Quy mô dân số tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010-2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh phú thọ đến năm 2020 (Trang 61 - 65)

ĐVT: Nghìn người

Năm Dân số Theo giới tắnh Theo khu vực

Nam Nữ Thành thị Nông thôn 2010 1.322,652 653,364 669,288 240,396 1.082,256 2011 1.329,342 655,583 673,759 241,971 1.087,371 2012 1.340,813 661,116 679,697 244,322 1.096,491 2013 1.351,224 666,428 684,796 250,352 1.100,872 2014 1.359,752 670,740 689,012 252,913 1106,839 So năm trước (%) 2010 100,50 100,49 100,42 114,85 97,73 2011 100,86 100,34 100,67 100,66 100,47 2012 100,86 100,84 100,88 100,97 100,84 2013 100,78 100,8 100,75 102,46 100,40 2014 100,63 100,64 100,61 101,02 100,56 Cơ cấu (%) 2010 100 49,4 50,6 18,2 81,8 2011 100 49,3 50,7 18,2 81,8 2012 100 49,3 50,7 18,2 81,8 2013 100 49,3 50,7 18,5 81,5 2014 100 49,2 50,8 18,59 81,41 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ)

Từ kết quả Bảng 3.2 nhận thấy: Dân số khu vực thành thị tăng, nhƣng tăng chậm, năm 2010 tỷ lệ dân số khu vực thành thị là 18,2 đến năm 2014 là 18,59%.

Năm 2014: Tỷ lệ dân số khu vực nông thôn chiếm 81,41 % dân số toàn tỉnh. Kết quả này cho thấy, tỷ lệ dân số ở khu vực thành thị ắt hơn nhiều tỷ lệ dân số khu vực nông thôn, trong những năm tới việc quy hoạch, đào tạo nghề cho 2 khu vực này cần phải đƣợc tắnh toán kỹ lƣỡng đến địa điểm trƣờng, nghề đào tạo, phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề cho phù hợp với số lƣợng và nhu cầu thực tế của từng địa phƣơng của tỉnh.

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trong những năm 90 của thế kỷ XX và giai đoạn 2001 - 2005 thực hiện tƣơng đối hiệu quả, nhƣng từ năm 2010 trở lại đây tỷ suất sinh tăng trở lại và số trẻ em sinh ra hàng năm trung bình khoảng 7.000 cháu/năm. Nhƣ vậy, nguồn cung về lao động trong thời gian tới của tỉnh Phú Thọ sẽ tăng nhanh và sẽ là tỉnh có nguồn lao động trẻ, dồi dào. Đây là lợi thế về nguồn nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội trong tƣơng lai nhƣng cũng là thách thức lớn về công tác dạy nghề, là sức ép về việc làm, nếu không có các giải pháp hữu hiệu sẽ gây bức xúc cho xã hội trong giai đoạn 2015 -2020.

Với đặc điểm, tỷ lệ dân số ở khu vực nông thôn cao nhƣ vậy thì ngƣời lao động nông thôn khó có thể ỘthoátỢ đi đâu nếu nhƣ không có những kế hoạch, định hƣớng đúng đắn của Đảng bộ và Chắnh quyền tỉnh Phú Thọ về vấn đề đào tạo và việc làm. Nhìn nhận một cách tổng thể thì dân số ở khu vực nông thôn sẽ chỉ có những công việc mang tắnh thuần nông theo hƣớng cha truyền con nối, truyền nghề theo tƣ duy của ngƣời nông dân với kinh nghiệm và thói quen là chủ yếu. Bên cạnh đó, ngƣời nông dân Việt Nam nói chung và nông dân ở tỉnh Phú Thọ nói riêng thì đều có truyền thống yêu nƣớc, hiếu học, đoàn kết, lao động cần cù sáng tạo tuy nhiên cũng có điểm yếu là bảo thủ.

Nhƣ vậy, để Phú Thọ phát triển kinh tế xã hội thì việc đầu tiên phải là phát triển công tác dạy nghề cho lao động ở khu vực nông thôn, đặc biệt là tập trung đối tƣợng LĐNT. Để họ có những nghề phù hợp với khả năng, với kinh tế và quan trọng hơn nữa là có việc làm một cách bền vững.

Để giải quyết tình trạng thất nghiệp và giảm nghèo bền vững, tỉnh Phú Thọ cần giải quyết việc làm cho ngƣời lao động sống ở khu vực nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Muốn vậy, cần phát triển công tác dạy nghề cho LĐNT để có đƣợc nguồn lực lao động nông thôn chất lƣợng cao, đáp ứng đƣợc nhu cầu của daonh nghiệp trong và ngoài nƣớc. Khi LĐNT có tay nghề cao, chất lƣợng cao thì cơ hội tìm kiếm việc làm sẽ rất dễ dàng. Nhƣng để phát triển đƣợc công tác dạy nghề cho LĐNT cần xem xét các yếu tố liên quan, những thuận lợi khó khăn của tỉnh Phú Thọ, từ đó có những định hƣớng, giải pháp phát triển theo hƣớng hiệu quả và bền vững.

