Đánh giá về các công trình nghiên cứu liên quan đến điều chỉnh của pháp luật cạnh

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN HOÀN CHỈNH (Trang 25 - 26)

4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

1.1.4 Đánh giá về các công trình nghiên cứu liên quan đến điều chỉnh của pháp luật cạnh

luật cạnh tranh đối với hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ

Khi nghiên cứu về quá trình thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật cạnh tranh, các công trình nghiên cứu đều thừa nhận rằng:

0Liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, pháp luật trao cho chủ sở hữu quyền độc quyền nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc pháp luật cho phép họ được lạm dụng thế mạnh đó để chèn ép đối tác, gây hạn chế cạnh tranh.

1Điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh chỉ xuất hiện khi chủ sở hữu có dấu hiệu lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ thông qua các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền hoặc thông qua các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

2 Quyền sở hữu trí tuệ không mặc nhiên mang lại sức mạnh thị trường cho chủ sở hữu. Do đó, để xem xét xem hành vi của chủ sở hữu trí tuệ có vi phạm pháp luật cạnh tranh hay không thì việc đầu tiên, các cơ quan có liên quan phải xác định xem chủ thể đó có sức mạnh thị trường hay không.

3 Trong mối tương quan với độc quyền sở hữu trí tuệ thì các hành vi hạn chế cạnh tranh khi thực hiện quyền sở hữu trí tuệ cần phải được đánh giá theo nguyên tắc lập luận hợp lý thay vì nguyên tắc vi phạm mặc nhiên.

1.2Cơ sở lý thuyết nghiên cứu

Xuất phát từ mục đích và đối tượng điều chỉnh của luật cạnh tranh và luật sở hữu trí tuệ thì một số quan điểm cho rằng giữa luật cạnh tranh và luật sở hữu trí tuệ có sự mâu thuẫn với nhau. Bởi nếu luật cạnh tranh đang hướng đến loại bỏ sự độc quyền trên thị trường thì luật sở hữu trí tuệ lại trao cho chủ sở hữu quyền độc quyền đối với tài sản sở hữu trí tuệ để nhằm mục đích ghi nhận, khuyến khích và thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo. Tuy nhiên, trải qua thực tế thi hành thì quan điểm của các nhà nghiên cứu hiện nay đã thừa nhận rằng giữa luật cạnh tranh và luật sở hữu trí tuệ đều có một điểm chung, giao thoa. Đó chính là cả hai hệ thống pháp luật này đều có chung một mục đích là thúc

đẩy sáng tạo và mang lại lợi ích cho người tiêu dùng12. Do đó, giữa chúng không những không mâu thuẫn với nhau mà còn hổ trợ nhau trong quá trình nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế quốc gia, thúc đẩy lợi ích của cộng đồng, xã hội.

Điều này cũng đã được hệ thống Tòa án của Hoa Kỳ thừa nhận rằng “mặc dù ngay từ khi mới tiếp cận luật cạnh tranh và luật sở hữu trí tuệ có vẻ như hoàn toàn trái ngược nhau nhưng thực chất bản chất và mục đích của nó lại tương đồng nhau bởi cả hai đều

hướng tới mục tiêu khuyến khích sự sáng tạo, phát triển công nghiệp và cạnh tranh13”. Do đó, trong hai hệ thống pháp luật cạnh tranh và pháp luật sở hữu trí tuệ sẽ phải có những quy

0 Department Of Justice, Antitrust And Intellectual Property, January 24, 2003 page 3 1

định mang tính tương quan, kết nối với nhau nhằm hạn chế sự lạm dụng độc quyền có được từ quyền sở hữu trí tuệ để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh cũng như đặt ra các quy định ngoại lệ nhằm bảo vệ yếu tố độc quyền của chủ thể. Quy định đó phải hướng đến sự cân bằng về mặt lợi ích của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ với quyền tiếp cận các phát minh, sáng chế, các quyền sở hữu trí tuệ khác của các cá nhân, tổ chức cũng như của cả cộng đồng. Mối tương quan ấy được xây dựng dựa trên các cơ sở sau:

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN HOÀN CHỈNH (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w