Dạy nghề cho LĐNT ở tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh phú thọ đến năm 2020 (Trang 46 - 53)

5. Cấu trúc luận văn

1.2.3. Dạy nghề cho LĐNT ở tỉnh Vĩnh Phúc

1.2.3.1. Công tác chỉ đạo về dạy nghề

Sau khi có Luật Dạy nghề năm 2006, các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật Dạy nghề và đặc biệt là Quyết định số 1956/QĐ -TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chắnh phủ phê duyệt Đề án ỘĐào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020Ợ, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, tổ chức thực hiện trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, các ngành chức năng của tỉnh, UBND các huyện, thành, thị đã ban hành nhiều văn bản cụ thể hóa để hƣớng dẫn, thực thi Luật Dạy nghề, công tác dạy nghề cho LĐNT ...

1.2.3.2. Công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các chắnh sách, pháp luật về dạy nghề

Phổ biến các chủ trƣơng của Đảng, chắnh sách, pháp luật của Nhà nƣớc và của tỉnh về hoạt động dạy nghề và phát triển dạy nghề trên địa bàn tỉnh; tƣ vấn học nghề và việc làm đối với học sinh, sinh viên và ngƣời lao động. Hình thức tổ chức phong phú và đa dạng:

Hàng năm, Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị, hội thảo, các lớp tập huấn chuyên đề, các nội dung, văn bản chỉ

đạo hƣớng dẫn của Bộ LĐTBXH, TCDN cho cán bộ quản lý và giáo viên các CSDN trong tỉnh. Ngoài ra, Sở LĐTBXH còn chỉ đạo, tổ chức các lớp tập huấn tại cơ sở cho giáo viên dạy nghề và cán bộ quản lý dạy nghề.

Thông tin tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật dạy nghề đƣợc đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, trên website của Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh. Đồng thời, Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc hợp đồng với Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Phú Thọ, Đài phát thanh truyền hình tỉnh có chuyên mục, chuyên trang, phóng sự định kỳ ắt nhất 02 lần/tháng.

1.2.3.3. Việc quản lý, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo đối với cơ sở dạy nghề trực thuộc

a. Về mạng lưới, cơ sở dạy nghề và xã hội hóa dạy nghề.

Toàn tỉnh có 53 CSDN, trong đó: cơ cấu các trƣờng nghề theo hệ đào tạo tƣơng đối hợp lý giữa cao đẳng nghề, trung cấp nghề, TTDN.

Việc thành lập, cho phép thành lập, quy trình thành lập; công tác kiểm tra, thẩm định các điều kiện thành lập CSDN đƣợc thực hiện đúng các quy định của Nhà nƣớc. Các CSDN hoạt động không hiệu quả, hoặc không đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật đƣợc Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội rà soát để trình UBND tỉnh thu hồi quyết định thành lập.

b. Đầu tư cho dạy nghề.

Nhiều trƣờng cao đẳng nghề, trung cấp nghề và TTDN công lập thuộc tỉnh quản lý đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị. Việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra về đầu tƣ và tài chắnh đối với dạy nghề đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, đúng các quy định của Nhà nƣớc.

Sau khi đƣợc đầu tƣ, phần lớn các đơn vị quản lý, sử dụng có hiệu quả. Riêng nhóm các TTDN do khó khăn về phòng học, xƣởng thực hành nên hiệu quả khai thác thiết bị mua về còn thấp.

Bảng 1.2. Kinh phắ đầu tƣ cho xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị đào tạo nghề giai đoạn 2010 - 2014 ở tỉnh Vĩnh Phúc

Đơn vị tắnh: triệu đồng Năm Kinh phắ đầu tƣ Tổng Trong đó: XDCB Mua sắm thiết bị 2010 27.200 23.200 4.000 2011 28.200 21.000 7.200 2012 37.700 34.300 3.400 2013 18.500 0 18.500 2014 27.000 18.000 9.000

(Nguồn: UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, 2014)

Nhìn chung, các nguồn lực thực hiện chƣơng trình mục tiêu chủ yếu vẫn tập trung ở ngân sách trung ƣơng và mới chỉ tập trung kinh phắ cho việc tăng cƣờng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị và hỗ trợ học nghề ngắn hạn cho LĐNT; chƣa có sự đầu tƣ kinh phắ cho việc xây dựng giáo trình, bồi dƣỡng cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề.

