tác tổ chức cán bộ
Kỹ năng quản lý nhân lực của công chức làm công tác TCCB và lãnh đạo là yếu tố quan trọng, nó quyết định hiệu quả của chất lượng nhân lực, bởi nhà quản lý chính là người định hướng và tổ chức thực thi các giải pháp lên kế hoạch nhân lực, quản lý, phân bổ, sử dụng, đánh giá, khen thưởng,... nhân sự tại các cấp (cấp kho bạc tỉnh, phòng ban và kho bạc huyện). Công chức được đặt đúng vị trí, phát huy được sở trường, khơi gợi được khả năng,... thì sẽ mang lại hiệu quả công việc cao, ngược lại kết quả sẽ là không hoàn thành, hoặc hoàn thành nhưng năng xuất và chất lượng không cao.
Rà soát sắp xếp lại đội ngũ công chức làm công tác TCCB theo hướng nâng cao năng lực về chuyên môn, có phẩm chất chính trị và đạo đức lối sống để tham mưu cho Thủ trưởng đơn vị trong công tác TCCB nhằm sử dụng có hiệu quả đội ngũ công chức;
Tuyển chọn các công chức có năng lực, có kinh nghiệm thực tiễn, hiểu biết cơ bản về các lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ của KBNN điều động về phòng TCCB tại KBNN tỉnh.
Đổi mới và nâng cao nhận thức cho công chức lãnh đạo, công chức làm công tác TCCB về tầm quan trọng của công tác quản lý nhân lực với
đơn vị, với ngành KBNN thông qua nhiều kênh khác nhau với những nội dung chủ yếu sau:
Một là, mỗi công chức lãnh đạo, quản lý phải luôn nhận thức sâu sắc được ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của quản lý nhân lực với sự thành công, sự phát triển của hệ thống KBNN. Từ đó, coi trọng việc quản lý hướng tới con người, chú trọng đến các nhu cầu chính đáng của công chức, định hướng để các nhu cầu của họ thống nhất với nhu cầu của đơn vị. Thường xuyên thông tin qua nhiều kênh khác nhau với mọi công chức về chiến lược phát triển của ngành, của đơn vị, về tình hình thực tế và những thách thức, khó khăn mà đơn vị phải vượt qua. Đồng thời, biết lắng nghe những thông tin phản hồi từ công chức, từ những tổ chức quần chúng để đánh giá đúng những kết quả đạt được trong hoạt động của ngành, của đơn vị.
Hai là,công chức lãnh đạo cần phải có các kỹ năng về đánh giá con người, động viên công chức dưới quyền; biết cách trao quyền thực sự cho người dưới quyền, phát huy năng lực, khả năng của những công chức trẻ. Đây là những yếu tố quan trọng giúp cho sự thành công trong công tác quản lý, điều hành của lãnh đạo đơn vị, đồng thời là cơ hội để mọi công chức, nhất là những người trẻ tuổi, có điều kiện để phát huy khả năng của bản thân, đóng góp nhiều hơn cho đơn vị.
Nâng cao chất lượng đánh giá công chức
4.2.6.
Cần có sự phân định rõ giữa công chức quản lý và công chức thực hiện nghiệp vụ chuyên môn. Đây là những nhóm công chức khác nhau về phạm vi công việc và trách nhiệm. Chất lượng công chức là ở năng lực thực hiện công việc chứ không phải bằng cấp trình độ đào tạo.
Cần kết hợp việc theo dõi đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ về công chức để phản ánh liên tục và kịp thời của sự phát triển của công
chức, ngoài ra cần kết hợp nhiều nguồn thông tin khác nhau để phân tích, chọn lọc cho khách quan.
Người tham gia đánh giá phải được học tập, nâng cao nhận thức, thảo luận dân chủ, công khai để đánh giá đúng công chức. Những kiến thức đó chính là những quan điểm đúng đắn của Đảng về công tác cán bộ. Ngoài ra, người tham gia phải có hiểu biết khá sâu sắc công việc, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của người mà mình đánh giá và những thông tin đầy đủ, chân thực về bản thân cũng như hoàn cảnh gia đình cán bộ, công chức đó.
Tiếp tục hoàn thiện và đổi mới công tác đánh giá công chức gắn với việc đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức. Hoàn thiện danh mục hệ thống vị trí việc làm và cơ cấu theo ngạch công chức, từ đó từng bước bổ sung hệ thống tiêu chí đánh giá của từng vị trí việc làm; trong đó chú trọng đến việc đánh giá công chức phải căn cứ vào kết quả, hiệu quả công tác của công chức; coi đó là thước đo chính để đánh giá phẩm chất, trình độ, nănglực của công chức. Đánh giá phải đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc đánh giá công chức đảm bảo tính khách quan, thẳng thắn, toàn diện trên cơ sở thực hiện tự phê bình và phê bình phát huy đầy đủ trách nhiệm của tập thể và cá nhân; thực hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai đảm bảo kết luận đánh giá công chức là đúng mức và chính xác. Các kết quả đánh giá trước khi hết nhiệm kỳ, trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, trước khi nhận nhiệm vụ luân chu ển hoặc điều động và khi khen thưởng, kỷ luật đều phải được tổng hợp kết quả đánh giá từ các năm thì mới chính xác và khách quan. Công tác đánh giá phải công tâm, minh bạch, dựaa trên phương pháp khoa học, khách quan, làm rõ những mặt ưu điểm, mặt khuyết điểm, các nguyên nhân của cán bộ, công chức khi không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Thực hiện nghiêm kỷ luật công vụ, kỷ cương hành chính, giờ giấc lao động, nội quy, quy chế của cơ quan, của đơn vị. Các phòng, ban, đơn vị trực thuộc cần có bộ phận hành chính thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi về giờ giấc hành chính cũng như việc thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan. Bên cạnh đó, có thể áp dụng khoa học công nghệ vào việc đánh giá giờ giấc lao động như: sử dụng thẻ từ hoặc chấm công vân tay...
Cần phải có những tiêu chí để nhận ra đâu là những công chức giỏi để có những chính sách, chiến lược giữ chân họ. Những tiêu chí về định tính để nhận ra công chức giỏi:
+ Luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao;
+ Đảm nhận những công việc đòi hỏi kỹ năng, kiến thức quản lý nhà nước, tài chính, NSNN sâu sắc.
+ Những thành công của cá nhân đóng góp vào thành quả chung của đơn vị. + Không ngừng tìm tòi, nghiên cứu cải tiến, nâng cao hiệu quả làm việc. + Có tâm huyết với sự phát triển của ngành.
Những tiêu chí định lượng: + Thành tích trong công tác.
+ Sản phẩm công việc đã hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định như: số công văn dự thảo, số báo cáo, số bút toán, số dự án được kiểm soát.
Sau mỗi đợt đánh giá, kết quả cần được công bố kịp thời xuống các Phòng, đơn vị. Đối với công chức cấp trưởng, tổ chức cuộc họp cấp KBNN Nam Định thông báo kết quả đánh giá để công khai những khuyết điểm hạn chế đồng thời biểu dương những thành tích nổi trội xuất sắc sau 1 năm thực hiện nhiệm vụ. Kết quả đánh giá công chức sẽ là căn cứ chính để xem xét việc đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức