Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại kho bạc nhà nước nam định​ (Trang 105 - 107)

chức

Xây dựng kế hoạch và giáo trình đào tạo cho từng ngạch công chức, 4.2.4.1.

từng loại công chức

Do biên chế ngày một giảm dần kèm theo đó việc tuyển dụng mới cũng gặp nhiều khó khăn nên việc đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ hiện có nhằm dịch chuyển cơ cấu các cán bộ làm nghiệp vụ (Kế toán, thanh tra, kho quỹ, tin học,....) đáp ứng các mục tiêu đã nêu tại mục 4.2.1 trở nên bức thiết hơn bao giờ hết, KBNN Nam Định cần có chiến lược, kế hoạch nhằm:

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp từng giai đoạn phát triển trên cơ sở phân tích yêu cầu công việc, trình độ hiện có của công chức để từ đó có những định hướng về số lượng công chức cần đào tạo, nội dung cần bồi dưỡng đào tạo phục vụ yêu cầu công việc trước mắt và lâu dài.

- Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức đáp ứng yêu cầu công việc trước mắt cũng như lâu dài, đặc biệt chú trọng đào tạo công chức trong diện quy hoạch các chức danh lãnh đạo. Có cơ chế quy hoạch đào tạo trọng tâm, trọng điểm đối với một số công chức trẻ, có năng lực để trở thành công chức nâng cốt trong từng lĩnh vực công tác, chuyên môn cụ thể của đơn vị.

- Cần tận dụng hạ tầng công nghệ thông tin đã có để nghiên cứu xây dựng và triển khai các giáo trình đào tạo để học viên có thể học từ xa, tự học phù hợp với đặc thù công việc của cơ quan KBNN.

Đổi mới phương pháp, nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác đào 4.2.4.2.

tạo và bồi dưỡng

Đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, phát huy tính chủ động trong học tập của công chức, cần chú trọng đến việc rèn luyện các kỹ năng cho công chức như kỹ năng làm việc nhóm, các kỹ năng hành chính đặc biệt là các kỹ năng về tin học đáp ứng yêu cầu quản lý của ngành ngày càng cao.

Nâng cao trình độ, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên, hướng dẫn. Do đặc thù của ngành KBNN, đội ngũ giảng viên các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ đa phần là công chức lãnh đạo từ cấp Phòng trở lên, chưa từng qua nghiệp vụ sư phạm nên sự truyền đạt kiến thức, kỹ năng còn có những hạn chế nhất định. Cần xây dựng được đội ngũ giảng viên là những công chức KBNN giỏi nghiệp vụ, có kinh nghiệm làm việc thực tế, tận tâm, yêu nghề. Giảng viên tham gia công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, công chức là những người có kinh nghiệm trong chuyên môn và có khả năng sư phạm hoặc được bồi dưỡng kỹ năng sư phạm. Đội ngũ giảng viên kiêm chức cần được giao trách nhiệm giảng dạy như một phần công việc của họ.

Khuyến khích công chức học tập, bồi dưỡng và tham gia các khóa đào tạo: Cần làm cho mọi công chức thấy rõ sự cần thiết và lợi ích trong đào tạo, bồi dưỡng để có kế hoạch chủ động tham gia các khảo đào tạo, bồi dưỡng. Quy chế cần quy định rõ chế độ, điều kiện cần thiết đối với công chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, cụ thể:

Xây dựng quy chế bắt buộc công chức tham gia học tập, bồi dưỡng: Theo Nghị định số 18/2010/NĐ-CP của Chính phủ về đào tạo công chức, hàng năm mỗi công chức phải được bồi dưỡng ít nhất là 10 ngày. Có thể nói rằng, lần đầu tiên Chính phủ đã thể chế hóa việc cập nhật, bồi dưỡng kiến thức cho công chức. Từ căn cứ trên, KBNN Nam Định cần xây dựng cơ

chế bắt buộc công chức học tập, bồi dưỡng, đưa học tập lên đúng với tầm quan trọng của nó, học tập là nhiệm vụ thiết thực, bắt buộc đối với mọi công chức; đối với ngân sách cho đào tạo, bồi dưỡng công chức cần chấm dứt tình trạng phân bổ định suất ít hiệu quả như hiện nay, nên giao kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức tính theo tỷ lệ tương ứng với một phần kinh phí chi thường xuyên của cơ quan.

Nâng cao nhận thức, kỹ năng cho cán bộ công chức làm làm công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại kho bạc nhà nước nam định​ (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)