Mục tiêu, vai trò quản lý nhân lực trong tổ chức công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại kho bạc nhà nước nam định​ (Trang 26 - 28)

Mục tiêu quản lý nhân lực trong tổ chức công 1.2.3.1.

Mục tiêu cơ bản của bất kỳ tổ chức nào cũng là sử dụng một cách có hiệu quả nhân lực để đạt được mục tiêu của tổ chức đó. Quản lý nhân lực nhằm củng cố và duy trì đầy đủ số lượng và chất lượng lao động cần thiết cho tổ chức đạt mục tiêu đã đề ra. Quản lý nhân lực giúp tìm kiếm và phát triển những hình thức, những phương pháp tốt nhất để người lao động có thể đóng góp nhiều sức lực cho việc đạt được các mục tiêu của tổ chức, đồng thời cũng tạo cơ hội để phát triển không ngừng chính bản thân người lao động bao gồm các mục tiêu cơ bản sau:

- Thứ nhất, yêu cầu mục tiêu chung của tổ chức cần phải đảm bảo đạt được. Mỗi tổ chức lại có các mục tiêu khác nhau. Do đó để thực hiện được những mục tiêu này, các tổ chức phải kết hợp khai thác và sử dụng các nguồn lực để thực hiện được những mục tiêu chung. Quản lý nhân lực giúp cơ quan thu hút, duy trì và phát triển, sử dụng hiệu quả nguồn lực con người để thực hiện được các mục tiêu đó.

- Thứ hai, ngày nay xã hội không ngừng vận động, thay đổi kéo theo sự phát triển của tất cả bộ phận cấu thành, đồng thời tạo ra những yêu cầu mới của tổ chức. Các cơ quan, hành chính nhà nước là một bộ phận của xã hội, cũng phải không ngừng thay đổi về mọi mặt để bắt kịp với sự thay đổi phát triển của xã hội. Do đó quản lý phải thích ứng với yêu cầu của từng giai đoạn xây dựng và hoàn thiện tổ chức.

- Thứ ba, để quản lý nhân lực mỗi tổ chức cần kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ, công chức đồng thời tạo ra những cơ hội cho đội ngũ cán bộ, công chức phát huy được năng lực bản thân, phát huy được tài năng của họ thông qua nhiều cách thức khác nhau. Điều này thể hiện ở nhiều khía cạnh như phân công công việc đúng người đúng việc, tăng cường đào tạo bằng

nhiều hình thức khác nhau giúp cho cán bộ, công chức nâng cao được năng lực của bản thân, từ đó phát huy được khả năng của mình giúp hoàn thành công việc được giao với hiệu quả cao v.v. Quản lý nhân lực tốt sẽ giúp cho người lao động nhiệt tình, hăng say với công việc, cố gắng hết mình để cống hiến cho cơ quan, tổ chức.

Vai trò quản lý nhân lực trong tổ chức công 1.2.3.2.

Quản lý nhân lực giữ một vai trò trung tâm trong việc điều hành hoạt động của tổ chức. Tầm quan trọng của công tác quản lý nhân sự xuất phát từ việc con người là yếu tố quyết định sự thành bại tổ chức. Cần phải quản lý nhân lực của các tổ chức công vì một số lý do sau:

Thứ nhất, do nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động của các tổ chức còn hạn hẹp, nên việc quản lý nhân lực cần phải tăng cường để phù hợp với khả năng tài chính, đồng thời vẫn đảm bảo hiệu quả công việc. Nếu không sẽ dẫn tới tính trạng thiếu hụt nguồn lực tài chính, đội ngũ nhân lực không đảm bảo về số lượng và chất lượng.

Thứ hai, xã hội luôn phát triển và vận động không ngừng dẫn tới sự thay đổi về mọi mặt như khoa học kỹ thuật, công nghệ của tất cả các lĩnh vực. Sự thay đổi, phát triển đó đòi hỏi công tác quản lý nhân lực trong các tổ chức công phải không ngừng hoàn thiện, bắt kịp với những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật hiện đại, đáp ứng một cách hiệu quả sự phát triển của xã hội. Nếu không sẽ dẫn tới chất lượng nhân lực tụt hậu, không đủ năng lực để vận dụng những kiến thức mới và ngày càng bị tụt hậu so với sự phát triển chung của xã hội.

Thứ ba, trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, sự cạnh tranh trong thu hút, tuyển dụng nhân dụng trở nên gay gắt, khu vực kinh tế tư nhân, ngoài nhà nước với môi trường làm việc hiệu quả, năng động ngày càng thu hút được nhiều nhân lực chất lượng cao. Dẫn đến ngày càng ít người có trình

độ chuyên môn cao thi tuyển vào làm việc trong các tổ chức công. Bên cạnh đó, nhiều lao động có năng lực, giỏi chuyên môn và nhiều kinh nghiệm thực tế của các tổ chức công chuyển sang làm việc ở các doanh nghiệp tư nhân trong nước và nước ngoài. Do vậy các tổ chức công cần tăng cường quản lý để có thể thu hút, duy trì nhân lực chất lượng cao làm việc cho khu vực công.

Nội dung quản lý nhân lực trong tổ chức công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại kho bạc nhà nước nam định​ (Trang 26 - 28)