Các yêu cầu cơ bản về dạy nghề cho lao động nông thôn trong sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh phú thọ đến năm 2020 (Trang 32)

5. Cấu trúc luận văn

1.1.6 Các yêu cầu cơ bản về dạy nghề cho lao động nông thôn trong sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

a. Những vấn đề cần chú ý trong tổ chức dạy nghề cho LĐNT.

Theo thống kê, dân số ở nông thôn Việt Nam chiếm hơn 70% dân số. Số lao động đang làm việc ở các địa bàn nông thôn cũng chiếm khoảng 70% trong tổng số lao động đang làm việc trong toàn bộ nền kinh tế.

Lao động đƣợc dạy nghề trong cả nƣớc chỉ chiếm khoảng 15%, phần lớn lao LĐNT sống ở những địa bàn dân cƣ nghèo, có điều kiện sinh sống khó khăn, học vấn thấp, ắt đƣợc tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản. Nghèo đói vẫn là rào cản làm cho ngƣời nông dân không có điều kiện tiếp cận tới các dịch vụ xã hội, trong đó có đào tạo nghề. Học vấn thấp, không đƣợc học nghề, cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, lạc hậu.

LĐNT khi học nghề sẽ có nhiều khó khăn hơn là thuận lợi vì: Nếu nhƣ học nghề nông nghiệp thì đa phần là LĐNT đã biết sơ bộ về những nghề đã học, việc hiểu biết mang tắnh chất Ộlơ mơỢ qua kinh nghiệm sản xuất, nhận thức qua nhiều kênh thông tin khác nhau. Tuy LĐNT đã hiểu phần nào đó nghề đã học, sẽ hình dung ra nghề mà họ đang học sẽ nhƣ thế nào, cần phải nắm vững những vấn đề căn bản, cốt lõi ra sao nhƣng đây cũng là vấn đề rất khó khăn vì khi LĐNT nắm Ộlơ mơỢ vấn đề học và nghiên cứu đến khi học nghề một cách bài bản chắc chắn sẽ có nhiều suy nghĩ: Ộ Biết rồi khổ lắm nói mãiỢ hoặc việc học bài bản sẽ theo quy trình không theo kinh nghiệm sản xuất vốn có nên nếu nhƣ quá trình dạy nghề mà không có sự đổi mới, không có kỹ

năng, kỹ xảo thì sẽ gây ra sự nhàm chán đối với LĐNT, từ đó hiệu quả học nghề sẽ không cao.

Còn đối với việc học nghề phi nông nghiệp thì việc tiếp thu những kiến thức mới mẻ sẽ giúp cho LĐNT hào hứng, say mê học hơn nhƣng giữa thực tế học và hành lại là những khoảng cách khá xa. Nếu nhƣ giữa lý thuyết và thực hành không song song đồng hành thì chắc chắn việc học nghề sẽ không hiệu quả. Đồng thời, vấn đề tìm đƣợc việc làm sau đào tạo cũng là vấn đề nan giải vì phần lớn LĐNT sống ở vùng nông thôn, các doanh nghiệp trên địa bàn nông thôn thƣờng chiếm tỷ lệ nhỏ, các doanh nghiệp hay các khu công nghiệp đóng trên địa bàn nông thôn trên cả nƣớc cũng chỉ là Ộđếm trên đầu ngón tayỢ. Vì vậy, khi tìm việc làm ở tại địa phƣơng thì cũng không đơn giản mà đi xa nhà để tìm kiếm cơ hội việc làm cũng không phải là dễ, thu nhập ra sao, nhà ở nhƣ thế nào? Có đáp ứng đƣợc cuộc sống hay không? Hay ở nhà làm nghề nông nghiệp vẫn tốt hơn? Trƣớc những thực trạng trên, những rào cản đối với công tác dạy nghề cho LĐNT sẽ cần phải nghiên cứu, phải tìm hiểu và đƣa ra những lời giải đáp chắnh xác nhất, đó chắnh là những vấn đề cần phân tắch, nghiên cứu ở những nội dung tiếp theo. Dạy nghề cho LĐNT cần phải có những cách thức tổ chức phù hợp với từng nhóm đối tƣợng, các chắnh sách dạy nghề cho LĐNT cần đƣợc tuyên truyền sâu rộng để giúp ngƣời dân đƣợc tiếp cận với các chắnh sách ƣu đãi khi có nhu cầu học nghề.

Ngày 27 tháng 11 năm 2009 Thủ tƣớng Chắnh phủ đã ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Đây là một chắnh sách lớn có ý nghĩa nhân văn sâu sắc tạo những cơ hội rất tốt để cho LĐNT đƣợc tiếp cận với các chắnh sách của Nhà nƣớc để tham gia học nghề, tăng cơ hội tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống, góp phần tắch cực vào công tác giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông

nghiệp nông thôn.

b.Yêu cầu về công tác tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn.

