Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý nhân lực trong các tổ chức công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại kho bạc nhà nước nam định​ (Trang 37 - 39)

công

Có nhiều tiêu chí để đánh giá hoạt động quản lý nhân lực tổ chức công, nhưng trong phạm vị nghiên cứu của đề tài chỉ đề cập ba tiêu chí sau:

Tiêu chí thứ nhất: Công tác quản lý nhân lực tổ chức công phải tuân thủ các quy định của Pháp luật như luật, nghị định, thông tư, quyết định, quy định…và phân cấp của cấp trên.

Tiêu chí thứ hai: Thực hiện tốt các nội dung của hoạt động quản lý, gồm:

- Thực hiện tốt việc phân tích công việc (quan trọng nhất): Hoàn thiện đề án vị trí việc làm, thực hiện rà soát, sắp xếp công chức theo hướng “Bố trí đúng người, đúng việc và đúng thời gian”; Ban hành được bản mô tả công việc, khung năng lực cho từng vị trí việc làm và tổ chức thực hiện tốt việc quản lý công việc theo vị trí việc làm;

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch nhân lực (yếu tố trọng tâm): đánh giá được cung nhân lực (cung hiện tại, đi, đến); xác định được nhu cầu về nhân lực; cân đối được cung - cầu để đạt được mức hợp lý cân bằng về cung cầu; Thực hiện tinh giản biên chế và bố trí lao động khoa học hợp lý;

- Thực hiện tốt việc tuyển dụng, tiếp nhận nhân lực: Tuyển chọn được những công chức có năng lực, đạo đức, trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu của vị trí công việc, đóng góp hiệu quả vào việc thực hiện nhiệm vụ cơ quan;

- Thực hiện tốt đào tạo nhân lực (chiến lược quan trọng): Đáp ứng nhu cầu học tập, phát triển của công chức, giúp công chức thích nghi với môi trường nghề nghiệp, nâng cao khả năng hoàn thành nhiệm vụ, đáp ứng nhu cầu phát triển của cơ quan, tổ chức, nguồn kinh phí dành cho đào tạo phải thực sự hiệu quả.

- Thực hiện tốt đánh giá nhân lực (quan trọng của quản lý): Xác định được mục đích, chu kỳ đánh giá; lựa chọn tiêu chí và phương pháp đánh giá hiệu quả; lựa chọn đúng người đánh giá. Việc đánh giá bảo đảm các nội dung: kết quả thực hiện công việc; năng lực chuyên môn nghiệp vụ; tiềm năng; động cơ làm việc.

- Thù lao lao động ngày càng tăng: thù lao phải bảo đảm thu hút được những người lao động giỏi, phù hợp với yêu cầu công việc của tổ chức, giữ gìn, động viện họ gắn bó với tổ chức và thực hiện tốt nhất công việc được giao. Mức thù lao phải thỏa mãn: đảm bảo tái sản xuất sức lao động, công bằng, kích thích và hợp pháp.

- Xây dựng và thực hiện tốt chính sách quản lý của cơ quan: hoàn thiện chính sách quản lý phù hợp (sửa đổi bổ sung kịp thời, phù hợp quy chế làm việc của cơ quan, quy chế chi tiêu nội bộ), khuyến khích nâng cao hiệu quả quản lý.

Tiêu chí thứ ba: Đáp ứng về số lượng, yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ của bộ phận công chức tham mưu về quản lý nhân lực tại đơn vị:

Hoạt động quản lý nhân lực có tính chất phức tạp, vừa mang tính khoa học vừa là nghệ thuật. Do đó, muốn hoạt động này đạt hiệu quả thì đòi hỏi đội ngũ những người làm công tác tham mưu phải là các cán bộ, công chức được lựa chọn trong số các cán bộ, công chức được đào tạo cơ bản, có năng lực, yêu nghề. Những cán bộ, công chức làm công tác tham mưu phải được quan tâm cử tham gia các lớp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị để nắm bắt tri thức mới, nâng cao nhận thức lý luận. Ngoài ra, đội ngũ này cũng cần phải được bố trí ổn định để có thời gian nghiên cứu pháp luật một cách có hệ thống và tích lũy kinh nghiệm thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại kho bạc nhà nước nam định​ (Trang 37 - 39)