c. Điều kiện bảo đảm chất lượng và hiệu quả công tác dạy nghề

+ Về quy mô, cơ cấu nghề đào tạo:

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cũng nhƣ tình hình chung của nhiều tỉnh thành khác, thực trạng công tác tuyển sinh học nghề là rất khó khăn, chỉ số ắt các trƣờng cao đẳng nghề có thƣơng hiệu tuyển đủ theo kế hoạch, nhóm trƣờng trung cấp nghề khó tuyển; đặc biệt, hệ thống trƣờng nghề ngoài công lập, số học sinh tuyển đƣợc không đáng kể.

+ Về quy mô dạy nghề ở các trình độ:

Trình độ cao đẳng nghề còn ắt, chủ yếu là trung cấp nghề và sơ cấp nghề. Cơ cấu nghề đào tạo phong phú, đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu của ngƣời học. Các nghề công nghiệp và dịch vụ tăng lên để phù hợp với chủ trƣơng của tỉnh sớm đƣa Vĩnh Phúc cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2018.

Các chƣơng trình, giáo trình dạy nghề đƣợc các đơn vị quan tâm, thƣờng xuyên bổ sung, chỉnh sửa đáp ứng nhu cầu thực tế LĐNT và nhu cầu xã hội.

+ Về CSDN, đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ QLDN:

Hiện nay toàn tỉnh có 53 CSDN, gồm: 5 trƣờng CĐN, 02 trƣờng TCN, 03 TTDN cấp huyện, 43 CSDN khác.

Số lƣợng giáo viên, giảng viên dạy nghề hiện có: 1.760 ngƣời (trong đó: trình độ trên đại học: 406 ngƣời chiếm tỷ lệ: 23%; trình độ đại học, cao đẳng: 854 ngƣời, chiếm tỷ lệ: 49%; trình độ trung cấp, thợ lành, nghệ nhân: 500 ngƣời, chiếm tỷ lệ 28%).

Chất lƣợng giáo viên dạy nghề của các CSDN công lập đảm bảo đạt chuẩn theo quy định. Tuy nhiên kỹ năng nghề thực tế của giáo viên dạy nghề còn thấp và đa số chƣa đƣợc thi để cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; chế độ, chắnh sách đãi ngộ cũng nhƣ việc thu hút, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề còn hạn chế chƣa đủ sức hút ngƣời có tay nghề cao, trình độ cao làm giáo viên dạy nghề.

+ Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề:

Đầu tƣ nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa dần dần theo các Thông tƣ quy định về danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu do Bộ LĐTBXH ban hành, nhƣng do kinh phắ có hạn nên khả năng đáp ứng theo nhu cầu còn thấp.

+Về công tác quản lý chất lƣợng và kiểm định chất lƣợng dạy nghề: Những năm gần đây hoạt động kiểm định và tự kiểm định chất lƣợng dạy nghề đƣợc các CSDN trên địa bàn tỉnh quan tâm và thực hiện (đã có 02 trƣờng đƣợc Tổng cục dạy nghề tổ chức kiểm định, còn lại các CSDN tự tổ chức kiểm định theo hƣớng dẫn); Một số cán bộ giáo viên đƣợc tham gia đào tạo bồi dƣỡng lớp kiểm định viên do Tổng cục Dạy nghề tổ chức. Tuy nhiên, có một số CSDN nhận thức chƣa đúng về tầm quan trọng của kiểm định chất

lƣợng, vẫn quan niệm kiểm định chất lƣợng dạy nghề là hoạt động thanh tra nên chƣa quan tâm, thậm chắ còn né tránh.

- Hoạt động quản lý nhà nƣớc về dạy nghề trên địa bàn tỉnh chặt chẽ, thƣờng xuyên. Chất lƣợng tay nghề của học viên khi tốt nghiệp bậc trung cấp nghề, cao đẳng nghề đạt yêu cầu đƣợc các doanh nghiệp lớn chấp nhận và

tuyển dụng.

