Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh phú thọ đến năm 2020 (Trang 56 - 58)

5. Cấu trúc luận văn

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Đề tài sử dụng các chỉ tiêu phân tắch sau trong quá trình nghiên cứu:

a. Dự báo thị trƣờng lao động.

Trên cơ sở số liệu thu thập thông tin về cầu lao động ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn, có thể xác định đƣợc số

lƣợng lao động theo các nhóm nghề mà các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có nhu cầu sử dụng từ nay đến năm 2015 và đến năm 2020. Đây là phƣơng pháp pháp đơn giản nhất, sát thực tiễn nhất.

b. Quy mô dạy nghề của các cơ sở dạy nghề

Chỉ tiêu này giúp chúng ta giải quyết đƣợc bài toán cân bằng cung cầu giữa nhu cầu học nghề, khả năng đào tạo nghề của cơ sở dạy nghề; xác định đƣợc tốc độ phát triển bình quân, khả năng đào tạo nghề của các cơ sở dạy nghề để quy hoạch mạng lƣới phù hợp.

c. Kết quả tuyển sinh và dạy nghề trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Nghiên cứu chỉ tiêu này để đánh giá một số nội dung cơ bản về lĩnh vực dạy nghề trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. So sánh với quy mô dạy nghề của các cơ sở dạy nghề có phù hợp không?

d. Nhu cầu về học nghề của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Nghiên cứu số liệu về nhu cầu học nghề của LĐNT để tổ chức các lớp dạy nghề, đáp ứng nhu cầu học nghề của LĐNT, giúp cho ngƣời LĐNT có đƣợc Ộcần câuỢ thay vì cho họ Ộcon cáỢ.

e. Quy mô đào tạo nghề của các cơ sở dạy nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh.

Nghiên cứu chỉ tiêu này, nhằm so sánh quy mô đào tạo nghề giữa các CSDN với CSDN cho LĐNT. Từ đó, đƣa ra những giải pháp về quy mô đào tạo.

f. Kết quả và chất lƣợng dạy nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh.

So sánh kết quả đào tạo nghề cho LĐNT với kết quả đào tạo nghề nói chung, so sánh giữa nhu cầu học nghề của LĐNT với kết quả đào tạo để thấy rõ thực trạng công tác dạy nghề cho LĐNT trên đại bàn tỉnh.

g. Hiệu quả đào tạo nghề cho LĐNT.

+ Kết quả có việc làm sau đào tạo, thu nhập của ngƣời lao động nhƣ: mức thu nhập, độ ổn định, khả năng tìm kiếm việc làm, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc, sự hài lòng của ngƣời sử dụng lao độngẦ

+ Đánh giá mức thu nhập của các lao động sau khi có nghề.

+ Số bình quân: dùng để tắnh các chỉ số bình quân về dân số, lao động, đầu tƣẦ nhƣ: - Số lao động đƣợc đào tạo/tổng số LĐNT.

- Số LĐNT sau khi học có việc làm/tổng số LĐNT tham gia học nghề. - Số LĐNT đi làm phải đào tạo lại nghề/tổng số LĐNT đi làm.Từ đó, đƣa ra những giải pháp phù hợp đối với vấn đề giải quyết việc làm sau đào tạo nghề cho LĐNT nhằm phát triển bền vững công tác dạy nghề cho LĐNT đến năm 2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh phú thọ đến năm 2020 (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)