+ Về nội dung, chương trình đào tạo nghề.

Nội dung, chƣơng trình đào tạo nghề đƣợc xây dựng đảm bảo các yêu cầu: Tên chƣơng trình dạy nghề là tên của công việc cụ thể hoặc nhóm công việc hoặc một nghề, thể hiện công việc cần học hoặc kỹ năng nghề cần có sau quá trình đào tạo.

Mục tiêu chƣơng trình đào tạo phải bám sát với yêu cầu từ thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; thể hiện cụ thể, chi tiết những công việc ngƣời học sẽ làm đƣợc sau quá trình đào tạo, thể hiện rõ các thành phần năng lực ngƣời học sẽ đạt đƣợc sau đào tạo gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết trong lao động.

Nội dung chƣơng trình đào tạo phải phù hợp với tắnh chất, đặc điểm của từng loại chƣơng trình, đối tƣợng và thời gian đào tạo; với mục tiêu hình thành và phát triển kỹ năng là chắnh; kiến thức lý thuyết vừa đủ.

Thời gian đào tạo cho các chƣơng trình dạy nghề đƣợc vận dụng linh hoạt đối với từng chƣơng trình nhƣng đảm bảo ngắn gọn; thời gian thực hành, thực tập chiếm từ 70% trở lên trong chƣơng trình đào tạo.

+ Về tổ chức công tác đào tạo nghề.

Tổ chức các khóa đào tạo phù hợp cho các nhóm đối tƣợng khác nhau. Trên cơ sở điều tra, khảo sát về nhu cầu sử dụng lao động, nhu cầu học nghề của lao động nông thôn , tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng...cần có sự phân nhóm đối tƣợng để tổ chức các khóa đào tạo, có cơ chế chắnh sách phù hợp.

Để công tác đào tạo nghề đáp ứng đƣợc yêu cầu, t r ƣ ớ c khi tiến hành công tác đào tạo nghề phải khảo sát đặc điểm và thói quen canh tác của LĐNT. Do đặc thù của sản xuất nông nghiệp, ngƣời nông dân làm việc theo

mùa vụ, nên các khóa đào tạo cần gắn với việc vừa học, vừa làm của ngƣời dân, hoặc phải lựa chọn thời gian nông nhàn của ngƣời dân để tổ chức khóa học cho phù hợp.

Do tắnh đa dạng của vật nuôi, cây trồng nông nghiệp, các khóa học nên tổ chức gắn với thời kỳ sinh t r ƣở n g của vật nuôi, cây trồng. Điều này đòi hỏi việc xây dựng chƣơng trình đào tạo phải rất linh hoạt và khoa học.

Cần có định hƣớng đối với các cơ sở dạy nghề để mở các lớp dạy nghề đáp ứng nhu cầu học nghề của LĐNT, đảm bảo lợp ắch của ngƣời LĐNT.

1.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến dạy nghề cho lao động nông thôn

*Mạng lƣới cơ sở dạy nghề.

Trong quy hoạch mạng lƣới cơ sở dạy nghề cần chú ý đến vị trắ địa lý, nhu cầu học nghề, sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng. Khi quy hoạch mạng lƣới phù hợp, không dàn trải sẽ tiết kiệm đƣợc chi phắ đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý Ầ Đồng thời, giúp học viên theo học tại các cơ sở dạy nghề tiết kiệm đƣợc chi phắ đi lại, ăn ở.

*Cơ sở vật chất, tài chắnh.

Có thể nói, cơ sở vật chất, kỹ thuật là yếu tố đầu tiên quyết định tới việc cơ sở dạy nghề có tồn tại hay không? Cơ sở vật chất, kỹ thuật đƣợc nhắc đến ở đây là hệ thống t r ƣ ờ n g lớp, những trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy nghề, kinh phắ của công tác dạy nghềẦ

Một cơ sở vật chất, kỹ thuật tốt sẽ khiến kết quả đào tạo, bồi dƣỡng rất khả quan, sản phẩm của quá trình đó là những ngƣời lao động có trình độ chuyên môn, vững vàng trong nghề đƣợc đào tạo, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của công việc. Nếu cơ sở vật chất không đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra thì quá trình học lý thuyết và thực hành có những hẫng hụt, không đảm bảo chất lƣợng, tạo ra Ộkhoảng cáchỢ giữa Ộhọc và hànhỢ, từ đó làm giảm hiệu

quả của công tác đào tạo, gây lãng phắ cho cơ sở dạy nghề, cho bản thân ngƣời học, và toàn xã hội.

Tài chắnh cho dạy nghề cũng là một yếu tố cơ bản đảm bảo chất lƣợng đào tạo, nó tác động gián tiếp tới chất lƣợng dạy nghề thông qua khả năng trang bị về cơ sở vật chất, phƣơng tiện, thiết bị giảng dạy, khả năng đào tạo bồi dƣỡng cán bộ quản lý, giáo viên Ầ Tài chắnh đầu tƣ cho dạy nghề càng dồi dào thì càng có điều kiện đảm bảo chất lƣợng dạy nghề. Các nguồn tài chắnh chủ yếu cho dạy nghề bao gồm: các nguồn lực từ ngân sách nhà nƣớc, đóng góp của bên hợp tác, các nguồn hỗ trợ khác.

* Mục tiêu đào tạo:

Hệ thống mục tiêu đào tạo bao gồm: các mục tiêu ngành, quốc gia; mục tiêu trƣờng (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn); mục tiêu đáp ứng yêu cầu thực tiễn, thị trƣờng chung; mục tiêu đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp hợp tác đào tạo. Các mục tiêu đào tạo càng sát thực, càng khả thi thì chất lƣợng dạy nghề càng nâng cao. Do đó, khi xây dựng mục tiêu đào tạo cần phải có sự khảo sát, nghiên cứu kỹ lƣỡng đối với từng yếu tố.

* Chƣơng trình, giáo trình đào tạo

Chƣơng trình đào tạo là điều kiện không thể thiếu trong hoạt động dạy nghề. Chƣơng trình đào tạo phù hợp đƣợc các cấp có thẩm quyền phê duyệt là một trong những nhân tố quan trọng, quyết định chất lƣợng đào tạo. Không có chƣơng trình đào tạo sẽ không có căn cứ để xem xét, đánh giá bậc đào tạo của các đối tƣợng tham gia đào tạo và việc đào tạo sẽ diễn ra tự phát không theo một tiêu chuẩn thống nhất.

Chƣơng trình đào tạo bao gồm phần lý thuyết và phần thực hành, tƣơng ứng với mỗi nghề thì tỷ lệ phân chia giữa hai phần này là khác nhau về thời gian học.

Việc nghiên cứu, xây dựng các chƣơng trình, giáo trình sao cho hợp lý sát với nhu cầu đào tạo cũng nhƣ sát với nghề đào tạo để học viên có thể nắm vững đƣợc nghề sau khi tốt nghiệp là vấn đề rất quan trọng và ảnh hƣởng trự tiếp đến chất lƣợng đào tạo.

* Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý.

Giáo viên dạy nghề là ngƣời giữ trọng trách truyền đạt kiến thức lý thuyết cũng nhƣ các kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm của mình cho các học viên trên cơ sở trang thiết bị dạy học hiện có. Vì vậy, năng lực giáo viên dạy nghề tác động trực tiếp đến chất lƣợng dạy nghề.

Dạy nghề có những nét khác biệt so với các cấp học khác trong nền giáo dục quốc dân đó là ngành nghề đào tạo rất đa dạng và học viên học nghề cũng có trình độ văn hóa rất khác nhau. Sự khác biệt này dẫn đến đội ngũ giáo viên dạy nghề cũng rất đa dạng với nhiều cấp trình độ khác nhau.

Vì vậy, giáo viên dạy nghề phải có đủ cả về số lƣợng và chất lƣợng, có đủ về số lƣợng thì mới có thể tận tình hƣớng dẫn theo sát học viên và đội ngũ giáo viên có chất lƣợng thì mới có thể giảng dạy và truyền đạt cho các học viên học nghề một cách hiệu quả.

Trong giai đoạn trƣớc đây, vai trò của các cán bộ quản lý trong các cơ sở đào tạo không đƣợc đánh giá cao, tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý phải là ngƣời thực sự có trình độ. Chất lƣợng cán bộ quản lý cũng có ảnh hƣởng rất lớn đến công tác dạy nghề, thể hiện qua khả năng tổ chức, quản lý điều phối quá trình đào tạo, tìm kiếm cơ hội hợp tác, liên kết đào tạo Ầ.

* Học viên học nghề

Học viên học nghề là nhân tố quan trọng nhất, có tắnh chất quyết định đối với công tác dạy nghề, nó ảnh hƣởng toàn diện tới công tác dạy nghề, trình độ văn hóa, sự hiểu biết, tâm lý, cá tắnh, khả năng tài chắnh, quỹ thời

gian Ầ của bản thân học viên đều có ảnh hƣởng sâu sắc tới quy mô và chất lƣợng dạy nghề. Trình độ văn hóa cũng nhƣ khả năng tƣ duy của học viên càng cao thì khả năng tiếp thu các kiến thức trong quá trình học nghề càng tốt, khi ấy chất lƣợng dạy nghề cao và ngƣợc lại.