3.1.3. Trình độ học vấn

Tỷ lệ lao động trong độ tuổi đi học cũng có sự chuyển biến tắch cực; tỷ lệ học sinh học phổ thông giảm từ 80% năm 2010 xuống còn 48,6% năm 2015, tỷ lệ học Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và học nghề tăng từ 20% năm 2010 lên 51,4% năm 2014.

Lao động làm việc trong nền kinh tế cũng có sự chuyển biến tắch cực, năm 2010 lao động làm việc trong khu vực nhà nƣớc chiếm 9,6%, năm 2014 giảm xuống còn 7,7% và khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài năm 2010 chỉ chiếm 0,9%; năm 2014 tăng lên chiếm 3,8%.

Tốc độ đô thị hóa diễn ra chậm, đến năm 2014 dân số khu vực thành thị mới đạt 22,8%; dân số khu vực nông thôn còn chiếm tỷ trọng cao là 77,2%; mức sống dân cƣ khu vực nông thôn thấp và có sự chênh lệch lớn, GDP bình quân nhân khẩu nông thôn chỉ bằng 44,6% so với mức bình quân chung toàn tỉnh. Khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa khu vực nông thôn với khu vực đô thị ngày càng tăng.

Trình độ học vấn của dân cƣ ở mức khá, Phú Thọ là một trong 6 tỉnh đầu tiên trong cả nƣớc hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học; đã đƣợc công nhận hoàn thành phổ cập THCS năm 2003 và từ năm 2008 triển khai thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học. Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên năm 2009

đạt 99,27 %; tỷ lệ số ngƣời tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT hàng năm 74,44%, cao hơn mức bình quân chung khu vực TDMNPB (9,5%) và cả nƣớc. Tuy nhiên trình độ học vấn của dân cƣ không đều, khu vực các tỉnh miền núi khó khăn (Huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập) thấp nhất. Đây là khó khăn nhƣng lại là yếu tố thuận lợi cho việc phát triển các cơ sở dạy nghề, đào tạo các nghề có kỹ thuật cao, phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề đáp ứng yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên, trình độ học vấn không đồng đều giữa các vùng miền cũng là yếu tố ảnh hƣởng đến việc mở rộng mạng lƣới các cơ sở dạy nghề tại các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa trong tỉnh.

3.1.4. Lực lượng lao động xã hội

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Nguồn lao động 859,8 865,5 870,9 876,6 880,5

Dân số trong độ tuổi lao động (nam 15 - 60, nữ 15-55 tuổi) có 880,5 nghìn ngƣời chiếm 62,4% dân số;

Nhƣ vây, giai đoạn 2010 - 2014, bình quân mỗi năm tăng thêm 4,14 nghìn lao động. Hiện nay, số ngƣời đang làm việc trong nền kinh tế 728,2 nghìn ngƣời, bằng 82% tổng nguồn lao động xã hội. Đây là yếu tố thuận lợi, nguồn lực quan trọng, quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nếu nhƣ các nhà quản lý có đƣợc chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực hiệu quả với những giải pháp nâng cao số lƣợng ngƣời lao động qua đào tạo, nâng cao chất lƣợng đào tạo, đa dạng hoá các loại hình đào và sử dụng hiệu quả ngƣời qua đào tạo.

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, mặc dù Phú Thọ là một trong những tỉnh có tỷ trọng lao động (từ 15 tuổi trở lên) có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, năm 2014 khoảng 37,8% (cả nƣớc là 25%), nhƣng số lao động là công nhân kỹ thuật không có bằng cấp còn chiếm tỷ trọng lớn khoảng 10% (cả nƣớc là 7%). Đặc biệt khoảng cách về số ngƣời đƣợc đào tạo chuyên môn kỹ

thuật có sự chênh lệch lớn giữa khu vực nông thôn và thành thị, giữa các vùng trong tỉnh. Tỷ lệ đào tạo trình độ đại học và trên đại học thuộc khu vực thành thị cao gấp hơn 6 lần so với khu vực nông thôn. Tỷ lệ dạy nghề sơ cấp và dạy nghề thƣờng xuyên chiếm đến trên 80% là lao động thuộc khu vực nông thôn. Đây là yếu tố thuận lợi giúp cho ngƣời lao động dễ tìm công việc trong các khu công nghiệp của tỉnh; tuy nhiên số lao động chƣa qua đào tạo còn chiếm tỷ trọng lớn khoảng 56%, vấn đề đặt ra trong thời gian tới cần tiếp tục phát triển công tác dạy nghề cho LĐNT để đào tạo lực lƣợng này có trình độ tay nghề, có ý thức chấp hành kỷ luật lao động, tắnh tập thể cao.

3.1.5. Cơ cấu lao động

Lao động trong độ tuổi lao động của toàn tỉnh là 880,5 nghìn ngƣời, trong đó lao động nữ chiếm 50,5%. Phú Thọ là tỉnh có tỷ lệ lao động xã hội tƣơng đối cao, chiếm khoảng 62,4% so với dân số.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh phú thọ đến năm 2020 (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)