Bảng 1.3. Kết quả đào tạo nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2014

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng

cộng

1. Số lao động đƣợc

ĐTN trong năm Người 8.580 9.072 11.943 16.500 13.341 29.102 Chia theo trình độ đào tạo: + Cao đẳng nghề Người 91 + Trung cấp nghề Người 1.800 2.415 2.003 3.000 2.750 2.452 + Sơ cấp nghề Người 6.780 6.657 9.940 13.500 10.591 26.559 2. Trong đó: dạy nghề cho LĐNT Người 1.220 1.290 3.300 5.190 8.460 11.661 3. Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 28 31,5 34,5 37,8 41 45 4. Tỷ lệ lao động qua ĐTN % 20,2 21,6 23,5 26,4 27,5 32

(Nguồn: UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Lao động Thương binh và Xã hội)

d. Chắnh sách đối với người học nghề.

Những năm qua, công tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động luôn đƣợc các cấp, các ngành của tỉnh đặc biệt quan tâm nhằm nâng cao chất lƣợng lao động để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, góp phần tắch cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xã hội của tỉnh và xóa đói giảm nghèo ở địa phƣơng.

Các chủ trƣơng, chắnh sách của địa phƣơng về hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn đã đƣợc triển khai thực hiện sâu rộng trên địa bàn toàn tỉnh.

Quá trình sản xuất kinh doanh của LĐNT, thực hiện hiệu quả việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững.

Công tác dạy nghề của tỉnh luôn đạt 100% kế hoạch đề ra, đặc biệt là công tác dạy nghề cho LĐNT luôn đƣợc chú trọng quan tâm, tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề là 70%, đã góp phần rất lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu LĐNT, giải quyết việc làm tại chỗ, cung cấp lao động cho các doanh nghiệp, giúp ngƣời nông dân chuyển đổi nghề, tạo thêm nghề mới, phát triển kinh tế và tăng thu nhập cho gia đình, ổn định an ninh chắnh trị tại địa phƣơng.

Đối với dạy nghề ở trình độ CĐN, TCN, về cơ bản, chất lƣợng dạy nghề đáp ứng đƣợc yêu cầu của TTLĐ. Hàng năm có hơn 90% số học sinh, sinh viên tốt nghiệp các trƣờng CĐN, TCN trên địa bàn tỉnh tìm đƣợc việc làm sau khi ra trƣờng trong khoảng thời gian từ sáu tháng đến một năm.

1.2.4 Bài học kinh nghiệm đối với công tác dạy nghề cho LĐNT tại tỉnh Phú Thọ

Thứ nhất, cấp uỷ, chắnh quyền địa phƣơng cần xác định rõ đào tạo nghề cho lao động nông thôn là nhiệm vụ trọng tâm, là giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực xã hội, một trong ba khâu đột phá trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế.

Địa phƣơng nào coi trọng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thấy rõ trách nhiệm, vai trò của cấp ủy đảng, chắnh quyền trong việc tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn (tuyên truyền, khảo sát nhu cầu, đề xuất nghề, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, đảm bảo các điều kiện phát huy hiệu quả sau đào tạo, kiểm tra, giám sát, báo cáo đánh giá theo định kỳ...) thì ở đó dạy nghề cho lao động nông thôn đạt hiệu quả, góp phần tắch cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới.

Thứ hai, kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn phải xuất phát từ cơ sở, từ chắnh nhu cầu học nghề, nâng cao trình độ nghề của ngƣời lao động, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng, phù hợp với khả năng đầu tƣ sản xuất và tạo việc làm của các thành phần kinh tế. Nơi nào kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn chỉ chạy theo số lƣợng, kế hoạch giải ngân thì không thể đạt hiệu quả đề ra.

Thứ ba, công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành phải đƣợc phân công cụ thể, chặt chẽ hơn ở từng khâu trong quá trình dạy nghề cho lao động nông thôn: từ đăng ký nhu cầu, đến việc xác định khả năng đáp ứng của cơ sở dạy nghề, đến quản lý tài chắnh, công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra ... Đó là điều kiện đảm bảo việc đánh giá hiệu quả của Đề án.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh phú thọ đến năm 2020 (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)