* Nhận thức của ngƣời dân

Thực tế trong thời gian vừa qua và cho tới tận bây giờ, tâm lý chung của học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông là muốn vào các trƣờng Đại học và đó cũng là mong muốn của các bậc cha mẹ. Từ nguyện vọng đó, hàng năm số l ƣ ợ n g thắ sinh đăng ký dự thi vào các trƣờng Đại học ngày một đông, có nhiều thắ sinh tham gia nhiều kỳ thi để mong đ ƣợ c vào đại học. Ngƣợc lại, số thanh niên vào học các trƣờng nghề rất ắt, phần lớn những em vào học trƣờng nghề đều do hoàn cảnh khó khăn, học lực thấp, đã vậy, khi vào trƣờng học nghề thì tâm lý vẫn không hứng khởi, học với tinh thần Ộbất đắc dĩỢ. Tình trạng đó đã gây nên việc truyền đạt kiến thức cho học sinh gặp rất nhiều khó khăn. Nhƣ vậy có thể nói, nhận thức của ngƣời dân có ảnh hƣởng rất lớn đối với sự tồn vong của hệ thống cơ sở dạy nghề.

Tuy nhiên, do yêu cầu chung của sự phát triển, do công tác tuyên truyền đƣợc chú trọng mà cho đến nay, nhận thức này cũng đã có những chuyển biến tắch cực. Đã có nhiều suy nghĩ: Ộ đƣờng tới tƣơng lai không chỉ bằng con đƣờng đại họcỢ. Do vậy, đã có nhiều học sinh từ các trƣờng phổ thông đã tắch cực tìm hiểu thêm về hệ thống các trƣờng dạy nghề và đã có những lựa chọn tắch cực cho nghề nghiệp trong tƣơng lai; các bậc cha mẹ cũng ngày càng ủng hộ việc con em mình tham gia vào các trƣờng học nghề.

* Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Dạy nghề là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân, nó cũng là một trong các khoản chi thƣờng xuyên của Ngân sách Nhà nƣớc. Kinh tế đất nƣớc có phát triển thì lƣợng vốn đầu tƣ cho công tác này mới gia tăng. Doanh nghiệp muốn phát triển thì phải có đội ngũ những ngƣời lao

động có trình độ chuyên môn vững vàng. Muốn vậy, doanh nghiệp phải có tiềm lực kinh tế nhất định mới có thể thu hút đƣợc lao động có tay nghề, có chất lƣợng.

Nói chung, ở cả cấp độ vi mô hay vĩ mô, đào tạo nghề muốn tồn tại, phát triển đƣợc đều cần cơ sở kinh tế vững chắc. Kinh tế càng phát triển, đào tạo nghề sẽ càng mở rộng quy mô và đi sâu vào cải thiện chất lƣợng và ngƣợc lại. Tƣơng tự, với tình hình xã hội cũng vậy. Một xã hội thƣờng xuyên không ổn định thì công tác giáo dục nói chung, đào tạo nghề nói riêng sẽ ắt đ ƣ ợ c quan tâm hơn là khi tình hình xã hội ổn định.

Trong điều kiện của nƣớc ta hiện nay, với một xã hội ổn định, nền kinh tế đang phát triển thì công tác đào tạo nghề cũng đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc hết sức quan tâm, từ đó có thể tạo ra chất lƣợng nguồn nhân lực phục vụ tốt hơn nữa cho quá trình phát triển kinh tế, ổn định xã hội

* Nhu cầu của xã hội về lao động qua đào tạo nghề

Nhu cầu là những đòi hỏi, mong muốn của con ngƣời xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau nhằm để đạt đƣợc những mục đắch nào đó nhƣ nhu cầu tâm sinh lý, nhu cầu xã hộiẦ

Đã có rất nhiều học thuyết bàn về ỘcungỢ và ỘcầuỢ, giữa những học thuyết đó có những điểm khác biệt nhau, cũng có những điểm hài hoà nhau, nhƣng tất cả các học thuyết đều không phủ nhận mối quan hệ biện chứng giữa ỘcungỢ và ỘcầuỢ. Có nghĩa là có cung thì sẽ có cầu và ngƣợc lại có cầu thì sẽ có cung.

Chúng ta sẽ xem xét mối quan hệ này qua hai khắa cạnh trong lĩnh vực đào tạo nghề.

Thứ nhất, khắa cạnh về cung: chắnh là những ngƣời có trình độ chuyên môn nào đó mà nơi chủ yếu để tạo ra nguồn cung này chắnh là hệ thống các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh phú thọ đến năm 2020 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)