5. Cấu trúc luận văn
3.1.7. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Phú
ảnh hưởng đến công tác dạy nghề
a. Thuận lợi
Phú Thọ là tỉnh miền núi trung du, có vị trắ địa lý thuận lợi, là cửa ngõ của các tỉnh miền núi Tây Bắc, cách Thủ đô Hà Nội 80km, rất thuận lợi cho việc tiếp cận với khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Đất đai của tỉnh đa dạng, thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp. Thời tiết khắ hậu thuận lợi cho việc phát triển tập đoàn cây con phong phú, có lợi thế phát triển nền nông nghiệp bền vững. Trên địa bàn tỉnh có nhiều khu công nghiệp nhƣ: KCN Thụy Vân, KCN Thanh Thủy, KCN Phù Ninh Ầ
Cơ sở hạ tầng đƣợc nâng cấp xây dựng, mạng lƣới giao thông nông thôn đƣợc cải thiện tốt, thuận lợi cho lƣu thông hàng hóa và tiêu thụ nông sản. Toàn tỉnh có hệ thống kênh mƣơng kiên cố (đặc biệt là khu vực ngã ba sông) nguồn tài nguyên nƣớc có nhiều lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp.
b. Khó khăn.
Tập quán canh tác vẫn còn lạc hậu, kinh tế chủ yếu phát triển là thuần nông, tự cấp, tự túc, số lƣợng hàng hóa chƣa nhiều, chất lƣợng sản phẩm chƣa cao.
Áp lực của sự gia tăng dân số đòi hỏi việc làm. Trình độ dân trắ chƣa đồng đều, đội ngũ lao động chƣa thông qua đào tạo vẫn chiếm tỷ lệ khá cao, c ò n nh i ều hạn chế trong việc tiếp thu khoa học kỹ thuật, ảnh hƣởng đến năng suất lao động.
Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn chƣa đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống nhất là các xã vùng núi, vùng sâu, vùng xa, các xã đặc biệt khó khăn.
Trong những năm gần đây, thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh gia súc, dịch bệnh cúm gia cầm phát sinh ở một số nơi, gây tâm lý lo ngại và giảm hiệu quả chăn nuôi. Mặt khác, giá cả thị trƣờng có nhiều biến động, hàng hóa của nông dân làm ra nhƣ: chè búp khô, sản phẩm dệt thổ cẩm ... ch ƣa có thƣơng hiệu, thị trƣờng tiêu thụ chƣa ổn định.
Mặc dù, Chắnh quyền tỉnh Phú Thọ đã có những quy hoạch phát triển kinh tế xã hội nhƣng việc quy hoạch đó xét về mặt lý thuyết đã đầy đủ và phù hợp nhƣng trên thực tế quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn về nguồn kinh phắ, còn phụ thuộc nhiều vào nguồn kinh phắ trung ƣơng. Hàng năm, nguồn ngân sách tỉnh chƣa cân đối đƣợc thu - chi, chƣa phát huy đƣợc thế mạnh kinh tế của tỉnh, vắ dụ nhƣ: Thƣơng hiệu Bƣởi Đoan Hùng - Phú Thọ đã đƣợc cả nƣớc biết đến nhƣng hàng năm, Bƣởi Đoan Hùng cũng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời tiêu dùng trong tỉnh; muốn mua đƣợc Bƣởi Đoan Hùng chắnh gốc thì ngƣời dân phải đặt hàng từ khi bƣởi mới ra hoa, đối với việc đặt hàng này thì chỉ những gia đình có điều kiện về kinh tế hoặc thƣơng lái mới có thể thực hiện đƣợc; vào mùa thu hoạch thì bƣởi bày bán trên địa bàn huyện Đoan Hùng đa số là bƣởi đƣợc trở từ các vùng khác đến. Nhƣ vậy, khách đi qua huyện Đoan Hùng không thể mua đƣợc bƣởi chắnh gốc. Việc quản lý thƣơng hiệu nhƣ vậy đã phần nào làm giảm sút uy tắn của ngƣời tiêu dùng đối với chất lƣợng bƣởi Đoan Hùng. Qua việc phân tắch một vắ dụ rất đơn giản nhƣ vậy, cũng có thể thấy đƣợc còn rất nhiều hạn chế đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp và bà con nông dân vẫn còn gặp khó khăn về vốn. Mặc dù lãi suất ngân hàng có giảm nhƣng nông dân, doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận với các nguồn vốn vay lãi suất thấp đã làm ảnh hƣởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh.