số liệu từ bảng 3.7 trên có thể thấy, số lượng công chức có thâm niên tại đơn vị từ năm 2015 đến năm 2018 chủ yếu là trên 5 năm chiếm trên 73% tổng số công chức toàn đơn vị.

Năm 2017 một số công chức có thâm niên công tác đã nghỉ hưu theo chế độ, đồng thời cũng có một số công chức có trình độ chuyên môn cao chuyển đi công tác sang các ngành ngoài có thu nhập cao hơn. Nắm bắt được tình hình trên tập thể lãnh đạo KBNN Nam Định đã có những chính sách giữ công chức phù hợp với hoàn cảnh công tác và vị trí công tác như tạo môi trường công tác tốt, tạo cơ hội thăng tiến, tạo điều kiện cho công chức có thêm thu nhập…nhờ đó tạo được niềm tin, sự gắn bó và xây dựng ngành KBNN.

3.2.Thực trạng quản lý nhân lực của KBNN Nam Định.

Công tác xây dựng kế hoạch quản lý nhân lực tại KBNN Nam Định

3.2.1.

Ban lãnh đạo KBNN Nam Định luôn coi trọng và xác định công tác xây dựng kế hoạch quản lý nhân lực có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ quan. Trong các cuộc họp cuối năm, ban lãnh đạo KBNN Nam Định có những tổng kết, đánh giá quá trình quản lý nhân sự, tổng kết những thành tựu, kết quả đã đạt được trong năm và những vấn đề còn tồn đọng để từ đó đưa ra hướng giải quyết, cũng như đề ra định hướng tổ chức, quản lý cho năm sau.

Từ năm 2015-2018 KBNN Nam Định đã rà soát và đề xuất tất cả là 9 chỉ tiêu cho tất cả các vị trí việc làm và đã tuyển dụng được 9 người phù hợp với các vị trí việc làm còn thiếu.

Để thu hút và giữ chân được các CBCC tiềm năng, có năng lực; Kho bạc Nhà nước Nam Định đã hết sức tạo điều kiện, môi trường làm việc cho CBCC, thực hiện các chính sách đãi ngộ hợp lý, tạo động lực cho người lao động như:

+ Tạo cơ hội để CBCC có thể phát huy sáng kiến và những khả năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại kho bạc nhà nước nam định​ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)